Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Chính thức mở Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý Văn hóa

Thứ sáu - 01/03/2019 02:16
Ngày 01/03/2019, Trường ĐHKHXH&NV tổ chức buổi giới thiệu Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý Văn hóa. Chương trình bắt đầu tuyển sinh từ tháng 4/2019 với Mã số 831904201.

Tham dự buổi giới thiệu: về phía các cơ quan quản lý trung ương và địa phương có PGS.TS Lê Anh Tuấn (Phó Vụ trưởng Vụ đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), ThS. Nguyễn Cao Tấn (Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình), TS. Phạm Thị Khánh Ngân (Phòng Thông tin - Tư liệu, Cục Di sản văn hóa); về phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa có GS.TS Lê Hồng Lý (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN; Trưởng Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử văn hóa Việt Nam - Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV); về phía Trường ĐHKHXH&NV có PGS.TS Vũ Văn Quân (Trưởng Khoa Lịch sử), PGS.TS Trần Thiện Thanh (Khoa Lịch sử), PGS.TS Phạm Thu Hoa (Phó Trưởng phòng Đào tạo).

Các đại biểu tham dự buổi lễ giới thiệu

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Văn hóa (ThS.QLVH) được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý văn hóa. Trên nền tảng cơ bản của lịch sử văn hóa Việt Nam và tổng kết kinh nghiệm về vấn đề quản lý văn hóa, kết hợp lý thuyết và kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, chương trình ThS.QLVH đem lại cho người học năng lực quản lý văn hóa, cũng như khả năng tư vấn, thiết kế, xây dựng chính sách quản lý văn hóa trên phạm vi quốc gia và địa phương. Với những phương pháp đào tạo hiện đại, đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành về lịch sử, văn hóa, nhân học, khoa học quản lý...chương trình mang đến cho người học kiến thức khoa học hiện đại một cách hệ thống, nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn và các tình huống có thể phát sinh do sự phát triển, biến đổi nhanh và mạnh của văn hóa. 

TS. Đỗ Thị Hương Thảo giới thiệu sơ lược về chương trình đào tạo ThS.QLVH

Các học viên tốt nghiệp sẽ có khả năng đảm nhận nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức làm công tác quản lý văn hóa cũng như tại các cơ quan, tổ chức có chức năng phân tích, hoạch định, tư vấn chính sách văn hóa. Cụ thể hơn, học viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn làm việc cho các cơ quan quản lý văn hóa từ trung ương tới địa phương, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.

Thay mặt cho giới nghiên cứu văn hóa tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, việc đào tạo và nghiên cứu văn hóa đã luôn là một nhu cầu bức thiết. Tại Khoa Lịch sử-Trường ĐHKHXH&NV, Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam được thành lập năm 1998. Bộ môn đã đào tạo được 18 khóa sinh viên và dự định sẽ phát triển chuyên ngành này thành một ngành độc lập vào năm 2020. Ở góc độ thực tiễn, văn hóa đang ngày càng trở thành một vấn đề nóng của xã hội Việt Nam. Trong bối cảnh tư duy văn hóa cũng như quản lý văn hóa hiện nay còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, sự ra đời của chương trình đào tạo ThS.QLVH là rất có ý nghĩa. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc tin rằng, với nền tảng vững chắc từ Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử có đủ điều kiện để triển khai hiệu quả chương trình mới này.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc phát biểu tại buổi lễ

GS.TS Lê Hồng Lý nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam cũng như quốc tế hiện nay, khái niệm văn hóa không chỉ dừng lại ở những hiện tượng, sản phẩm văn hóa tinh hoa, cấp cao. Nó đã mở rộng ra mọi ngóc ngách và lĩnh vực của đời sống xã hội. Đằng sau những hiện tượng văn hóa như lễ phát ấn Đền Trần, lễ chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ chém lợn ở Ném Thượng (Bắc Ninh) là hàng loạt căn nguyên chính trị, kinh tế, xã hội. Vì vậy, người làm quản lý văn hóa không chỉ cần kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, mà còn vốn kiến thức sâu rộng về các khoa học cơ bản, liên ngành. Đây chính là điểm tạo nên thế mạnh riêng của Trường ĐHKHXH&NV so với các cơ sở đào tạo về quản lý văn hóa khác như Đại học Văn hóa, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Nội vụ Hà Nội.

GS.TS Lê Hồng Lý phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi giới thiệu, đại diện của các cơ quan quản lý văn hóa cũng đóng góp ý kiến, chia sẻ nhận định về tương lai của chương trình mới này.

PGS.TS Lê Anh Tuấn cho biết, trong bối cảnh chính phủ đã phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020”, nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao về quản lý văn hóa là rất quan trọng. Do vậy, ông đánh giá cao nỗ lực triển khai chương trình đào tạo ThS.QLVH của Trường ĐHKHXH&NV. Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ Nhà trường trong quảng bá, giới thiệu ngành học mới này tới các cơ quan, ban ngành chịu trách nhiệm và quan tâm tới quản lý văn hóa.  

PGS.TS Lê Anh Tuấn phát biểu tại buổi lễ

Ở cấp độ địa phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Tấn cũng thừa nhận nhu cầu tuyển dụng cán bộ quản lý văn hóa trình độ cao. Theo ông, tiêu chí văn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của một địa phương. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của đại diện Cục di sản là TS. Phạm Thị Khánh Ngân. Ngoài ra, theo bà Ngân, có những công tác đòi hỏi tầm nhìn và hiểu biết sâu rộng, cập nhật về các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như xây dựng chính sách, chiến lược phát triển văn hóa. Với những người làm các công tác này, việc theo học chương trình ThS.QLVH tại Trường ĐHKHXH&NV có thể được coi là lựa chọn tối ưu.

ThS. Nguyễn Cao Tấn phát biểu tại buổi lễ

TS. Phạm Thị Khánh Ngân phát biểu tại buổi lễ

Đại diện cho các học viên có nhu cầu theo học, cử nhân Nguyễn Đức Anh (cựu sinh viên K59 Khoa Lịch sử) bày tỏ niềm vui khi Khoa Lịch sử mở ngành ThS.QLVH. Anh cũng gửi gắm sự tin tưởng vào đội ngũ giảng viên cũng như môi trường học tập tại Trường ĐHKHXH&NV và khẳng định, đây là nơi phù hợp để các học viên nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm cần có cho sự nghiệp sau này.  

CN. Nguyễn Đức Anh phát biểu tại buổi lễ

Thông tin chi tiết về tuyển sinh chuyên ngành Thạc sĩ Quản Lý Văn hóa tại Trường ĐHKHXH&NV:

Đăng ký dự thi trực tuyến quan cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN:

Thời gian đăng ký dự tuyển online:

+ Đợt 1: từ 8h00 ngày 20/01/2019 đến 17h00 ngày 11/4/2019

+ Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2019 đến 17h00 ngày 05/9/2019

Thời gian thi tuyển:

+ Đợt 1: ngày 20-21/4/2019

+ Đợt 2: ngày 14-15/9/2019

Các môn thi:

+ Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc)

+ Môn cơ bản: Cơ sở văn hóa Việt Nam

+ Môn cơ sở: Lịch sử Việt Nam

Website:

Website thông tin tuyển sinh:

Fanpage:

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây