Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Muốn bảo tồn nét đẹp, cần cho tiếng Hà Nội một “danh phận”

Thứ tư - 29/04/2020 03:36
(HNMCT) - Nhiều người nhận xét rằng “người Hà Nội có giọng nói rất quyến rũ”. Không những chuẩn về ngữ pháp, giọng điệu, tiếng Hà Nội một thời còn tiêu biểu cho chất hào hoa, thanh lịch, tinh tế trong giao tiếp của người Hà thành. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tiếng Hà Nội ngày nay đã có sự biến đổi như thế nào? Làm thế nào để giữ gìn và bảo tồn nét đẹp của tiếng Hà Nội trong thời kỳ hội nhập? Hànộimới Cuối tuần có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, về vấn đề này.
PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Muốn bảo tồn nét đẹp, cần cho tiếng Hà Nội một “danh phận”
PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Muốn bảo tồn nét đẹp, cần cho tiếng Hà Nội một “danh phận”

 

- Thưa PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, tiếng Hà Nội ngày nay có khác nhiều so với tiếng Hà Nội xưa từng là niềm tự hào của người Hà Nội không?

- Tiếng Hà Nội theo thời gian đã dần biến đổi. Nếu xem xét tiếng Hà Nội ở những người cùng thế hệ hay tiếng Hà Nội của các thế hệ sinh ra tại Hà Nội từ giữa thế kỷ XX đến nay..., có thể bạn không nhận biết được điều đó. Nhưng nếu bạn xem xét trong một khoảng thời gian rộng hơn, ví dụ như so sánh tiếng Hà Nội của thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội khoảng đầu thế kỷ XX trở về trước và tiếng Hà Nội bây giờ thì chắc sẽ thấy sự khác nhau kha khá đấy! Tiếng Hà Nội xưa nhẹ hơn, khoan thai hơn - thể hiện qua cách phát âm, nhất là về thanh điệu, ngữ điệu; cầu kỳ, thậm chí kiểu cách hơn - qua cách dùng từ ngữ.

Tiếng Hà Nội hôm nay khỏe khoắn hơn, nhanh hơn, “nhiều sóng, nhiều gió” hơn. Tiếng Hà Nội ngày nay cũng du nhập nhiều cách phát âm, cách dùng từ ngữ của các vùng miền và trở nên phong phú, đa dạng hơn trước rất nhiều. Thậm chí, sự du nhập của tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) vào tiếng Việt mà chúng tôi vẫn gọi là “trộn mã ngôn ngữ” làm cho tiếng Hà Nội của một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay mang hơi thở của thời hội nhập, hiện đại hơn, phong cách hơn, rõ tính phân tầng xã hội hơn, và kiểu cách theo một lối khác.

Nếu nhìn vấn đề với nhãn quan tích cực, bạn có thể thấy tiếng Hà Nội hiện đại chứa đựng sự đa dạng, phong phú là do kết quả của một sự cộng sinh, sự hòa trộn của nhiều phương ngữ, cả phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội. Nhưng, nhìn từ chiều ngược lại thì trạng thái đa phương ngữ ấy đôi khi bị đẩy đi xa quá mức cần thiết, nghĩa là nó không chỉ du nhập vào trong lòng nó những nhân tố tích cực mà đôi khi có cả những nhân tố không tích cực từ các phương ngữ khác.

Chẳng hạn, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo ngại và gọi thứ ngôn ngữ của một bộ phận thanh niên, thiếu niên Hà Nội hiện nay là “nồi lẩu thập cẩm ngôn từ”. Ngồi trước “nồi lẩu” ấy đầu bữa thì thấy ngon, thấy lạ, nhưng chỉ đến giữa bữa thì thấy ngán, và cuối bữa thì thấy sợ. Và họ sẽ thấy đây là hiện tượng không bao giờ nên cổ vũ, mà cần điều chỉnh, uốn nắn cho hợp với thuần phong mỹ tục hơn.

- Nghĩa là theo bà thì tiếng Hà Nội xưa giờ không còn nữa?

- Nó chỉ còn tồn tại trong một số người già sống ở khu phố cổ, vùng lõi Thủ đô và tầng lớp trí thức Hà Nội cũ, thế hệ đó bây giờ đã tầm ngoài 70, 80 tuổi, nghĩa là còn hiện hữu rất ít và theo thời gian tôi không dám chắc có còn hay không. Đó là điều đáng tiếc bởi chính những con người Hà Nội ấy là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp của tiếng Hà Nội xưa.

Tuy nhiên, không vì thế mà có thể nói rằng tiếng Hà Nội không còn đẹp nữa. Tôi nghĩ là nó vẫn đẹp, nhưng là đẹp theo kiểu khỏe khoắn hơn để thích nghi với cuộc sống đương đại.

- Như bà nói thì tiếng Hà Nội xưa giờ chỉ có thể cảm nhận được ở không nhiều người. Vậy thì nhân tố nào góp phần dẫn đến sự biến đổi đó, thưa bà?

- Tôi nghĩ có nhiều nguyên nhân. Mấu chốt của vấn đề nằm ở những yếu tố cho phép Hà Nội có được vị thế như hiện nay. Về chính trị - kinh tế, Hà Nội là Thủ đô, là khu vực có tầm ảnh hưởng số một. Về xã hội, và nhất là từ góc độ nhân khẩu học, Hà Nội là một thành phố có mức độ cộng cư lớn. Về mặt văn hóa và khoa học, Hà Nội cũng có vị thế của một trung tâm lớn nhất cả nước với số lượng cơ quan đầu não, trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm tri thức ở mức cao nhất cả nước.

Những yếu tố nói trên đã tạo lực hút cơ học một chiều thu hút làn sóng di dân từ các vùng khác đổ về, mà như các nghiên cứu xã hội học, nhân khẩu nhận định thì "mạnh mẽ nhất là như giai đoạn cuối thế kỷ XX vừa qua".

Những nhân tố đã nêu còn được nhân thêm sức mạnh nhờ yếu tố thời đại. Chúng ta đang ở trong cơn lốc của sự phát triển, hội nhập và Hà Nội đang đổi thay từng ngày từng giờ trong cơn lốc ấy. Làn sóng đổi thay đi sâu, thấm đẫm từng ngõ ngách của đời sống, và đời sống ngôn ngữ của cư dân Hà Nội cũng không nằm ngoài sự tác động đó.

Chưa bao giờ tiếng Hà Nội lại có trạng thái đa phương ngữ xã hội đậm nét như bây giờ. Trạng thái ấy không chỉ là sự cộng sinh của các phương ngữ vùng miền với tiếng Hà Nội cũ, mà còn là sự cộng sinh của các phương ngữ xã hội - phương ngữ của các nhóm xã hội khác nhau được xác định qua các tiêu chí như nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ, thành phần xuất thân... và nhiều tiêu chí khác nữa. Trạng thái ấy lại được làm sâu sắc thêm bởi sự giao lưu với các nền văn hóa khác trong thời hội nhập. Đó chính là những nhân tố cơ bản dẫn đến sự biến đổi của tiếng Hà Nội hiện nay so với trước đây.

Điều gây thiện cảm và khiến giọng Hà Nội trở nên dễ mến còn do cách ứng xử văn minh, thanh lịch của người Hà Nội. Ảnh: Song Ngân

- Có một lịch sử hình thành khá dày dặn, được nhiều người yêu mến và là niềm tự hào của người Hà thành nhưng việc giữ gìn sự trong sáng, tính chuẩn mực của tiếng Hà Nội dường như chưa được quan tâm đúng mức. Bà đánh giá thế nào về điều này?

- Đúng vậy, hiện chưa có một quy ước hay có bất kỳ một văn bản nào để bảo vệ vẻ đẹp của tiếng Hà Nội, hoặc nếu có thì rất chung chung. Người ta chỉ quan sát thấy một thực tế sinh động là tiếng Việt hiện đang được dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách vở gần giống với tiếng Hà Nội. Với tư cách là một nhà nghiên cứu, tôi chỉ muốn khẳng định: Nếu cho rằng mỗi tiếng địa phương là một biến thể của tiếng Việt thì tiếng Hà Nội là một biến thể uy tín của tiếng Việt, rất gần với tiếng Việt toàn dân, chứ không dám nói rằng tiếng Hà Nội là tiếng Việt toàn dân, ít nhất là vì chưa có một văn bản nào có tính chất pháp quy về điều đó.

- Theo bà, chúng ta có thể làm gì để tiếng Hà Nội ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong đời sống đương đại?

- Theo tôi, việc đầu tiên là xác định rõ vị trí của nó trong số các biến thể của tiếng Việt một cách chính thức - thông qua chính sách ngôn ngữ, luật về ngôn ngữ, hay nói vui một chút là cho nó “danh phận”. Sau khi tiếng Hà Nội có được vị thế chính thức rồi thì mới nói đến chính sách, những hoạt động giúp củng cố và nâng cao vị thế đó như: Khuyến khích, đầu tư nghiên cứu về tiếng Hà Nội, làm rõ ưu thế và vẻ đẹp của nó, chỉ ra những điểm còn chưa đẹp trong ngôn ngữ giao tiếp của một bộ phận người Hà Nội đương đại - cả về mặt ngôn ngữ và xã hội, từ đó có những khuyến nghị phù hợp trong sử dụng để làm tôn lên vẻ đẹp, làm giảm bớt những điểm chưa đẹp, chưa phù hợp để tiếng Hà Nội ngày càng rõ uy tín trong cộng đồng.

Tiếp đó là quảng bá việc sử dụng tiếng Hà Nội thông qua giáo dục, qua nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng... để từ đó góp phần gìn giữ, phát triển và lan tỏa vẻ đẹp tiếng Hà Nội sâu rộng trong cộng đồng.

- Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

Tác giả: Đoan Trang

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây