Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

[Sách] Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam

Thứ tư - 26/02/2020 02:33
[Sách] Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam
[Sách] Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam

Sau hơn ba năm thai nghén, cuốn sách Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam ra mắt bạn đọc đúng vào dịp đầu xuân năm Canh Tý góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ lịch sử Dân tộc học và Khảo cổ học ở Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử sống động và oai hùng của dân tộc. Tháng 6 năm 2017, sau nửa năm chuẩn bị, các tác giả của cuốn sách đã cùng với một số đồng nghiệp trình bày, thảo luận về vấn đề ảnh hưởng và dấu ấn của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Từ sau tọa đàm, các báo cáo của tọa đàm được chọn lọc, biên tập cẩn thận và bổ sung các bài mới để hệ thống hóa thành cuốn sách này.

Mục tiêu của cuốn sách là làm rõ ảnh hưởng và dấu ấn của trường phái Dân tộc học Xô-viết và một phần là Khảo cổ học Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XX.

Chú thích: GS. Phan Hữu Dật1 – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và PGS.TS. E.P. Buxưghin2 – Nhà Dân tộc học Xô-viết trong một Hội nghị quốc tế tại Liên bang Xô-viết

  1. Ảnh trái: GS.TS. Phan Hữu Dật – Một trong những người Việt Nam đầu tiên học Tiến sĩ Dân tộc học ở Liên bang Xô-viết

         2. PGS.TS. E.P. Buxưghin là chuyên gia Dân tộc học Xô-viết được cử sang giảng dạy và hỗ trợ đào tạo Dân tộc học ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1960

Toàn bộ nội dung của cuốn sách cho thấy sự hình thành trường phái Xô-viết trong Dân tộc học và Khảo cổ học ở Liên bang Xô-viết, sự truyền bá của trường phái Xô-viết ở Việt Nam, những ảnh hưởng và dấu ấn của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam ở các khía cạnh then chốt, như nghiên cứu, giảng dạy, cơ cấu tổ chức,...ở cả cấp độ vĩ mô của ngành, đơn vị và cá nhân, được thể hiện qua tiếng nói của chính những người đã được đào tạo trong trường phái Xô-viết, và những người nghiên cứu, quan tâm về vấn đề này.

Các bài viết trong cuốn sách:

  • Nguyễn Văn Sửu

Từ trường phái Xô-viết đến Nhân học ở Việt Nam

  • Nguyễn Văn Tiệp

Trường phái Xô-viết và Dân tộc học ở Việt Nam

  • Lý Hành Sơn

Trường phái Xô-viết trong nghiên cứu Dân tộc học ở Việt Nam

  • Ngô Văn Lệ

Trường phái Xô-viết trong đào tạo cán bộ và xây dựng chương trình đào tạo Dân tộc học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX

  • Nguyễn Văn Mạnh

Gạch nối giữa Dân tộc học Xô-viết và Dân tộc học Việt Nam

  • Vương Xuân Tình, Vương Ngọc Thi

Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt Nam

  • Trần Văn Hà, Nguyễn Thị Thanh Bình

Viện Dân tộc học và trường phái Xô-viết

  • Cao Thế Trình

Trường phái Xô-viết trong nghiên cứu và giảng dạy Dân tộc học ở Trường Đại học Đà Lạt

  • Nguyễn Trường Giang

Trường phái Xô-viết trong Nhân học hình ảnh ở Việt Nam

  • Lâm Mỹ Dung

Trường phái Xô-viết trong Khảo cổ học Việt Nam

  • Chu Xuân Giao

Vấn đề dân tộc tự quyết và sự chuyển đổi trong nghiên cứu người Tày Nùng của Lã Văn Lô

  • Trần Bích Hạnh, Nguyễn Thanh Hóa, Nguyễn Thị Hiên, Hoàng Thị Liêm, Hoàng Kim Phượng

Các nhà dân tộc học Việt Nam và trường phái Xô-viết

  • Đinh Thị Thanh Huyền

Câu chuyện cuộc đời của người gieo mầm trường phái Xô-viết trong Dân tộc học Việt Nam

  • Mạc Đường

Trường phái Dân tộc học Xô-viết và Tôi

Nguyễn Văn Sửu (Chủ biên) 2019. Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây