Ngôn ngữ
Tại hội thảo, tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã làm rõ thành tựu, kế hoạch nghiên cứu và khai quật di tích Làng Vạc; giá trị lịch sử văn hóa nổi bật của di tích; vị thế của Làng Vạc trong bối cảnh lịch sử văn hóa khu vực; mối quan hệ, vị trí của Làng Vạc trong thời Hùng Vương dựng nước.
Bên cạnh đó, các tham luận còn nêu hiện trạng, hạn chế trong việc phát huy giá trị di tích, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; tiềm năng, cơ hội, thách thức và giải pháp bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng cho biết tại tỉnh Nghệ An, các di chỉ khảo cổ thuộc thời kỳ kim khí khá nhiều; trong đó, di chỉ khảo cổ học Làng Vạc là trung tâm văn hóa Đông Sơn ở vùng bán sơn địa thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
Đến nay, Làng Vạc là một trong hai khu di tích Đông Sơn tiêu biểu, có khối hiện vật phong phú về loại hình. Đây là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Việt Nam (gồm 300 ngôi mộ được phát hiện qua 5 lần thám sát, khai quật).
Làng Vạc trở thành tên gọi của một trung tâm văn hóa Đông Sơn lớn trên lưu vực sông cả với hơn 1.200 hiện vật phong phú, đa dạng bằng đồng, gốm, đá, thủy tinh, sắt như trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người…
Đánh giá của các chuyên gia khảo cổ, Làng Vạc có thể sánh ngang với những di tích văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở lưu vực sông Hồng như Vinh Quang, Làng Cả...
Trình bày tham luận “Vị trí của Làng Vạc trong diễn trình tiền sơ sử lưu vực sông Lam/Cả,” GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung - Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử thuộc game đánh chắn online đổi thưởng , khẳng định địa điểm văn hóa Đông Sơn quan trọng nhất ở lưu vực sông Cả là Làng Vạc. Làng Vạc cũng đại diện cho loại hình sông Cả, loại hình này đôi khi còn được gọi là loại hình Làng Vạc.
Di tích Làng Vạc được xác định gồm hai khu cư trú (Làng Vạc), mộ táng (xóm Đình), phân bố ở phía Đông và Tây của thung lũng Khe Vạc. Khu cư trú nằm ở phía Tây của thung lũng Khe Vạc, còn khu mộ táng ở rìa phía Đông. Ngôi mộ được đặt trên đồi, trên rìa thấp cạnh các ruộng lúa ngày nay. Làng Vạc là phức hợp di tích mộ táng cư trú trong thời gian vài trăm năm.
Tại Làng Vạc, các nhà khai quật còn nhận diện được một lớp văn hóa Sơn Vi từ lớp dưới ở khu vực khai quật phía Đông năm 1990. Thung lũng Làng Vạc có một số địa điểm khác chứa đồ đá Sơn Vi. Như vậy, sự có mặt của cư dân văn hóa Sơn Vi giai đoạn hậu kỳ đá cũ ở đây là điều không thể bàn cãi.
GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung cho rằng trong điều kiện phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, cũng như nhiều di sản khảo cổ học khác, di tích Làng Vạc đang chịu tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đặc biệt chưa có một nghiên cứu đánh giá tình trạng di tích, trữ lượng hiện còn của di tích, nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn…
Tổng kết hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh khẳng định, thông qua hội thảo đã đánh giá sâu sắc giá trị văn hóa đặc biệt, nổi bật của di tích Làng Vạc.
Làng Vạc là trung tâm kinh tế chính trị khá quy mô thời Hùng Vương. Đặc trưng văn hóa Làng Vạc đã góp phần khẳng định nền văn minh Việt cổ thuộc thời đại Hùng Vương không chỉ tồn tại ở vùng sông Hồng, sông Mã mà còn tồn tại ở vùng sông Lam.
Đặc biệt, khi nhà Tây Hán đã đặt ách đô hộ Việt Nam, Làng Vạc vẫn là địa điểm văn hóa Đông Sơn của người Việt với các hiện vật như trống đồng, vũ khí, dao găm... góp phần phát triển văn hóa Lạc Việt, không bị ảnh hưởng, đồng hóa. Di tích Làng Vạc cũng khẳng định quan hệ với nền văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Trung Quốc...
Thời gian tới, để bảo vệ và phát huy di tích Làng Vạc, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho rằng cần tiếp tục phối hợp với cơ quan nghiên cứu trong, ngoài nước thăm dò, khai quật, khảo cổ nhằm nhận diện đầy đủ về di tích; nghiên cứu, biên soạn, phát hành một số công trình chuyên biệt giới thiệu về di tích khảo cổ học Làng Vạc.
Cùng với đó cần khoanh vùng bảo vệ hiện trạng quy hoạch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về di tích Làng Vạc; xây dựng sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm đặc thù gắn với phát triển du lịch sinh thái, các làng nghề, di tích lịch sử vùng phụ cận.
Tác giả: Tá Chuyên (TTXVN)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn