Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Không “thăm dò”, không “câu giờ” mà muốn tiến xa hơn

Thứ năm - 28/02/2019 00:11
GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) cho rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội lần này mang tới rất nhiều niềm hy vọng về một sự khởi sắc trong quan hệ Mỹ - Triều và những bước chuyển dịch quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Mỗi người có một góc nhìn riêng để trả lời cho câu hỏi vì sao Mỹ và Triều Tiên lựa chọn Việt Nam là địa điểm cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Quan điểm của thầy như thế nào?

Trước tiên, lý do khiến Chủ tịch Kim Jong – un và Tổng thống Donald Trump chọn Việt Nam chính là uy tín và vị thế ngày càng tằng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, thể hiện qua các vị trí mà Việt Nam đã từng đảm nhận. Trong đó, phải kể đến vai trò Thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 và chuẩn bị ứng cử vào vị trí này lần thứ hai; Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công APEC Việt Nam 2017, tiếp đến là chủ nhà Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018; năm 2020, Việt Nam lại một lần nữa sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN… Về khía cạnh kinh tế, những thành công trong đổi mới năng động cũng đã chứng minh được năng lực quản lý của Việt Nam.

GS.TS Phạm Quang Minh. (Ảnh: PH)

Nhưng có lẽ, điều quan trọng hơn cả - mẫu số chung để cả Mỹ và Triều Tiên cùng lựa chọn Việt Nam, chính là việc Việt Nam và Triều Tiên đã đều từng đối đầu với Mỹ trong chiến tranh, và rồi hiện tại, Việt Nam đã trở thành đối tác với Mỹ, biến quá khứ hận thù thành mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Sau chiến tranh, Việt Nam đã thống nhất đất nước, từ một nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đây hoàn toàn là những điều Việt Nam và Triều Tiên có thể cùng chia sẻ. Việt Nam có thể được coi là biểu tượng của hòa bình, hữu nghị và sự thịnh vượng. Điều kỳ diệu mà Việt Nam đã làm được với Mỹ thì Triều Tiên cũng hoàn toàn có thể.

Chủ tịch Kim Jong - un tới Việt Nam tham dự Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

So với Hội nghị lần thứ nhất tại Singapore, liệu Hội nghị lần này sẽ khởi sắc hơn, thưa thầy?

Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội mang tới cho chúng ta nhiều hy vọng. Đây đã là hội nghị lần thứ hai và hai bên đã có sự tin cậy nhất định, cùng lúc cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể trong quan hệ liên Triều thời gian qua.

Chúng ta hoàn toàn hy vọng Hội nghị lần này sẽ mang lại những kết quả cụ thể, có thể là một tuyên bố về chấm dứt tình trạng chiến tranh, tiến tới bình thường hóa quan hệ; thỏa thuận xóa bỏ sự cấm vận, cho phép Triều Tiên có những hội nhập bước đầu vào nền kinh tế của thế giới, hay cũng có thể là một thỏa thuận về xoá bỏ các chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, mục tiêu này cần một lộ trình dài và cần các nhà lãnh đạo vạch ra một lộ trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Có thể nói, hiện nay, hy vọng lớn nhất là việc đảm bảo hòa bình cho Triều Tiên có ý nghĩa rất quan trọng; Triều Tiên cần sự đảm bảo này để phát triển kinh tế.

Nếu Triều Tiên có thể bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì đồng nghĩa với tiến trình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ được đẩy nhanh hơn. (Nguồn: Google News)

Nếu Hội nghị lần một được đánh giá là chưa khả quan, tại sao Hội nghị lần này lại có thể kỳ vọng nhiều như vậy, thưa thầy?

Nếu ở lần thứ nhất, hy vọng của chúng ta không nhiều như vậy. Thượng đỉnh lần thứ nhất hai bên dành để tìm hiểu, thăm dò thái độ của nhau, trao đổi ý kiến, xây dựng lòng tin, thượng đỉnh lần hai không thể tiếp tục lại bày tỏ mong muốn. Hai bên không còn thăm dò nhau, đã biết được mong muốn của nhau và cũng đã tạo được niềm tin trong nhau nhất định, vì vậy, đến với hội nghị lần này, chắc chắn hai bên đã mang theo “hành trang” là những đường hướng cụ thể và rõ ràng hơn.

Hơn nữa, Chủ tịch Kim Jong – un và Tổng thống Donald Trump cũng muốn chứng minh cho cả thế giới rằng những cam kết của họ có tính thực chất. Thời gian qua, không ít người cho rằng hai nhà lãnh đạo này đang chơi “trò” chính trị, một bên muốn “câu giờ” và một bên muốn chứng minh quyền lực của mình chứ không phải muốn giải quyết một vấn đề gì cụ thể.

Tuy nhiên, rõ ràng những gì mà hai nhà lãnh đạo đã và đang làm không khẳng định điều đó. Trên Twitter, ông Trump đã bày tỏ mong muốn Triều Tiên trở thành một thế lực kinh tế. Ông mong muốn có những đầu tư kinh tế và các hợp đồng kinh tế với Bình Nhưỡng. Xu hướng lựa chọn các thỏa thuận kinh tế song phương vẫn được ông Trump ưu tiên nhiều hơn so với các thỏa thuận kinh tế đa phương. Về phía Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong – un cũng rất khát khao đạt được một thoả thuận nào đó mang tính chất quốc tế, dựa trên cơ sở gỡ bỏ một phần cấm vận, từ đó mở rộng khả năng buôn bán.   

Để trả lời cho câu hỏi vì sao Triều Tiên mong muốn được gặp Mỹ thì có thể nhấn mạnh ba giả thiết sau đây. Thứ nhất, tình hình kinh tế của Triều Tiên hiện đang rất khó khăn, ít bạn hàng, thiếu công nghệ, do đó, nhu cầu mở cửa kinh tế tương đối lớn. Thứ hai, nhiều người cho rằng những cuộc gặp thượng đỉnh là “chiêu” để ông Kim Jong – un “câu giờ”. Thứ ba, phải chăng là Triều Tiên đã cảm thấy đủ mạnh để có thể tự tin trên bàn đàm phán. Tôi cho rằng, lý do thứ nhất là đúng hơn cả, đi kèm với mong muốn, đề xuất được đảm bảo hòa bình của Triều Tiên.    

Thưa thầy, những tiến triển trong quan hệ Mỹ - Triều có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề thống nhất trên bán đảo Triều Tiên?

Đó là hai mặt của một vấn đề. Rõ ràng, nếu Triều Tiên có thể bình thường hóa quan hệ với Mỹ đồng nghĩa với tiến trình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên sẽ được đẩy nhanh hơn. Chúng ta đều biết, vấn đề trên bán đảo Triều Tiên cũng như vấn đề Việt Nam hay Cộng hòa Liên bang Đức trước đây đều là những vấn đề không chỉ là nội bộ của hai miền mà ra đằng sau đó là của các nước lớn.

Thống nhất Đông Đức và Tây Đức trước đây phải nhờ tới hiệp định 4+2, bao gồm 4 nước là Liên Xô, Anh, Pháp Mỹ cùng với 2 miền Đông Đức và Tây Đức. Đối với Triều Tiên, có thể thấy rõ, giờ đây, Hàn Quốc đã bày tỏ mong muốn thống nhất dưới thời Tổng thống Moon Jae in, do đó, tiến trình thống nhất đang có rất nhiều triển vọng. Năm 2018, hai nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã gặp nhau ba lần và chung tiếng nói “chúng ta là một dân tộc”. Người dân hai nước đã chia sẻ những tình cảm của những con người trong cùng một gia đình. Phải thấy rằng, người ta có thể chia cắt một đất nước nhưng khó có thể chia cắt một dân tộc.

Tuy vậy, vấn đề thống nhất hai miền còn ít nhiều phụ thuộc vào yếu tố Trung Quốc, Nga và cả Nhật Bản – một số nước dường như đang bị bỏ lại khỏi “chuyến tàu” Mỹ - Triều. Song với những điều tốt đẹp đang diễn ra, chắc chắn, mọi nút thắt đều sẽ từ từ được gỡ rối. Xét cho cùng, vấn đề nội bộ giữa hai miền vẫn là quan trọng, nếu như nhân dân Việt Nam hay nhân dân Đức trước kia không đồng lòng thống nhất thì cũng khó có được một nước Đức hay Việt Nam như ngày nay.

Theo Báo quốc tế

Tác giả: Phương Hằng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây