Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tư vấn tuyển sinh đại học, sáng 17/3/2012

Thứ hai - 09/04/2012 12:20
Tư vấn tuyển sinh đại học, sáng 17/3/2012
Tư vấn tuyển sinh đại học, sáng 17/3/2012
Chào mừng các bạn thí sinh đến với chương trình tư vấn tuyển sinh đại học của Trường Đại học KHXH&NV ngày 17/3/2012. MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY Ban tư vấn của Trường hôm nay có sự tham gia của ThS Đinh Việt Hải (Phó Trưởng Phòng Đào tạo) và đại diện các khoa, ngành: - Ngành Chính trị học - TS Lại Quốc Khánh, Phó Chủ nhiệm Khoa - Ngành Khoa học quản lí - TS Đào Thanh Trường, Phó Chủ nhiệm Khoa - Ngành Báo chí - TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Chủ nhiệm Khoa - Ngành Tâm lí học - ThS Nguyễn Văn Lượt, Phó Chủ nhiệm Khoa - Ngành Xã hội học - PGS.TS Nguyễn Kim Hoa, Chủ nhiệm Khoa Xã hội học - Ngành Công tác xã hội - PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Chủ nhiệm Bộ môn Công tác xã hội Các ngành học trên đều tuyển sinh khối C, D và khối A (trừ ngành Công tác xã hội), khối B (chỉ riêng ngành Tâm lí học). Đây là các ngành học nhiều năm nay luôn thu hút được sự quan tâm của thí sinh, các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội. Chương trình sẽ kết thúc vào 11h30 hôm nay nhưng mọi câu hỏi sẽ được Ban tư vấn trả lời cho thí sinh kể cả sau buổi tư vấn này. Xin cảm ơn sự quan tâm của thí sinh, các bậc phụ huynh với chương trình! Hỏi: Em là một thí sinh thi khối A, ước mơ của em sau này là được làm các công việc liên quan đến lĩnh vực chính trị. Vậy em có thể đăng kí dự thi ngành học nào để thoả mãn ước mơ của mình? TS Lại Quốc Khánh: Năm 2012, Trường ĐH KHXH&NV có 12 ngành tuyển sinh khối A, trong đó có ngành Chính trị học là ngành mà ngay tên gọi đã đáp ứng đúng điều em muốn. Đây là ngành học hấp dẫn người học không chỉ bởi hệ thống tri thức, phương pháp cơ bản về các vấn đề chính trị, xã hội và những kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn chính trị mà bởi sự hấp dẫn và thách thức của nghề nghiệp sau này. Bên cạnh ngành Chính trị học, có những ngành học khác có tuyển khối A mà thực tế là sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn làm việc tốt trong hệ thống chính trị, trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực chính trị. Đó là các ngành Báo chí, Nhân học, Quốc tế học, Triết học, Xã hội học. Nếu em có ngạc nhiên về điều này, Thông tin cụ thể về các ngành học này, em có thể tham khảo tại Website của Trường. Trên website hiện có đăng cuốn Cẩm nang tuyển sinh đại học các ngành Khoa học xã hội và nhân văn năm 2012 để em tải về xem trên máy tính. Lưu ý là tải miễn phí em nhé. Nếu em vẫn còn thắc mắc, em cứ đặt câu hỏi, các Thầy sẽ tiếp tục trả lời hoặc sẽ trả lời cho em trong chương trình tư vấn trực tuyển tiếp tục diễn ra vào 09h30, thứ 7, ngày 24/03/2012.

Trong trường hợp em không đủ điểm vào khoa Đông phương học, thì em có quyền được chuyển sang ngành khác của trường không ạ? Khi đó hồ sơ của em sẽ tự động được chuyển sang hay em phải làm thủ tục đăng kí nào khác nữa ạ? Thầy Nguyễn Văn Hồng – cán bộ Phòng Đào tạo: Trong kì thi tuyển sinh đại học năm 2012, nếu em không đỗ vào ngành học đã ĐKDT nhưng hội tụ được các điều kiện sau: 1) Điểm thi đạt từ điểm sàn của ĐHQGHN trở lên, 2) Có nguyện vọng đăng kí học các ngành học khác của Nhà trường thì em sẽ được đăng kí chuyển vào một trong các ngành học còn chỉ tiêu. Hướng dẫn chi tiết để thực hiện việc xét chuyển này sẽ được Hội đồng tuyển sinh của Nhà trường thông báo cụ thể khi công bố kết quả thi đại học và điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào các ngành học (dự kiến trước ngày 15/08/2012). Tuy nhiên, em cũng cần lưu ý là quy định này chỉ tạo ra cơ hội đăng kí cho em thôi chứ không phải chắc chắn 100% đâu nhé. Vì vậy, thầy chúc em sẽ đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới và đỗ ngay NV1 vào ngành mà mình đã ĐKDT.

Em nghe nói, nghề báo là nghề phải luôn “đọc, đi, nghĩ, viết”. Vào Khoa Báo chí và Truyền thông, chúng em sẽ học để làm những điều đó như thế nào? TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: Câu hỏi của em hay quá. Nghề báo đúng là như em nói đấy. Trong chương trình đào tạo Ngành Báo chí, ngoài việc học tập các môn tại giảng đường, sinh viên phải thực hành các kĩ năng thu thập, xử lí thông tin trong thực tế như các nhà báo thực thụ. Các em sẽ được học và thực hành với các trang thiết bị, máy móc chuyên ngành như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim, phần mềm biên tập… Ngay từ năm thứ hai, sinh viên đã được Khoa tổ chức cho đi thực tập nghiệp vụ tại các toà soạn, cơ quan báo chí. Cuối khoá, các em sẽ được đi thực tập tốt nghiệp trong vòng 3 tháng. Nhờ thế các kĩ năng “đọc, đi, nghĩ, viết” của các em sẽ được thành thục để trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Mời em xem clip giới thiệu về ngành Báo chí của Trường tại đây: //2dzanga.com/nganh-bao-chi-truyen-thong/1594

Em dự định năm nay sẽ thi vào ngành Tâm lí học, nhưng không biết cơ hội việc làm sau này thế nào? Thầy cô cho em hỏi là sau khi tốt nghiệp ngành này em có thể làm việc ở đâu? Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm có cao không? ThS Nguyễn Văn Lượt: Chào em, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mở cửa hội nhập với khu vực và trên thế giới đã xuất hiện các vấn đề tâm lí, sức khoẻ tinh thần cần phải giải quyết. Do đó, nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực này ngày càng tăng và Tâm lí học đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lí học, bạn có thể làm việc ở những nơi sau: - Trong các cơ sở đào tạo (làm giáo viên giảng dạy Tâm lí học tại các Trường Cao Đẳng, Đại học...); - Trong các cơ sở nghiên cứu ( làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện Tâm lí học, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lí học, các Tổ chức Phi chính Phủ trong và ngoài nước...); - Trong các công ti, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lí (Làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu...); - Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Nhân viên phòng Nhân sự; Phòng Marketting; Thiết kế quảng cáo, Nghiên cứu thị trường...); - Trong các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh Niên, UBND Phường, Xã...); - Trong các bệnh viện (làm cán bộ trị liệu tâm lí cho trẻ em và người lớn ) - Trong các trường phổ thông (làm cán bộ tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp...) Về tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, kết quả khảo sát thực trạng tình hình việc làm của SV ngành Tâm lí học tiến hành năm 2011 cho thấy, 90.2% có việc làm; 89.7% SV có việc làm sau 6 tháng kể từ ngày tốt nghiệp. Mức thu nhập trung bình từ 3-5 triệu/tuỳ vị trí công việc.

Thưa thầy/cô em đang băn khoăn là nếu em tốt nghiệp đại học ngành Xã hội học thì em có thể làm việc ở những cơ quan, tổ chức nào? PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa: Chào em, sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể làm việc tại nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Trong thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học đã làm cán bộ giảng dạy ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; nhiều người trở thành cán bộ nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu. Làm việc ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, phường cũng là lựa chọn của nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học đã làm việc tại các đài phát thanh, đài truyền hình. Các công ti, các doanh nghiệp cũng cần nhiều nhân lực tốt nghiệp ngành Xã hội học. Em có một người họ hàng đang học ở Khoa Báo chí & Truyền thông. Anh ấy bảo sinh viên của Khoa kiếm tiền dễ lắm. Điều đó có đúng không? TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: Thật là một câu hỏi thú vị và hấp dẫn. Trên thực tế, rất sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông có tin tức, bài viết… được đăng tải ngay từ những năm đầu tiên. Trong quá trình thực hành, những tác phẩm hay sẽ được chọn gửi đăng ngay tại các toà soạn, đài phát thanh, truyền hình… và được nhận tiền nhuận bút. Nhuận bút trong thời điểm hiện tại cũng khá cao. Do đó, nhiều bạn đã không phải dựa vào nguồn tài chính của gia đình, hoàn toàn tự lập trong suốt đời sinh viên thậm chí còn có thể giúp đỡ gia đình. Thưa thầy, cô. Em rất ngưỡng mộ những người dẫn chương trình truyền hình như Anh Tuấn, Tạ Bích Loan, Mĩ Lan… Em vừa được giải nhất trong kì thi “Duyên dáng học trò” tại trường em. Nếu thi đỗ và học tập tại Khoa Báo chí và Truyền thông, em có thể trở thành người dẫn chương trình truyền hình thành công không ạ? TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: Chúc mừng em đã đạt giải cao trong cuộc thi “Duyên dáng học trò”. Đây là một trong những lợi thế để làm nghề dẫn chương trình. Khoa Báo chí và Truyền thông đã đào tạo ra rất nhiều biên tập viên, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng như Hoa Hậu Thể Thao, người dẫn chương trình Thu Hương; Thanh Hường; Bùi Thu Thuỷ; Bạch Dương; Lưu Minh Vũ; Ngọc Quang… Chúng tôi rất hi vọng trong tương lai không xa, khán giả truyền hình sẽ được dõi theo một người dẫn chương trình duyên dáng, thông minh đã trưởng thành từ Khoa Báo chí và Truyền thông – người đó chính là em. Em chào thầy. Năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Chính trị là bao nhiêu? Sau khi học xong của nhân, em có cơ hội học lên Sau đại học không? TS Lại Quốc Khánh: Chào em, năm 2012 ngành Chính trị học được game đánh chắn online đổi thưởng giao chỉ tiêu tuyển sinh 70 sinh viên. Hiện tại, ngoài bậc cử nhân, ngành Chính trị học là ngành tiên phong ở VN trong việc đào tạo bậc sau đại học gồm cả Thạc sĩ và Tiến sĩ Chính trị học.

Em muốn thi vào một trường đại học nhưng trường đó không tổ chức thi thì em làm thế nào? Th.S Đinh Việt Hải: Nếu trường ĐH mà em đăng kí NV1 là trường không tổ chức thi, em phải thi nhờ ở một trường đại học khác cùng khối thi có tổ chức thi. Trong trường hợp đó, khi điền thông tin trong hồ sơ ĐKDT em cần chú ý: Mục 2: Ghi tên trường thi nhờ và khối thi, phần ngành học để trống. Mục 3: Ghi đầy đủ tên trường không tổ chức thi, khối thi, mã ngành học NV1 mà mình muốn đăng kí. Em năm nay thi được giải 3 học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh. Theo em được biết thì năm nay trường tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia từ giải 3 trở lên không giới hạn, vậy em có được chọn trường và chọn khoa không ạ? Em muốn vào khoa quản trị kinh doanh của trường đại học kinh tế. Em xin cảm ơn! Thầy Nguyễn Văn Hồng: Em chú ý lần sau hỏi đúng địa chỉ thì thông tin sẽ được nhiều hơn. Tuy ý định thi đại học của em không phải Trường ĐH KHXH&NV nhưng câu hỏi của em lại là vấn đề mà nhiều bạn thí sinh khác quan tâm nên thầy vẫn trả lời như sau: Em vào địa chỉ dưới đây để xem chi tiết hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo em nhé:

Em được biết qua báo chí và truyền hình về ngành Công tác xã hội đang được xã hội rất quan tâm, đặc biệt thủ tướng chính phủ ban hành Đề án 32 về Phát triển ngành Công tác xã hội và Công tác xã hội là một nghề có mã nghề. Vậy cho em hỏi nghề Công tác xã hội là gì? PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Chào em! Công tác xã hội là một nghề mới trong xã hội chúng ta hiện nay và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội bởi tính chất của nghề này. Công tác xã hội là một nghề trợ giúp (thông qua tham vấn, can thiệp) nhóm người yếu thế trong xã hội bằng công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng nhằm giúp họ vượt qua những vấn nạn của họ gặp phải trong cuộc sống để hoà nhập xã hội. Thưa thầy, nếu em thi đỗ vào ngành Chính trị học thì em có thể học những chuyên ngành nào? TS Lại Quốc Khánh: Chào em. Nếu em thi đỗ vào ngành Chính trị học, sau khi học xong phần cơ sở ngành các em sẽ được tư vấn lựa chon chuyên ngành gồm 2 chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học theo các hướng Chính trị Việt Nam, Chính trị quốc tế, Lí thuyết chính trị. Trong thời gian tới ngành Chính trị học sẽ mở một số chuyên ngành mới như: Chính trị và truyền thông, Chính trị học so sánh... Chúc em may mắn trong kì thi tuyển sinh đại học sắp tới.

Thưa các thầy/cô em thấy có nhiều trường đào tạo về quản lí hiện nay, vậy thì học quản lí ở Trường ĐHKHXH&NV em sẽ có những lợi thế gì ạ? TS Đào Thanh Trường: Học KHQL tại Trường Đại học KHXH&NV em sẽ được học tại một trung tâm đào tạo đa ngành,đa lĩnh vực trong đó có đào tạo nhân lực quản lí có chất lượng cao về quản lí ở Việt Nam, với nội dung hiện đại, kiến thức cập nhật theo mô hình quản lí các quốc gia có truyền thống quản lí tốt của Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc… Mục tiêu đào tạo hướng đến là: Toàn diện – Hiện đại – Hiệu quả. - Quá trình học tập em có nhiều cơ hội để được gặp gỡ, trao đổi với nhiều chính trị gia, doanh nhân thành đạt. - Được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên đông đảo, chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm. Hiện nay phần lớn đội ngũ giảng viên này đều đang là cộng tác viên, chuyên gia tư vấn về quản lí của nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và cơ quan nhà nước. Nhiều năm qua Khoa Khoa học quản lí là đối tác của Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. - Có nhiều cơ hội để nhận học bổng học tập, nghiên cứu do các doanh nghiệp đỡ đầu, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và các trường đại học nước ngoài tài trợ. - Quá trình học tập, em có thể học thêm các chứng chỉ hỗ trợ nghề quản lí như: Nghiệp vụ về Sở hữu trí tuệ, Nghiệp vụ hoạch định và phân tích chính sách, Kĩ thuật ra quyết định, Kĩ năng lập kế hoạch, Kĩ năng xây dựng bản mô tả công việc. - Em có thể được tuyển chọn vào học ngành Khoa học quản lí hệ chất lượng cao với chế độ đãi ngộ đặc biệt và được đội ngũ giảng viên trình độ cao giảng dạy. - Nếu em theo học hệ chuẩn thì cũng có nhiều nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp. - Có nhiều cơ hội lựa chọn các bậc học tiếp theo như Thạc sĩ Khoa học quản lí, Thạc sĩ Quản lí KH&CN, Thạc sĩ Chính sách KH&CN, Tiến sĩ Quản lí KH&CN. Chào thầy/cô, em thấy website của trường đại học quốc gia giới thiệu Khoa Tâm lí học có chương trình đào tạo Tâm lí học lâm sàng Pháp ngữ, em muốn biết thêm thông tin về chương trình này? Th.S Nguyễn Văn Lượt: Chuyên ngành Tâm lí học Lâm sàng Pháp ngữ (Filière Universitaire Francophone de Psychologie Clinique, viết tắt là FUF Psycho.Clinique) đã được thành lập và bắt đầu được triển khai từ năm học 2001-2002. Đây là chương trình đào tạo giữa Khoa Tâm lí học (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) và Đại học Toulouse II – Le Mirail (Cộng hoà Pháp) dưới sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Đại học Pháp ngữ khu vực Châu Á Thái Bình Dương (AUF), cùng với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Pháp, Thành phố Toulouse – Pháp, Hội vì sự Phát triển Giáo dục và Tâm lí học ở Đông Nam Á (ADEPASE)… Tổng số giờ Tiếng Pháp cơ sở dành cho sinh viên theo học chuyên ngành Đại học Pháp ngữ Tâm lí học lâm sàng sau 4 năm là 690 giờ, ngoài ra còn được làm khoá luận tốt nghiệp bằng tiếng Pháp (nếu đạt yêu cầu về tiếng và chuyên môn). Sinh viên học 7 môn học chuyên ngành bằng tiếng Pháp (tổng thời lượng 315 giờ). Một điều cần lưu ý là SV học chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng Pháp ngữ đồng thời học chương trình Đào tạo Cử nhân Tâm lí học bằng Tiếng Việt. SV được hưởng các chế độ ưu tiên như với SV chất lượng cao. Sau khi tốt nghiệp được xem xét nhận học bổng do tổ chức AUF, Đại sứ quán Pháp để theo học các chương trình sau đại học tại Pháp. Tính đến năm 2011 đã có 120 SV tốt nghiệp chương trình này, có 10 SV nhận được học bổng của Đại sư quán Pháp và AUF để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn. Những SV tốt nghiệp chương trình này hiện đang làm việc tại: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N-T, Trường VIP School, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Phòng khám Tuna, Ngôi nhà Bình Yên... và không ít các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Thưa thầy/cô, thầy/cô có thể cho em một ví dụ về một công việc cụ thể mà sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể làm? PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa: Chào em, một ví dụ cụ thể thể này. Trước khi xây dựng một con đường đi qua một khu dân cư, người làm xã hội học có thể được mời đến để đánh giá tác động của việc xây dựng con đường lên đời sống kinh tế, xã hội của người dân ở đây. Kết quả nghiên cứu của nhà Xã hội học giúp cho việc đưa ra các giải pháp để giải phóng mặt bằng, bố trì lại nghề nghiệp, việc làm cho cộng đồng dân cư, giúp cho việc xây dựng quy hoạch kinh tế xã hội để phát triển cộng đồng dân cư. Em muon dk vao khoa phat thanh truyen hinh cua truong nhung em khong thay ma nganh dkdt, vay em phai lam the nao de dkdt a? Va neu em thi vao khoa bao chi cua truong nhung diem cua em khong du so voi diem chuan cua nghanh em co duoc chuyen vao khoa khac du diem, cung khoi thi khong a? Em rat mong nhan duoc tu van cua ban tuyen sinh cua truong. Em xin chan thanh cam on! TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: game đánh chắn online đổi thưởng , Hà Nội tuyển sinh duy nhất ngành Báo chí, trong đó sinh viên sẽ được học tất cả các lĩnh vực truyền thông như Báo in, Báo trực tuyến, Phát thanh Truyền hình, Quan hệ Công chúng, Quảng cáo… Do vậy, em yên tâm đăng kí dự thi vào ngành Báo chí và sẽ được học chuyên ngành mà em yêu thích. Nếu chưa đủ điểm vào học ngành Báo chí, em sẽ được chuyển vào học ngành khác cùng khối thi nếu đủ điểm. Thưa thầy, em rất thích theo dõi những bài bình luận chính trị trên truyền hình và em mơ ước sau này sẽ được làm công việc giống như các cô các bác bình luận viên chính trị. Thầy có thể tư vấn cho em nên học ngành nào không ạ? TS Lại Quốc Khánh: Chào em, thầy rất vui vì có thêm một người có sở thích giống thầy! Để thực hiện mơ ước của mình, có nhiều ngành em có thể lựa chọn, trong đó có một ngành mà thầy nghĩ rằng sẽ giúp em thực hiện được mơ ước của mình, đó là ngành Chính trị học. Ngành Chính trị học với định hướng chuyên ngành Chính trị và Truyền thông không chỉ trang bị cho em những kĩ năng cần thiết của một bình luận viên, mà với hệ thống tri thức, phương pháp và kĩ năng căn bản và chuyên sâu của chính trị học, em sẽ có đủ những điều kiện cơ bản nhất để hiểu sâu, rộng, từ trở thành một bình luận viên cách sắc sảo và đầy sức thuyết phục về chính trị. Chúc em thành công! Tâm lí học nghe rất lạ, xin thầy/cô cho biết, sinh viên ngành Tâm lí học thì học gì? Th.S Nguyễn Văn Lượt: Chào em, ngành Tâm lí học hiện chỉ mới có vài trường đào tạo. Sinh viên ngành này, ngoài việc học các môn học chung, đến cuối năm thứ 3, SV được lựa chọn 1 trong bốn hướng chuyên ngành Tâm lí học xã hội, Tâm lí học lâm sàng, Tâm lí học tham vấn và Tâm lí học Quản trị-Kinh doanh. Bên cạnh việc trang bị tri thức cơ bản như Tâm lí học đại cương, Tâm lí học phát triển, Tâm lí học xã hội, Tâm lí học gia đình…, sinh viên được thực hành, thực tập nghề nghiệp về Tâm lí học tại các cơ sở thực tập như: Bệnh viện, Trường học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp/tổ chức, các cơ sở tư vấn, thăm khám tâm lí… Nhờ đó, SV được trang bị tốt cả về tri thức và kĩ năng nghề nghiệp. Các thông tin về Ngành Tâm lí học, em có thể tham khảo tại đường link sau: //2dzanga.com/nganh-tam-li-hoc/1669 Chúc em thành công! Thưa thầy, em thường thấy trên truyền hình hay báo chí các thông báo tuyển sinh về các ngành Quản lí nguồn nhân lực, quản lí khách sạn, quản lí kinh tế...vậy học KHQL ở Trường ĐHKHXH&NV em sẽ học cụ thể quản lí gì TS Đào Thanh Trường: Trong chương trình đào tạo ngành KHQL tại Trường Đại học KHXH&NV em sẽ được trang bị những kiến thức chung nhất về lĩnh vực quản lí như: - Quản lí Kinh tế, - Quản lí nhân lực - Quản lí chiến lược - Quản lí rủi ro và khủng hoảng - Quản lí KH&CN .... Bên cạnh đó, trong chương trình đào tạo em có thể đi sâu vào một trong các hướng chuyên môn sâu như sau: - Quản lí nhân lực - Chính sách xã hội và các vấn đề xã hội - Quản lí KH&CN - Quản lí Sở hữu trí tuệ Em xin chào các thầy, cô trong ban tư vấn tuyển sinh! Sắp tới em sẽ tham gia kì tuyển sinh 2012. Em có một vài câu hỏi mong thầy, cô giúp đỡ. Em quan tâm tới 2 ngành Báo chí và Quốc tế học của trường khxh và nv Hà Nội. Em thực sự muốn sau này được làm nghề Quan hệ công chúng (PR), em được biết khi học 2 ngành này đều có thể làm PR, như vậy đúng không ạ? Ngành báo chí của trường có phân ra chuyên ngành Quan hệ công chúng không ạ? Khi học chuyên ngành đó thì trường đào tạo những kiến thức gì về PR, Khối lượng kiến thức về PR là bao nhiêu ạ! Học Quốc tế học thì trường có đào tạo nhiều về PR Không và chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ (Anh văn) là bao nhiêu? Em rất mong thầy cô sớm trả lời em để em có được sự lựa chọn phù hợp với mình. Em xin chân thành cảm ơn! TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: Qua câu hỏi, có thể thấy em là người xác định rất rõ định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Quan hệ công chúng (PR) là một ngành đào tạo còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng có sức thu hút rất lớn đối với các bạn trẻ. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về ngành này cũng rất cao. Nghề quan hệ công chúng đòi hỏi thành thạo kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quan hệ với giới truyền thông, kiến thức nền về khoa học xã hội và báo chí, ngoại ngữ… Do vậy, học ở Khoa Báo chí và Truyền thông sẽ có nhiều lợi thế hơn. Bởi vì, chương trình đào tạo của Khoa cho phép sinh viên được lựa chọn một trong những chuyên ngành hẹp sau: báo in-báo trực tuyến; phát thanh truyền hình; quan hệ công chúng- quảng cáo. Chuyên ngành Quan hệ Công chúng – Quảng cáo cung cấp kiến thức , kĩ năng cơ bản về khoa học xã hội, truyền thông, kiến thức chuyên sâu về quan hệ công chúng. Riêng kiến thức chuyên sâu về PR chiếm khoảng 50/135 tín chỉ. Các thông tin khác liên quan đến ngành Quốc tế học, em tiếp tục theo dõi trên phần trao đổi trực tuyến của Trường nhé. Thưa các thầy cô, em tốt nghiệp năm 2011, năm nay là thí sinh tự do. Em có mong muốn thi vào khoa Đông phương. Năm nay có nhiều thay đổi về đăng kí dự thi, vậy em muốn hỏi hồ sơ đăng kí cần làm như thế nào và có được nộp tại trường không? Giấy báo dự thi sẽ lấy tại trường hay gửi về gia đình ạ? Cảm ơn thầy cô. Thầy Nguyễn Văn Hồng: Trong khi làm hồ sơ đăng kí dự thi đại học năm nay, em cần chú ý các thông tin sau: 1. Mã ngành dự thi thay đổi theo Danh mục mã ngành mới do Bộ GDĐT ban hành. Em có thể xem mã ngành mới trong thông tin tuyển sinh năm 2012 của Nhà trường được đăng trên website: //2dzanga.com 2. Thêm mục “chuyên ngành” trong phần thông tin về trường dự thi. Tuy nhiên, khi đăng kí vào các ngành học của Trường ĐH KHXH&NV, em không cần điền thông tin vào mục này. 3. Thay đổi thời gian nhận hồ sơ đăng kí dự thi. Thời gian thu hồ sơ tại địa phương là từ 15/3 đến 16/4, tại các trường tổ chức thi là từ 17/4 đến 23/04/2012. Như vậy, từ 17/4 đến 17h00 ngày 23/4 em có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐHKH&NV. Khi đến nộp hồ sơ, cán bộ thu hồ sơ của Nhà trường sẽ hướng dẫn em về việc nhận Giấy báo dự thi.

Thưa thầy học KHQL có cần phải có những phẩm chất gì đặc biệt không? TS Đào Thanh Trường: Nếu bạn có những mong muốn như: - Thích công việc quản lí và làm việc với con người. - Có bản lĩnh, tính quyết đoán và đổi mới không ngừng - Năng động, sáng tạo, tự tin và có phong cách chuyên nghiệp - Mong muốn có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Thành đạt và thu nhập cao. - Luôn mong muốn trở thành nhà quản trị chuyên nghiệp (doanh nhân, chuyên gia tư vấn, cán bộ quản lí ở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế – xã hội). ... Thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn học ngành Khoa học Quản lí. Từ bé em đã thích đọc sách lịch sử, trong đó có những câu chuyện chính trị đầy trí tuệ và bản lĩnh, và em thấy có nhiều bài học rất hữu ích cho cuộc sống hiện nay. Vì thế, em rất muốn đi sâu tìm hiểu trí tuệ chính trị của nhân loại, ngành Chính trị học có giúp em được không ạ? TS Lại Quốc Khánh: Câu hỏi của em rất hay đấy. Trí tuệ chính trị là trí tuệ đỉnh cao, có khả năng ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội. Khoa Khoa học Chính trị trường ĐHKHXH&NV Hà Nội có chuyên ngành Lí thuyết chính trị nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng, học thuyết, trí tuệ chính trị của nhân loại từ Đông sang Tây, từ Cổ đến Kim. Những thành quả nghiên cứu đã tích luỹ được nhiều năm qua của chuyên ngành này chắc chắn sẽ giúp em và những ai quan tâm không chỉ hiểu mà còn có khả năng vận dụng trí tuệ chính trị trong đời sống hiện nay. Hẹn gặp em ở khoa KHCT, trường ĐHKHXH&NV nhé! Thưa các thầy cô. Em rất thích học Chính trị và muốn thi vào Trường mình nhưng không biết sau khi ra trường sẽ làm gì. Mong các thầy cô tư vấn cho em. TS Lại Quốc Khánh: Chào em. Là lĩnh vực mới ở Việt Nam, cơ hội việc làm của ngành này rất phong phú em ạ. Sinh viên tốt nghiệp ngành Chính trị học có thể làm các công việc như: + Làm công tác tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Làm công tác tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội. + Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị. + Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương. + Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề... Hơn nữa, mặc dù năm 2012 mới có khoá sinh viên đầu tiên của ngành tốt nghiệp nhưng các sinh viên của ngành được đánh giá là năng động và "có Bản sắc”... Chúc em sẽ thành công với sự lựa chọn của mình. Hẹn sẽ được gặp lại em trong ”ngôi nhà chung” Chính trị học.

Các thầy cho em hỏi ạ, sinh viên chính trị học có được tham gia nhiều các hoạt động thực hành không ạ TS Lại Quốc Khánh: Chào em, chương trình đào tạo ngành chính trị học trường ĐHKHXH&NV Hà Nội được thiết kế vừa trang bị khung lí thuyết cho người học, vừa giúp người học tiếp thu nhiều phương pháp, kĩ năng thực hành, vừa tạo cơ hội để người học có thể kiểm chứng lí thuyết, thực hành phương pháp và kĩ năng đã học. Chương trình cũng bố trí thời lượng hợp lí cho hoạt động thực tập chuyên môn để người học có thể tìm hiểu và bước đầu ứng dụng những gì đã học trong môi trường làm việc thực tế. Hình thức thực tập theo hướng cá thể hoá đang được áp dụng trong đào tạo chính trị học ở trường ĐHKHXH&NV đã thực sự “nhúng” người học vào môi trường thực tế, góp phần giúp họ trưởng thành nhanh chóng. Em tốt nghiệp trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình TƯ I khoa Báo chí. Em rất muốn học liên thông đại học cấp bằng chính quy. Xin hỏi nhà trường có lớp nào đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học cấp bằng chính quy ngành báo chí không ạ? TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: Theo quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội nếu sinh viên học liên thông từ cao đẳng lên đại học tại các trường thành viên sẽ được cấp bằng đại hệ vừa học vừa làm. Do đó, không có các lớp đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học cấp bằng chính quy ngành báo chí. 1. Nhiều người cho rằng chỉ cần có năng khiếu thì việc rẽ ngang sang báo chí là hoàn toàn có thể, vậy thì sinh viên theo học ngành báo chí là thừa?
 2. Theo như em được biết, trong khi Học viện Báo chí và tuyên truyền có từng khoa riêng biệt để đào tạo từng lĩnh vực về báo chí thì trường KHXH và NV thì chỉ có một khoa để đào tạo tổng hợp cả báo in, báo truyền hình, báo ảnh. Vậy ưu điểm và hạn chế của khoa này ở trường KHXH và NV là gì?
 3. Theo các thầy cô thì điểm của khoa báo chí của trường KHXH và NV năm nay có nhiều biến động không? Thường thì mọi năm, khoa báo chí tuyển đủ sinh viên rất nhanh phải không ạ?
 4. Nếu việc tuyển sinh kéo dài đến tháng 12 thì việc nhập học thay đổi như thê nào ạ? 5. Các thầy cô có thể cung cấp cho em một số trang web là diễn đàn của các anh chị sinh viên của trường để giao lưu, trao đổi không ạ? TS Nguyễn Thị Thanh Huyền: Cám ơn 05 câu hỏi của em. Chúng tôi tìm thấy các câu trả lời chính trong các câu hỏi của em. Nếu em thực sự quan tâm đến Khoa và Trường, em vui lòng tham khảo đường link dưới đây: //2dzanga.com Chào thầy/cô, năm nay em dự định thi ngành Tâm lí học, em thi thử đại học ở trường được 18 điểm vậy cơ hội của em như thế nào? Th.S Nguyễn Văn Lượt: Chào em, rất hoan nghênh em thi vào ngành Tâm lí học. Dưới đây là thông tin về chỉ tiêu, điểm chuẩn và số lượng hồ sơ đăng kí dự thi vào ngành Tâm lí học trong 3 năm gần nhất. Em có thể tham khảo và có lựa chọn phù hợp với mình. - Điểm chuẩn (nguyện vọng 1): năm 2009, khối C-18 điểm, khối D-18 điểm; năm 2010, khối A-17 điểm, khối C-19 điểm, khối D-18 điểm; năm 2011, khối A-16.5 điểm, khối C-18.5 điểm, khối D-19 điểm. - Chỉ tiêu: mỗi năm 80 chỉ tiêu; Hồ sơ đăng kí dự thi năm 2009: 537 hồ sơ, năm 2010: 585 hồ sơ, năm 2011: 579 hồ sơ. Lưu ý: Mã dự thi vào ngành Tâm lí học là D310401 Hẹn gặp lại em tại Khoa Tâm lí học. Em kinh chao cac thay co. Nam nay em dinh thi vao khoa cong tac xa hoi vay thay co co the cho em hoi la nganh cong tac xa hoi khi ra truong xe duoc lam viec tai dau va nhu cau cua xa hoi co lon k? Em xin chan thanh cam on! PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Chào em, Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ từ 2010 đến 2020 chúng ta phải đào tạo lại và đào tạo 60.000 cán bộ, nhân viên xã hội cho ngành Lao động Thương binh - Xã hội đạt trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Nhu cầu xã hội hiện đang rất lớn về đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Về cơ bản, ngành CTXH là một ngành mới ở nước ta đã và được đào tạo chuyên nghiệp ở bậc cử nhân trong gần chục năm gần đây. Về đào tạo Sau đại học thì hiện nay Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐHQGHN là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong cả nước hiện đang đào tạo thạc sĩ CTXH. Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc tại các Ban, Ngành liên quan tới phát triển chính sách xã hội (Bộ LĐ, TB&XH ...) các Trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của nhà nước (trung tâm bảo trợ xã hội ...) Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em, người khuyết tật, sức khoẻ .. Các cơ quan Nhà nước: Trường học, Bệnh viện. cơ quan bảo vệ Bà mẹ và trẻ em. Đồng thời có thể làm giảng viên đại học của các trường đại học, cao đảng có đào tạo về CTXH, làm nhà tham vấn trong các trung tâm hỗ trợ tâm lí xã hội, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện và trường học, cán bộ nghiên cứu và cán bộ dự án phát triển cộng đồng. Sẽ còn rất nhiều cơ hội việc làm khác, nhưng trước hết em phải tập trung để đỗ trong kì thi truyển đại học vào ngành CTXH đã. Chúc em thành công trong cuộc sống Thưa thầy/cô, thầy/cô có thể cho em một ví dụ về một công việc cụ thể mà sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể làm? PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa: Chào em, một ví dụ cụ thể thể này. Trước khi xây dựng một con đường đi qua một khu dân cư, người làm xã hội học có thể được mời đến để đánh giá tác động của việc xây dựng con đường lên đời sống kinh tế, xã hội của người dân ở đây. Kết quả nghiên cứu của nhà Xã hội học giúp cho việc đưa ra các giải pháp để giải phóng mặt bằng, bố trì lại nghề nghiệp, việc làm cho cộng đồng dân cư, giúp cho việc xây dựng quy hoạch kinh tế xã hội để phát triển cộng đồng dân cư,.... Như vậy, em có thể hình dung rằng, người tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể làm việc cho các viện, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức tư vấn, các cơ

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây