Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Khoa Đông phương học giành giải Nhất tập thể NCKH sinh viên năm học 2018-2019

Thứ tư - 22/05/2019 00:50
Hội nghị Nghiên cứu Khoa học (NCKH) sinh viên Trường ĐHKHXH&NV năm học 2018-2019 diễn ra ngày 21/05/2019.
Khoa Đông phương học giành giải Nhất tập thể NCKH sinh viên năm học 2018-2019
Khoa Đông phương học giành giải Nhất tập thể NCKH sinh viên năm học 2018-2019

NCKHSV của Nhà trường năm nay có 723 báo cáo khoa học do 982 sinh viên thực hiện. Tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH năm nay chiếm 16% tỷ lệ sinh viên toàn trường. So với năm học 2017-2018, số sinh viên tham gia NCKH tăng 16%, số đề tài tăng 15%.

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) nhận xét: Hội nghị NCKH sinh viên là hoạt động khép lại chuỗi sự kiện rất đa dạng, phong phú về NCKH của Nhà trường trong thời gian qua. Với tinh thần đổi mới, mùa NCKH sinh viên năm nay của Trường đã được triển khai từ rất sớm. Ngay sau khi kết thúc sự kiện NCKH sinh viên năm 2018, Nhà trường đã triển khai hoạt động NCKH sinh viên 2019. Điều này giúp các cá nhân, nhóm tác giả có thời gian chuẩn bị, định hình, đầu tư kỹ lưỡng hơn cho các công trình nghiên cứu của mình. Nhà trường ghi nhận các đơn vị trong trường đã có những sáng tạo phù hợp với đặc trưng đào tạo trong hoạt động NCKH sinh viên. Kết quả thu về trong Hội nghị hôm nay là thành quả của sự nhiệt tâm, sáng tạo, của tinh thần khoa học trong sinh viên toàn trường.

Các báo cáo khoa học của sinh viên trong năm nay được đánh giá là không chỉ thể hiện sự đa dạng trong lựa chọn đề tài mà còn thể hiện sự tìm tòi trong cách thức tiếp cận vấn đề. Từ nền tảng lý luận vững, sinh viên đã sử dụng các kiến thức lý thuyết soi chiếu vào sự kiện, sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội để lý giải, tìm ra các quy luật chi phối hiện thực khách quan; bước đầu đề xuất những giải pháp, khuyến nghị phù hợp. Nhiều công trình có tính mới và khả năng áp dụng thực tiễn cao, trong đó có nhiều công trình có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh viên như nhóm công trình được trao giải Ngọn đuốc xanh.

Để đảm bảo chính xác và hiệu quả trong công tác chấm, thẩm định kết quả nghiên cứu, Hội nghị được chia thành 4 tiểu ban với BGK là các chuyên gia phù hợp với nhóm lĩnh vực mà công trình nghiên cứu đề cập. Từng tác giả, nhóm tác giả đã thuyết trình kết quả nghiên cứu của mình, sau đó nhận sự góp ý, phản biện từ hội đồng và các bạn sinh viên tham gia Hội nghị.

NCKH sinh viên là cơ hội để sinh viên thực hành, trau dồi khả năng tìm tòi, nghiên cứu cũng như học cách suy nghĩ, làm việc độc lập. Đây là cơ hội giúp sinh viên thể hiện năng lực cá nhân, thực hành “học đi đôi với hành”, vận dụng lý thuyết của các ngành học vào lý giải các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ứng dụng vào hoạt động thực tiễn học tập và làm việc.

Tổng kết Hội nghị, 01 giải Nhất, 02 giải Nhì và 03 giải Ba được trao cho các tập thể đạt giải trong hoạt động NCKH sinh viên năm 2018-2019:

  • Giải Nhất: Khoa Đông phương học
  • Giải Nhì: Khoa Xã hội học, Khoa Lịch sử
  • Giải Ba: Khoa Nhân học, Khoa Khoa học quản lý, Khoa Tâm lý học.

Bên cạnh đó, Hội nghị đã trao 24 giải Nhất cho các công trình nghiên cứu xuất sắc:

  1. Vũ Hoàng Long (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông): Tụ tập đông người trên Facebook – mối quan hệ giữa mạng lưới dư luận Việt Nam và cá nhân người dùng trong các phong trào trên mạng xã hội.
  2. Nguyễn Thị Hương Giang (Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông): Chiến lược xây dựng nội dung fanpage của các doanh nghiệp.
  3. Hồ Hà Linh (Khoa Đông phương học): Quan điểm từ gia đình trong công khai xu hướng giới tính của người song tính (Nghiên cứu trường hợp sinh viên song tính game đánh chắn online đổi thưởng ).
  4. Phạm Khánh Linh (Khoa Đông phương học): Nghệ thuật và chính trị Nhật Bản trong thập niên 1960: Akasegawa Genpei và “Phiên tòa 1000 Yên”
  5. Phan Duy Nam, Nguyễn Trọng Tùng (Khoa Du lịch học): Nghiên cứu tác động của Facebook trong việc hình thành hình ảnh điểm đến của khách du lịch Phố cổ Hà Nội.
  6. Trần Thị Kim Anh (Khoa học Chính trị): Chính sách của chính quyền Donald Trump đối với khu vực Trung Đông.
  7. Vũ Thị  Nga, Nguyễn Thị Hoài Thanh (Khoa học Quản lý): Ứng dụng sáng chế số "US3861053A Method for drying and preserving plant materia" nâng cao hiệu quả sấy và bảo quản hạt thảo quả sau thu hoạch tại huyện Sapa.
  8. Nguyễn Vũ Hải Nguyên, Nguyễn Thị Thanh (Khoa Lịch sử): Trò Xuân Phả - Giải mã những mành ghép lịch sử. 
  9. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng): Vận dụng các lý thuyết quản trị vào hoạt động tổ chức và điều hành nhóm học tập của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV.
  10. Nguyễn Trung Đức (Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng): Giới thiệu các nguồn tài liệu lưu trữ tại đảo Cô Tô - Qua khảo sát tại TTLTQG I, TTLTQT III, Cục Lưu trữ VP TƯ Đảng và UBND Huyện Cô Tô.
  11. Lê Thị Hải (Khoa Ngôn ngữ học): Đặc điểm thanh điệu tiếng Phúc Đức, xã Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
  12. Nguyễn Thị Hải Yến, Vũ Thế Việt, Nguyễn Thuỷ Tiên, Vũ Thị Ánh Hồng, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Tiến Khoa (Khoa Nhân học): Đời sống sinh viên trong xóm trọ (Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường ĐHKHXH&NV ở trọ tại xóm lẻ Triều Khúc - Hà Nội).
  13. Hoàng Trọng Thức (Khoa Quốc tế học): Chính sách diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ (1975-1979).
  14. Bùi Thị Bích, Hoàng Thị Thảo, Nguyễn Ngọc Quang (Khoa Tâm lý học): Mối liên hệ giữa sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ con cái và lòng tự trọng, niềm tin vào năng lực của bản thân, và cảm xúc ở học sinh THPT.
  15. Lê Minh Anh, Nguyễn Thị Khánh Vân, Ngô Thị Phượng (Khoa Tâm lý học): Mối quan hệ giữa 5 yếu tố tính cách, năng lực học tập tự chủ và thành tích học tập của sinh viên.
  16. Phạm Đức Tiến (Khoa Thông tin – Thư viện): Phát triển thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.
  17. Nguyễn Bích Thủy (Khoa Thông tin – Thư viện): Năng lực thông tin của sinh viên khoa Báo chí - Truyền thông trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I, Đài Tiếng nói Việt Nam.
  18. Lê Văn Hiếu, Bùi Trung Hiếu (Bộ môn Tôn giáo học): Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Rõm xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn hiện nay.
  19. Ngô Bình Minh (Khoa Triết học): Thiền học thời kỳ Kamakura (1185 – 1333) và ảnh hưởng của Thiền trong văn hóa Nhật Bản.
  20. Lâm Thu Uyên (Khoa Văn học): “Thiên nhân hợp nhất” như một mệnh đề sinh thái trong tiểu thuyết “Con chim Joong bay từ A-Z” của Đỗ Tiến Thụy.
  21. Nguyễn Xuân Bảo (Khoa Văn học): Nghiên cứu di văn Hán Nôm tại cụm di tích chùa Đôi Hồi, đền Tam Phủ.
  22. Trần Thị Vân Anh (Khoa Việt Nam học): Nghiên cứu hiệu quả từ việc xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch cộng đồng tại Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  23. Nguyễn Minh Thương, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Vũ Thị Hồng Ngọc (Khoa Xã hội học): Văn hóa đọc của sinh viên hiện nay.
  24. Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Nguyệt (Khoa Xã hội học): Ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ kỹ năng tự phục vụ bản thân đối với trẻ tự kỷ” (Nghiên cứu trường hợp Quận Thanh Xuân – Hà Nội).

Hội nghị cũng công bố 38 công trình nghiên cứu đạt giải Nhì và 50 công trình nghiên cứu đạt giải Ba.

Hội nghị đã trao 5 hạng mục giải thưởng NCKH Ngọn đuốc xanh cho 4 đề tài:

  • Đề tài nghiên cứu ấn tượng nhất và đồng giải Thuyết trình xuất sắc: Nguyễn Thu Hảo (Khoa Xã hội học) với đề tài “Nhận thức và hành vi sử dụng cần sa và các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng cần sa của sinh viên đại học tại TP Hà Nội”
  • Khảo sát xuất sắc nhất và đồng giải Thuyết trình xuất sắc: Nguyễn Minh Thương, Nguyễn Thị Thanh Huyền và Vũ Thị Hồng Ngọc (Khoa Xã hội học) với đề tài “Văn hóa đọc của sinh viên hiện nay”.
  • Giá trị ứng dụng xuất sắc: Lê Anh Minh (Khoa Khoa học quản lý) với đề tài “Nhận diện những khó khăn của sinh viên trong phân biệt hoạt động của Hội sinh viên tại ĐHQGHN”.
  • Giải pháp xuất sắc: Nguyễn Thị Hải Yến (Khoa Nhân học) với đề tài “Quyết định nạo phá thai: Nghiên cứu trải nghiệm của những cặp đôi sống thử tại Triều Khúc, Hà Nội”

Tác giả: Ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây