Ngôn ngữ
Sự kiện được tổ chức như một lời tri ân gửi đến những người lính đã sống, cống hiến cuộc đời mình cho nền độc lập của dân tộc. Sau khi chiếu phim, tọa đàm đã bàn về văn học chiến tranh thời kì hậu chiến, và các vấn đề của việc chuyển thể những tác phẩm này lên màn ảnh.
“Người trở về” được xây dựng dựa trên truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Bộ phim là câu chuyện về cuộc sống thời kì hậu chiến đan xen với những khung cảnh nơi chiến trường khốc liệt. Nhân vật chính của phim là Mây - một nữ quân y dũng cảm đã dành những năm tháng tuổi trẻ của mình nơi chiến trường. Khi hòa bình lập lại, Mây lặng lẽ trở về với những chấn thương cả thể xác lẫn tâm hồn và tiếp tục những “cuộc chiến” mới.
Sự kiện chiếu phim nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên đến từ nhiều ngành học và các trường đại học khác nhau. Ảnh: Nguyễn Trâm
Tham dự buổi chiếu phim và tọa đàm có các giảng viên - cựu chiến binh của Khoa Văn học, game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN - những người thầy trở về từ chiến trường; tác giả truyện “Người ở bến sông Châu” - nhà văn Sương Nguyệt Minh và đại diện đoàn làm phim “Người trở về” (Điện ảnh Quân đội Nhân dân) là Phó đạo diễn Nguyễn Quang Quyết. Chương trình còn có sự góp mặt của đại diện Ban Chủ nhiệm khoa Văn học cùng các giảng viên nhiều thế hệ thuộc các bộ môn khác nhau trong Khoa.
Phát biểu mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng - Phó trưởng khoa Văn học - gửi lời cảm ơn Câu lạc bộ Điện ảnh (Bộ môn Nghệ thuật học) đã có sáng kiến tổ chức sự kiện ý nghĩa này; cũng như tỏ lòng ngưỡng mộ đến câu chuyện đầy chất thơ của nhà văn Sương Nguyệt Minh - câu chuyện đã tạo nguồn cảm hứng cho rất nhiều đạo diễn Việt Nam. Đặc biệt, cô bày tỏ sự trân trọng với những nhân chứng sống - các thầy cựu chiến binh đã đi qua chiến tranh, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và trở về phát triển khoa Văn hôm nay.
TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng phát biểu mở đầu buổi chiếu phim. Ảnh: Nguyễn Trâm.
Trong tọa đàm sau buổi chiếu, thầy Nguyễn Bá Thành nhận xét: bộ phim đã thể hiện thành công cả không khí tang thương xen lẫn với hào hùng của những ngày tháng không thể nào quên. Thầy Phạm Thành Hưng cũng bày tỏ: “Người trở về” khơi gợi không khí lên đường khi chiến trường gọi tên, giúp cho cựu chiến binh chúng tôi tìm lại một thời đã qua với tất cả sự hào hùng và oanh liệt”.
Bàn về vấn đề chuyển thể truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”, nhà văn Sương Nguyệt Minh không chỉ nhìn bộ phim dưới con mắt của tác giả mà còn với tư cách một người lính từng trải qua chiến tranh. Theo ông, bộ phim vẫn còn một số điểm đáng tiếc khi chưa thể phục dựng hoàn toàn khung cảnh thời chiến. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng, thật khó để diễn tả về chiến tranh cho trọn vẹn.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh giao lưu cùng khán giả. Ảnh: Nguyễn Trâm
Thầy Trần Hinh với tư cách nhà nghiên cứu điện ảnh cũng bàn luận: tuy còn một số điểm chưa hợp lý, chưa tận dụng tốt kịch bản văn học gốc, nhưng vẫn có thể coi đây là một bộ phim thành công với kịch bản về câu chuyện tình yêu đầy bi kịch của Mây. Thầy cũng đặc biệt đánh giá cao t ài năng của nữ đạo diễn 8x Đặng Thái Huyền.
Đại diện đoàn làm phim, Phó đạo diễn Nguyễn Quang Quyết chia sẻ: khi mọi người quá ấn tượng về một điều gì đó thì sẽ khó tiếp nhận một thứ khác, và đây là áp lực cho những đạo diễn trẻ làm phim chiến tranh và phim chuyển thể. Anh giống như những người trẻ được sinh ra trong hòa bình khác, chỉ được biết đến chiến tranh thông qua các tác phẩm văn học và phim tư liệu. Hơn nữa, việc làm phim còn phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí và khán giả. Anh nhấn mạnh, càng đào sâu hơn vào đề tài này, anh càng cảm thấy thế hệ mình có một món nợ lịch sử vô cùng lớn.
Phó đạo diễn Nguyễn Quang Quyết chia sẻ với các bạn sinh viên: “Các bạn trẻ ở trường Nhân văn, đặc biệt là những bạn yêu nghệ thuật hãy cùng nhau bắt tay và tìm hiểu kĩ hơn đề tài này; bởi mảng đề tài này vô cùng rộng lớn”. Ảnh: Nguyễn Trâm
Buổi chiếu phim “Người trở về” và tọa đàm “Văn học và điện ảnh về thời hậu chiến” giúp khán giả có cái nhìn sâu sắc hơn về chiến tranh, từ đó biết ơn những người lính đã ngã xuống và càng trân trọng hơn những người may mắn trở về. Chính những nỗi đau, mất mát đã khiến họ càng hướng về tương lai và sống một cách đẹp đẽ và ý nghĩa hơn.
Các bạn sinh viên bày tỏ sự xúc động sau buổi chiếu. Ảnh: Nguyễn Trâm
Dư âm của bộ phim cũng như những trao đổi mang tính gợi mở của buổi tọa đàm chắc chắn sẽ còn đọng lại rất lâu trong lòng khán giả, bởi theo như cô Hoàng Cẩm Giang - Chủ nhiệm bộ môn Nghệ thuật học: “Điện ảnh và văn học chiến tranh sẽ còn đồng hành rất lâu cùng với thế hệ trẻ, vì những câu hỏi của quá khứ sẽ luôn hiện diện và trở thành câu trả lời cho hiện tại, cho tương lai”.
Tác giả: Bích Nguyễn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn