Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Giới thiệu phim "Cán cân bình đẳng giới"

Thứ sáu - 10/05/2019 03:16
Ngày 9/5/2019, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cùng các bạn sinh viên Nhà trường đã tham dự buổi giới thiệu phim Balancing the scales (Cán cân bình đẳng giới) và giao lưu với đạo diễn Sharon Rowen (Hoa Kỳ).

GS. TS Phạm Quang Minh cho rằng sự kiện này không chỉ là dịp để các sinh viên Trường ĐHKHXH&NV tiếp xúc với một đạo diễn từ Hoa Kỳ, mà còn cho các bạn chia sẻ những góc nhìn của mình về bình đẳng giới, qua đó giúp bản thân trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn trong tương lai.

Tại buổi giao lưu, các cử tọa đã theo dõi các đoạn trích dẫn của bộ phim tài liệu 'Cán cân bình đẳng giới'. Bộ phim là những đúc kết 37 năm làm luật sư và 20 năm làm phim của bà Sharon Rowen. Dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện xuyên suốt hai thập kỷ, bộ phim đem lại cái nhìn sâu sắc về câu chuyện của các nữ luật sư Mỹ thuộc 5 thế hệ. Trong đó có thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg, luật sư dân quyền Gloria Allred, Roe v.Wade và luật sư Margie Pitts Hames. Đạo diễn phim cũng phỏng vấn các thẩm phán Tòa án tối cao tiểu bang và Tòa án phúc thẩm, những đối tác vì sự công bằng cho phụ nữ, phụ nữ thuộc nhóm thiểu số, các cộng sự và sinh viên.

GS. TS Phạm Quang Minh tặng quà lưu niệm cho đạo diễn Sharon Rowen và bà Karen Tang (Phó Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)

Qua bộ phim, đạo diễn Sharon Rowen phô bày cách mà sự phân biệt đối xử với phụ nữ đã chuyển từ công khai sang tinh vi. Sự phân biệt này được thể hiện qua những thực tế như thông thường, phụ nữ chỉ nhận được 80% số thu nhập mà nam giới được nhận với cùng lượng công việc. Họ không được tin tưởng trong vai trò lãnh đạo, tuy có khả năng và tâm huyết thực sự. Mặt khác, phụ nữ lại phải đảm nhận tốt cả hai vai trò ở công sở và gia đình, khiến họ cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống. Dần dần, tất cả trở thành những định kiến văn hóa đã ăn sâu vào cán cân cuộc sống. Nhiều phụ nữ buộc phải lựa chọn phương án không lập gia đình hoặc không sinh con để theo đuổi sự nghiệp.

Để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới và dần xóa bỏ những định kiến giới, đạo diễn Sharon Rowen cho rằng, chúng ta có thể bắt đầu ngay từ những môi trường nhỏ như gia đình và nơi làm việc. Mỗi cá nhân, dù là nam hay nữ giới có thể góp sức của mình. Đôi khi chỉ là những lời góp ý, bày tỏ ý kiến một cách từ tốn, nhỏ nhẹ trước những thái độ, hành vi phân biệt đối xử đã góp phần thay đổi quan niệm trong xã hội.Đối với bản thân mỗi phụ nữ, để vượt qua những định kiến giới trong công việc và cuộc sống, điều quan trọng nhất với họ là tìm được một người bạn đời biết cảm thông, san sẻ gánh nặng với mình. Họ cần hiểu rằng đây không phải là cuộc chiến chống lại nam giới, mà là chống lại những thành kiến về giới. 

Giao lưu với đạo diễn Sharon Rowen, các bạn sinh viên Trường ĐHKHXH&NV cũng chia sẻ những câu chuyện, góc nhìn của cá nhân mình và đặt câu hỏi về vấn đề cán cân bình đẳng giới. Các bạn bày tỏ sự đồng cảm với những phụ nữ là nạn nhân của các quan niệm, định kiến giới. Đồng thời cũng không giấu được sự khâm phục, ngưỡng mộ ý chí của họ khi vươn lên nắm giữ những vị trí cao, trở thành những người cầm cân nẩy mực trong xã hội. Nhờ có bộ phim, các bạn đón nhận được thông điệp về đấu tranh chống bất bình đẳng giới và bày tỏ sự sẵn lòng trở thành một phần của công cuộc còn khó khăn nhưng cao cả này.

Sinh viên Nhà trường chụp ảnh lưu niệm với đạo diễn Sharon Rowen

Bà Sharon Rowen đã nhận bằng cử nhân tại Đại học Emory và bằng tiến sĩ luật tại Đại học Luật Columbia Southern. Bà là đối tác đồng sáng lập công ty luật Rowen & Klonoski, và công ty sản xuất phim, R & K Productions, cả hai đều có trụ sở tại Atlanta. Bộ phim của Sharon đã được trình chiếu tại một số công ty lớn nhất thế giới, cùng các tập đoàn như Hiệp hội Luật sư Quốc gia và các Tổ chức Phụ nữ Quốc gia, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh ABA/Harvard và Hiệp hội nữ luật sư Quốc gia.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây