Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức

Thứ hai - 03/06/2019 03:16
Ngày 28/5, Viện Chính sách và Quản lý (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) cùng Ủy ban Nhân dân Tỉnh Phú Yên tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và CHLB Đức về nghiên cứu và hoạch định chính sách trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh thái, xã hội” tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Tọa đàm có sự tham dự của GS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN); ông Philip Degenhardt (Giám đốc Văn phòng Rosa Luxemburg Stiftung - RLS Đông Nam Á tại Việt Nam; ông Phan Đình Phùng (Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Phú Yên); GS.TS Nguyễn Hữu Đức (Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học, Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN); ông Lê Văn Cựu (Giám đốc Sở KH&CN Tỉnh Phú Yên) cùng hơn 20 nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam. Hơn 40 đại biểu là đại diện các sở, ban ngành tỉnh Phú Yên cùng các cơ quan thông tấn báo chí cũng có mặt tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh sự kiện này nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Quỹ RLS và IPAM năm 2019 với chủ đề “Một tiếp cận liên ngành đối với chuyển đổi kinh tế, sinh thái, xã hội và nhận thức về chính sách ở Việt Nam”. Đây cũng là hoạt động kế tiếp 01 tọa đàm về chủ đề chuyển đổi kinh tế - sinh thái - xã hội được tổ chức tại Cần Thơ năm 2018. GS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Kim hi vọng rằng, dự án hợp tác giữa IPAM và RLS về chuyển đổi kinh tế - sinh thái - xã hội không chỉ nhân rộng sự hiểu biết về hợp phần này trong cộng đồng khoa học, mà còn thúc đẩy nó trở thành một hệ giá trị, hệ tiêu chí trong quá trình hoạch định chính sách, vận động chính sách nói riêng và sự phát triển bền vững của Việt Nam nói chung.

Tọa đàm đã lắng nghe 11 báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia Đức và Việt Nam về các vấn đề chuyển đổi kinh tế-sinh thái-xã hội và hoạch định chính sách phát triển bền vững; từ đó đề xuất các giải pháp cho Việt Nam. Trong đó có hai báo cáo của hai chuyên gia Đức: GS. Michael Brie (Chuyên gia cao cấp của Viện phân tích thẩm định các vấn đề xã hội của Quỹ RLS tại Berlin) và TS. Joachim Spangenberg (Điều phối viên nghiên cứu, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Châu Âu Bền vững SERI Đức). Phiên thảo luận đã có hơn 20 ý kiến trao đổi giữa các chuyên gia cũng như với các nhà hoạch định chính sách tại địa phương, tạo nên bầu không khí học thuật sôi nổi. Các đại biểu tại tọa đàm đã giúp gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu mới.

Tham gia chủ trì cả hai phiên tọa đàm, ông Phan Đình Phùng đã bày tỏ sự trân trọng với những đóng góp của các chuyên gia Đức và Việt Nam. Ông cho rằng: "Từ nhiều thập kỷ nay, Việt Nam và CHLB Đức luôn có mối quan hệ, hợp tác song phương truyền thống tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước…Tọa đàm khoa học ngày hôm nay là một trong những hoạt động góp phần ghi dấu những hoạt động hợp tác ý nghĩa này”.

Ông cũng ghi nhận rằng, việc lắng nghe các kinh nghiệm về nghiên cứu và hoạch định chính sách trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế - sinh thái - xã hội của các chuyên gia của CHLB Đức là cơ sở để các cơ quan, ban ngành đề xuất giải pháp để thực hiện đồng bộ mục tiêu phát triển kinh tế và cân bằng sinh thái-xã hội tại tỉnh Phú Yên. Đây là một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa và vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam.

Kết thúc tọa đàm, ông Philip Degenhart đã bày tỏ kỳ vọng rằng, những hoạt động hợp tác giữa IPAM và RLS SEA sẽ tiếp tục thành công như buổi tọa đàm lần này. Buổi tọa đàm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc không chỉ với cộng đồng khoa học Việt Nam và CHLB Đức, mà còn giúp cung cấp các luận cứ có giá trị cho quá trình hoạch định chính sách tại Việt Nam.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:















Tác giả: Viện Chính sách và Quản lý

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây