Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Giảng viên FLIS tập huấn giảng dạy E-learning

Thứ năm - 20/02/2020 04:38
Sáng nay (20/2/2020), các giảng viên của Khoa Thông tin - Thư viện dự buổi tập huấn thực hành giảng dạy trực tuyến trên nền tảng E-learning do công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Upm hỗ trợ miễn phí cho Nhà trường.
Giảng viên FLIS tập huấn giảng dạy E-learning
Giảng viên FLIS tập huấn giảng dạy E-learning

Hệ thống cho phép giảng dạy và tương tác trực tuyến thông qua audio, video và chat text. Đây là mô hình lớp học ảo có sự tương tác cao (tương tác 1-1, tương tác nhóm); tương đương với lớp học thực tế và cho phép giảng viên chủ động trong quản lý lớp học và trao đổi kiến thức.

Hệ thống cho phép sinh viên có những hoạt động đa dạng như: nghe giảng trực tuyến, thảo luận trực tiếp với giảng viên, thảo luận nhóm, làm bài kiểm tra, truy cập học liệu số trực tuyến, giữ kết nối thường xuyên với giảng viên...

E-learning sẽ là một xu hướng trong đổi mới giảng dạy tại Nhà trường theo hướng cá thể hoá nhu cầu học tập và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Khoa Thông tin - Thư viện đã và đang áp dụng phương pháp blended learning, cho phép phối hợp dạy trực tuyến với giảng dạy tại trên lớp để tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo.

Theo TS. Đỗ Văn Hùng - Trưởng khoa Thông tin - Thư viện, việc triển khai đào tạo E-learning có những ưu điểm và hạn chế sau:

Về ưu điểm

Đối với người dạy và người học

  • Linh hoạt trong giảng dạy: có thể tổ chức dạy linh hoạt và học mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ tối đa người học theo nhu cầu cá thể hóa.
  • Tương tác và hợp tác: tăng cường tương tác thường xuyên giữa người dạy với người học, người học với người học ở trong và ngoài giờ học.
  • Sử dụng đa phương tiện (video, âm thanh, hình ảnh, text, đồ họa….) để làm phong phú bài giảng.
  • Phản hồi nhanh chóng và nhiều người cùng một lúc, giữ kết nối thường xuyên giữa giảng viên và sinh viên
  • Đánh giá sinh viên thường xuyên và lấy ý kiến phản hồi nhanh chóng.
  • Sinh viên có thể theo dõi tiến trình học tập, có thể học lại các phần đã học từ các tuần trước đó.
  • Dễ dàng chia sẻ học liệu và tổ chức học liệu học tập.

Đối với Nhà trường

  • Giải quyết được việc thiếu giảng đường và các cơ sở vật chất hỗ trợ.
  • Có thể triển khai diện rộng các môn học chung, các môn học thiếu giáo viên.
  • Tiết kiệm chi phí trong triển khai đào tạo.
  • Mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng cơ hội học tập cho nhiều người.
  • Tạo môi trường học tập hiện đại và chuyên nghiệp.
  • Tăng cường hợp tác đào tạo với các đơn vị khác trong và ngoài nước (bặc biệt hiệu quả khi khoảng cánh địa lý là một rào cản).

Về hạn chế và thách thức

Đối với người dạy và người học

  • Giảng viên cần phải chuẩn bị kịch bản giảng dạy chi tiết để triển khai hiệu quả.
  • Học liệu điện tử và các học liệu hỗ trợ cần phong phú, giảng viên cần chuẩn bị kỹ học liệu.
  • Giảng viên cần nhiều thời gian cho việc soạn bài, đánh giá sinh viên, hỗ trợ và tư vấn trong suốt thời gian diễn ra khóa học.
  • Người dạy và người học cần có kỹ năng sử dụng máy tính và hiểu biết căn bản về tin học văn phòng.
  • Cần phải có thiết bị để dạy và học: máy tính hoặc điện thoại thông minh, kết nối Internet.
  • Do không gặp trực tiếp nên có thể ảnh hưởng đến sự kết nối, thấu hiểu giữa người dạy và người học.
  • Có thể gặp sự cố về công nghệ: máy hỏng, ngắt kết nối đường truyền Internet dẫn đến gây gián đoạn việc dạy và học.

Đối với Nhà trường

  • Phải đầu tư chi phí ban đầu cho: nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, chi phí cho việc khuyến khích giảng viên tham gia ban đầu.
  • Cần điều chỉnh lại quy trình đào tạo và ban hành các chính sách kèm theo.
  • Tâm lý e ngại của giảng viên không muốn tham gia

 

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây