Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Đào tạo SĐH ngành Công tác Xã hội: Thực trạng và Giải pháp

Thứ sáu - 29/07/2011 13:55
Hội thảo khoa học về đào tạo sau đại học ngành Công tác Xã hội do Khoa Xã hội học tổ chức đã diễn ra vào ngày 29/7/2011.
Đào tạo SĐH ngành Công tác Xã hội: Thực trạng và Giải pháp
Đào tạo SĐH ngành Công tác Xã hội: Thực trạng và Giải pháp
Hội thảo khoa học về đào tạo sau đại học ngành Công tác Xã hội do Khoa Xã hội học tổ chức đã diễn ra vào ngày 29/7/2011. Dự hội thảo có đông đảo các nhà khoa học, các giảng viên đến từ các trường đại học có đào tạo ngành công tác xã hội trên cả nước, các trung tâm, viện nghiện cứu… Hội thảo tập trung trao đổi về những vấn đề lí luận và thực tiễn, nội dung và phương pháp đào tạo sau đại học ngành Công tác Xã hội tại Trường ĐHKHXH&NV. Phát biểu khai mạc tại hội thảo, PGS.TS Vũ Đức Nghiệu (Phó Hiệu trưởng) nhấn mạnh: Đào tạo người làm CTXH có trình độ thạc sĩ là tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về mặt lí luận và thực hành, trực tiếp tham gia vào việc phát triển xã hội, phát triển cộng đồng một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao sự phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng một xã hội an ninh, an toàn lành mạnh, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Để triển khai tốt công tác đào tạo sau đại học ngành CTXH Khoa Xã hội học đã có quá trình chuẩn bị xây dựng đội ngũ, khung chương trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo, đội ngũ giảng viên, trợ giảng và hướng dẫn luận văn… Tuy nhiên bên cạnh đó thì theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa - Chủ nhiệm Khoa Xã hội học - việc triển khai công tác đào tạo sau đại học ngành CTXH cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt một số những nội dung như: Hoàn thiện khung chương trình cho phù hợp với tình hình thực tế; đối với từng môn học cần tập hiện một nhóm chuyên gia xây dựng đề cương bài giảng chi tiết môn học cho các hệ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học để tránh có những nội dung trùng lặp trong quá trình giảng dạy; triển khai biên soạn bài giảng, giáo trình, dịch tài liệu, sách tham khảo, mở rộng hợp tác với các đơn vị đào tạo trong nước và quốc tế. Về nội dung và phương pháp đào tạo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan - Chủ nhiệm Bộ môn CTXH, Khoa Xã hội học - cho biết: phần nội dung đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bao gồm khối kiến thức Triết học và Ngoại ngữ; phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: bao gồm các môn học bắt buộc (24 tín chỉ) và các môn học tự chọn (6/24 tín chỉ); phần kiến thức cơ sở của ngành các môn học đều dành tối thiểu 1/3 thời lượng cho thảo luận nhóm dưới sự tổ chức của giáo viên; phần khối kiến thức chuyên ngành các môn học trong khối kiến thức này dành ít nhất 1/2 lượng cho thảo luận nhóm và thực hành tại cơ sở; phần luận văn tốt nghiệp, học viên phải trải qua thời gian thực tập tại cơ sở, trên cơ sở đó viết luận văn tốt nghiệp.

Nhu cầu đào tạo sau đại học ngành CTXH ở Việt nam hiện nay rất cấp bách. Đề án 32 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 25/3/2010 phát triển nghề công tác xã hội là một nghề và cần đào tạo 65.000 – 70.000 cán bộ xã hội chuyên nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy đào tạo sau đại học ngành CTXH đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Trong tham luận tại hội thảo TS. Bùi Thị Xuân Mai - Trưởng Khoa CTXH Đại học Lao động – Xã hội đã nêu rõ: nhu cầu cán bộ xã hội có trình độ đại học và sau đại học ngày càng nhiều trong xã hội, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo CTXH của các trường đại học, cao đẳng đào tạo CTXH trên cả nước, đề án 32 phát triển nghề CTXH là một nghề được phê chuẩn và có nhấn mạnh một hợp phần quan trọng đó là đào tạo sau đại học về CTXH, các tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ, tham gia vào hoạt động đào tạo sau đại học về CTXH ở Việt Nam. Nhưng cũng có những thách thức như: thiếu tiến sĩ để dạy thạc sĩ trong cả nước, chương trình chưa rõ ràng thể hiện cấp độ cao hơn ở bậc sau đại học, trình độ ngoại ngữ của người học và dạy còn hạn chế, hệ thống giáo trình còn thiếu, thiếu cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn. TS. Vũ Thị Kim Dung - Trưởng Khoa CTXH Trường ĐHSP Hà Nội - đưa ra một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực đào tạo sau đại học ngành CTXH ở các trường đại học ở Việt Nam: phải chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực thông qua hợp tác với các trường đào tạo CTXH trong và ngoài nước đồng thời tăng cường liên kết, phối hợp giữa các trường, các cơ sở đào tạo trong nước. Xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu đào tạo, các trung tâm thực hành CTXH… Ngoài ra còn rất nhiều những vấn đề liên quan đến nội dung và thực hành trong đào tạo sau đại học CTXH cũng đã được các nhà khoa học trao đổi, thảo luận: Thực hành trong đào tạo CTXH – TS. Lê Hải Thanh (KHH&NV – Tp HCM), đào tạo sau đại học tại Philipine – Kinh nghiệm của Tổ chức xã hội Châu á, Trường đào tạo sau đại học trong bối cảnh chuyển đổi xã hội – Gina A. Yap, RSW, MSW, PhD, Viện xã hội Châu á, philippin…vv. Từ tháng 2/2011, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã kí quyết định số 445 giao cho Trường ĐHKHH&NV tổ chức đào tạo thí điểm trình độ thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội. Hiện tại Trường ĐHKHH&NV là trường đầu tiên được phép đào tạo bậc thạc sĩ ngành CTXH trên cả nước.

Tác giả: nguyenhang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây