Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Châu Á và bất đối xứng

Thứ ba - 16/12/2014 23:36
Ngày 16/12/2014, PGS.TS Phạm Quang Minh đã tiếp và lắng nghe bài thuyết trình GS.Brantly Womack (Đại học Virginia, Hoa Kỳ) về chủ đề “Châu Á và bất đối xứng”. Tham dự buổi thuyết trình còn có GS.TS Vũ Dương Ninh và học viên cao học của các Khoa Đông phương học, Quốc tế học và Khoa học Chính trị.
Châu Á và bất đối xứng
Châu Á và bất đối xứng

Bài thuyết trình của GS.Brantly Womack lấy góc nhìn lịch sử và so sánh để phân tích văn hóa quan hệ quốc tế khác nhau giữa phương Tây và phương Đông qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Theo đó, ở phương Đông khi xưa tồn tại quan hệ quốc tế bất đối xứng còn ở phương Tây là quan hệ cạnh tranh. Cụ thể, ở phương Đông, đặc biệt là Châu Á, Trung Quốc nổi lên với tư cách là trung tâm ổn định với dân số, tài nguyên và lãnh thổ lớn nhất so với các quốc gia và khu vực lãnh thổ khác. Chính sách của Trung Quốc là thích nghi và thỏa thuận để đổi lấy sự quy phục của các nước nhỏ mà điển hình nhất là chính sách cống nạp. Trái lại, ở phương Tây không có trung tâm ổn định nào, mà trung tâm ở đây là khả biến, thay đổi và linh hoạt. Ở phương Tây, các vương quốc cạnh tranh và gây chiến với nhau để tranh giành vị thế trung tâm, thống trị. Vì thế mà khó nảy sinh một trung tâm cố định như Trung Quốc mà chỉ có Địa Trung Hải với tư cách giao điểm của thương mại và chủ nghĩa thuộc địa giữa các nước.

GS. Brantly Womack thuyết trình (Ảnh: PGS.TS Phạm Quang Minh)

Xu hướng trên tiếp diễn cho tới năm 1500. Sau dấu mốc này, sự hiện đại hóa ra đời đi kèm với công nghệ, chiến tranh nhưng cũng kéo theo văn hóa cạnh tranh và thực trạng tàn phá, thể hiện rõ nhất vào thế kỷ 20 với hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ 1 và 2. Tuy nhiên, xu hướng cạnh tranh đã giảm đi phần nào trong cuộc Chiến tranh lạnh vì hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đều lo sợ sẽ xảy ra chiến tranh tổn thất lớn. Đồng thời, ở Châu Á có sự phản kháng mạnh với chủ nghĩa thực dân, dẫn tới phong trào đấu tranh giành độc lập và phi thực dân hóa của các nước nhỏ hơn. Sau Chiến tranh lạnh, ở phương Tây Hoa Kỳ nổi lên như siêu cường thống trị, còn ở Châu Á xu hướng bất đối xứng hình thành với sự vượt trội của Trung Quốc.

Cho tới thế kỷ 21, xu hướng cạnh tranh và thống trị càng lép vế khi toàn cầu hóa diễn ra và thúc đẩy hợp tác. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến cho Hoa Kỳ mất đi vị thế thống trị, trong khi Trung Quốc ngày càng nổi lên như đất nước có ảnh hưởng lớn nhất Châu Á với dân số áp đảo và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn. Nhưng Trung Quốc cũng không thể áp đặt sự thống trị lên các nước khác mà sẽ duy trì trật tự bất đỗi xứng ổn định. Đồng thời nước này sẽ cạnh tranh với Hoa Kỳ không phải bằng chiến tranh hay đối đầu như trong Chiến tranh lạnh, mà bằng cạnh tranh hòa bình, thận trọng. Hai nước sẽ là trung tâm của thế giới trong tương lai nhưng không kiểm soát hay thống trị thế giới.

Tại buổi thuyết trình, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho GS.Brantly Womack như những mối đe dọa bên trong của Trung Quốc, trật tự thế giới trong tương lai, phản ứng của Việt Nam với quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ, vai trò của Ấn Độ và Nhật Bản trong quan hệ bất đối xứng Châu Á…

GS. Brantly Womack là giảng viên môn Quan hệ quốc tế, ĐH Virginia, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Trung Quốc-Việt Nam: Chính trị bất đối xứng” mô tả rất chi tiết về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây