Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tọa đàm đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu

Thứ sáu - 29/12/2017 22:06
Ngày 26/12/2017, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức tọa đàm “Đổi mới sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu”.

Tham dự tọa đàm có đồng chí Nguyễn Thành Nam (Phó Chủ tịch Công đoàn ĐHQGHN), GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Nhà trường), PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Nhà trường), đồng chí Nguyễn Văn Thủy (Phó Chủ tịch Công đoàn Trường), TS.Trần Thị Điểu (Phó Chủ tịch Công đoàn Trường). Tọa đàm còn có sự tham dự của các đồng chí trong Ban chấp hành Công đoàn Trường, công đoàn bộ phận và đông đảo các công đoàn viên, sinh viên Nhà trường.

Các ý kiến trao đổi tại tọa đàm xoay quanh các vấn đề về đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy; những khó khăn và thách thức trong quá trình đổi mới; nhu cầu của sinh viên đối với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn trình bày báo cáo về “Những thay đổi về quy chế đào tạo và những giải pháp nhằm thích ứng trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐHKHXH&NV”. Báo cáo đi sâu phân tích những khó khăn và thách thức mà Nhà trường phải đối mặt khi Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành đặt ra yêu cầu về bài báo nghiên cứu quốc tế đối với nghiên cứu sinh. Yêu cầu mới này đặt ra những vấn đề về tiêu chuẩn của nghiên cứu sinh, tiêu chuẩn người hướng dẫn, tiêu chuẩn của Hội đồng cấp bằng và tất cả thủ tục từ đầu vào đến đầu ra đều phải đạt chuẩn. Do đó, việc Nhà trường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nghiên cứu sinh trong năm tới là hoàn toàn có cơ sở.

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn  (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) trình bày báo cáo về những thách thức và khó khăn trong đổi mới giảng dạy và nghiên cứu

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đề xuất một vài giải pháp để mở ra những cơ hội công bố quốc tế cho các giảng viên: chuyển dịch tiếng Anh các bài báo, bài nghiên cứu trong nước và gửi đăng cho các tạp chí uy tín; thay vì nghiên cứu và xuất bản độc lập, các giảng viên có thể tập hợp thành các teamwork - làm việc nhóm và xuất bản chung – để việc xuất bản bài báo trên tạp chí nước ngoài không còn quá nặng nề; tận dụng mọi cơ  hội để thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước, các lớp tập huấn giảng dạy, cũng như trao đổi phương pháp với các đồng nghiệp khác để nâng cao năng lực cá nhân của bản thân và có cơ hội được tiếp xúc với những cách thức giảng dạy mới hơn…

TS. Nguyễn Văn Lượt (Chủ tịch Công đoàn Khoa Tâm lí học) trình bày báo cáo về những khó khăn, thách thức trong giảng dạy và nghiên cứu nhìn từ góc độ Tâm lí học. Thời gian qua, Khoa Tâm lí đã có những thay đổi tích cực trong việc xây dựng cách dạy và học chủ động: sinh viên phải làm việc và nghiên cứu bài giảng trước khi đến lớp và tăng cường tương tác với thầy cô. Ngoài ra, các giảng viên trong Khoa cũng cố gắng gắn lý thuyết với thực tế, tạo môi trường để sinh viên làm việc nhóm và rèn luyện các kĩ năng nhiều hơn việc chỉ giảng dạy thông thường. Về nghiên cứu khoa học, các thầy cô trong Khoa cũng đã tích cực chủ động trong việc đề xuất đề tài nghiên cứu và tìm đến các chuyên gia nước ngoài để tham vấn cho đề tài của mình. Tuy nhiên, việc đổi mới cũng gặp phải một số khó khăn như: chưa có chính sách khuyến khích chung đối với việc đổi mới nên ít tạo được động lực cho giảng viên duy trì cách thức giảng dạy mới của mình; cơ sở vật chất (công nghệ, internet,..) cũng chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu về đổi mới. Vì thế, TS. Nguyễn Văn Lượt hi vọng rằng, thời gian tới lãnh đạo Nhà trường sẽ chỉ đạo sát sao hơn và cũng như có những nâng cấp cần thiết về cơ sở vật chất để động viên các thầy cô không ngừng sáng tạo, đổi mới trong cách thức giảng dạy.

TS. Nguyễn Văn Lượt (Khoa Khoa Tâm lí học) trình bày về những đổi mới và khó khăn của tập thể giảng viên Khoa Tâm lí

Sinh viên Trần Quốc Long (K60 Khoa học Quản lý) đại diện nhóm sinh viên chính quy phối hợp cùng Ban chuyên môn Đoàn Trường trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy và học nhìn từ phía sinh viên Nhà trường. Khảo sát đã chỉ ra một số kết quả đáng chú ý như: 74,6% sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy của các thầy cô ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả học tập của sinh viên; 91% các bạn được hỏi cho rằng các phương pháp giảng dạy hiện nay đều cần có sự đổi mới và sáng tạo để sinh viên tiếp thu được nhiều hơn những kiến thức ở trong bài giảng. Từ đó, Ban chuyên môn Đoàn Trường cũng đã đề xuất ba phương pháp giúp nâng cao hiệu quả tích cực đối với sự tiếp thu kiến thức của sinh viên gồm: làm việc nhóm, đóng vai và thực tế. Tất cả các phương pháp này đều sẽ giúp sinh viên thực hành được nhiều kỹ năng, có thêm hiểu biết và đặc biệt là hứng thú hơn trong học tập.

Sinh viên Trần Quốc Long (K60 Khoa học Quản lý) trình bày báo cáo

Tổng kết tọa đàm, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) đã đánh giá cao những ý kiến trao đổi tại toạ đàm và khẳng định thêm: để có thể đổi mới, điều đầu tiên, Nhà trường và các đơn vị cần xác định rõ vị thế của mình đang ở đâu để có mục tiêu và lộ trình đổi mới cho phù hợp. Để làm được việc đó, vai trò của những người lãnh đạo là vô cùng quan trọng, khi họ chính là những người định hướng và dẫn dắt các cá nhân khác. Vì vậy, trong thời gian tới, lãnh đạo từng đơn vị nói riêng và toàn thể các giảng viên nói chung đều phải tự ý thức được vai trò của mình trong việc đưa công tác giảng dạy và nghiên cứu của Nhà trường lên một tầm mới hiện đại hơn và hiệu quả hơn.

GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường) phát biểu tổng kết toạ đàm.

Tác giả: Mỹ Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây