Trong thời gian qua, từ 25/3 đến 05/4/2012, Trường ĐHKHXH&NV đã nhận được nhiều câu hỏi của các thí sinh về kì thi tuyển sinh đại học 2012. Ngoài các câu hỏi chung về lựa chọn ngành thi, quy chế tuyển sinh, chúng tôi đã phân loại và tập trung trả lời về các ngành Tâm lí học, Du lịch học, Đông phương học.
1. Phần trả lời của Phòng Đào tạo
1.1. Lựa chọn ngành dự thi
Em chào các thầy cô giáo? Em là học sinh lớp 12 và sẽ bước vào kì thi tuyển sinh đại học năm 2012 nay. Em muốn dự thi vào trường nhưng đang phân vân giữa khoa Lưu trữ học và khoa Thông tin học. Xin thầy cô cho em biết học khoa nào khi ra trường em có cơ hội làm việc với phần mềm máy tính nhiều hơn ạ?
Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo: Cơ hội việc làm sau này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng giữa 02 ngành học này có sự khác biệt đôi chút trong việc đào tạo các kĩ năng liên quan đến tin học. Cụ thể sinh viên ngành Lưu trữ học sẽ được tập trung học các kĩ năng tin học liên quan đến quản trị văn phòng, lưu trữ và quản lí hồ sơ; trong khi đó sinh viên ngành Thông tin học lại được tập trung học các kĩ năng tin học liên quan đến xử lí thông tin, khai thác phần mềm quản lí thông tin và thư viện. Mặc dù sự khác biệt chỉ mang tính chất tương đối, nhưng hi vọng sẽ là một gợi mở để em có thể chọn lựa 1 ngành học phù hợp.
Em chào các thầy cô ạ! Em có khá nhiều sở thích liên quan đến điện ảnh, văn học nghệ thuật, ngoại ngữ…vì vậy nên em đang rất phân vân trước 2 ngành học của trường là ngành Văn học và Quốc tế học. Mong các thầy cô tư vấn giúp em chọn ngành học hợp lí nhất và có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường ạ. Em xin cảm ơn!
Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo: Nếu chỉ xét đến các sở thích của em thì có lẽ ngành Văn học sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cho em. Còn cơ hội việc làm sau khi ra trường thì dù em học ngành nào trong 02 ngành này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm để em lựa chọn. Chúc em thành công.
Thưa thầy cô, theo em được biết, ngành Ngôn ngữ học ở trường có chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế. Vậy học phí của ngành này cũng bằng các ngành khác hay cao hơn ạ?
Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo: Năm học 2011-2012, mức học phí đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ học tương đương với sinh viên hệ CLC của Trường là 400.000đ/tháng, cao hơn 45.000đ/tháng so với sinh viên hệ chính quy các ngành học khác em ạ. Như vậy, mức học phí có chênh lệch nhưng cũng không đáng kể so với những ưu tiên về kinh phí hỗ trợ học tiếng Anh, học bổng mà sinh viên ngành Ngôn ngữ học đang được hưởng.
1.2. Thủ tục, quy chế
+ Em doc quyen nhung dieu can biet.. thay truong DH KHXH-NV truc thuoc DH QGHN, o trang 17 co viet truong DHKHXH-NV to chuc thi khoi C con DHTN to chuc thi khoi A,A1,B. khong biet truong to chuc thi ntn? Vay khi dang ki vao truong DHKHXH-NV khoi B nganh tam li hoc thi dien vao Phieu DKDT Muc 2 hay la Muc 3 va Muc 2 dien ntn?
+ Em thi khối C, muốn nộp hồ sơ tại trường ĐH KHXH & NV từ ngày 17/4, vậy trong mục 13. Nơi nộp hồ sơ ĐKDT và Mã số đơn vị ĐKDT thì phải ghi như thế nào ạ?
+ Em là thí sinh tự do ở nghệ an muốn thi khối A vào trường thì hồ sơ ĐKDT phải ra tận trường Đai học Khoa Học Tự Nhiên để nộp ạ.em nộp tại phòng GDDT và đăng kí cụm thi ở vinh có đc ko ạ?
+ Thua thay co.e du dinh thi nganh du lich hoc cua truong.e thi khoi d1 nhung truong chi to chuc thi khoi c.vay thi trong ho so DKDT e phai ghi ntn a?chi ghi o muc 2 ma k phai ghi o muc 3 a?nghia la phai lam ho so dang ki thi nho 1 truong dh khac va lay ket qua xet ve truong dh KHXH & NV a?
+ Em chào các thầy cô. Năm nay em thi đại học, và có một số thắc mắc muốn được các thầy cô giải đáp. Thứ nhất, mục số 13 trong phiếu đăng kí dự thi đại học: em ghi nơi nộp hồ sơ là tại trường ĐH KHXH-NV thì em phải ghi mã đơn vị ĐKDT là bao nhiều ạ? Thứ hai, hạn cuối thời gian nộp hồ sơ đăng kí dự thi vào trường là ngày bao nhiêu ạ?
Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo: Liên quan đến việc hướng dẫn khai và nộp hồ sơ ĐKDT, các thí sinh xem chi tiết tại địa chỉ sau: //2dzanga.com/tu-van-khoi-thi-va-noi-nop-ho-so-tuyen-sinh-dh-2012/5699.
Với các thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thì mục 13 sẽ ghi mã đơn vị ĐKDT là 99.
Em muốn hỏi về việc hưởng ưu tiên theo khu vực. Trong 2 năm học lớp 10 và lớp 11, em học tại trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Xuân, Hà Nội. Đến năm lớp 12, em chuyển về học tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hạ Long, Quảng Ninh. Vậy các thầy cho em hỏi trong mục khoanh khu vực hưởng quyền ưu tiên, em phải khoanh KV2 hay KV3 ạ? Em xin cảm ơn!
Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo: Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành, thì em sẽ hưởng khu vực ưu tiên của Trường THPT Đào Duy Từ, Thanh Xuân, Hà Nội do em đã có 02 năm học tại đây. Chúc em thành công.
2. Phần trả lời của Khoa Tâm lí học
Em muốn đăng kí vào khoa tâm lí học của trường nhưng chỉ tiêu là 80 và không tuyển nguyện vọng 2 thì tỉ lệ chọi của ngành này cao không ạ?
ThS Nguyễn Văn Lượt – Phó Chủ nhiệm Khoa Tâm lí học: Chào em, trước tiên phải đính chính lại là không phải ngành Tâm lí học chỉ tuyển nguyện vọng 1. Việc có tuyển nguyện vọng 2 không còn phụ thuộc vào điểm thí sinh và điểm chuẩn của nhà trường tuỳ theo từng năm.
Dưới đây là thông tin về chỉ tiêu, điểm chuẩn và số lượng hồ sơ đăng kí dự thi vào ngành Tâm lí học trong 3 năm gần nhất. Em có thể tham khảo và có lựa chọn phù hợp với mình.
- Điểm chuẩn (nguyện vọng 1): năm 2009, khối C-18 điểm, khối D-18 điểm; năm 2010, khối A-17 điểm, khối C-19 điểm, khối D-18 điểm; năm 2011, khối A-16.5 điểm, khối C-18.5 điểm, khối D-19 điểm.
- Chỉ tiêu: mỗi năm 80 chỉ tiêu; Hồ sơ đăng kí dự thi năm 2009: 537 hồ sơ, năm 2010: 585 hồ sơ, năm 2011: 579 hồ sơ.
Lưu ý: Mã dự thi vào ngành Tâm lí học là D310401
Chúc em thành công!
Theo em tìm hiểu thì ở Hà Nội chỉ có ĐHKHXH&NV và ĐH Sư phạm HN là đào tạo ngành tâm lí học nhưng trường nào đào tạo chuyên sâu hơn ạ? Có sự khác nhau gì trong cách giảng dạy của 2 trường này ạ?
ThS Nguyễn Văn Lượt – Phó Chủ nhiệm Khoa Tâm lí học: Chào em, hiện nay ở Hà Nội có 3 nơi đào tạo ngành Tâm lí học bao gồm: game đánh chắn online đổi thưởng
, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Tâm lí học với chỉ 1 chuyên ngành là Tâm lí học học đường) và Học viện Quản lí giáo dục (bắt đầu tuyển sinh từ năm 2006).
Ngành Tâm lí học đã được đào tạo tại game đánh chắn online đổi thưởng
từ năm 1992. Với truyền thống 21 năm đào tạo, SV học ngành này sẽ được trang bị những tri thức cơ bản, hệ thống và đại về chuyên ngành Tâm lí học. Đến cuối năm thứ 3, SV được quyền lựa chọn 1 trong bốn hướng chuyên ngành Tâm lí học xã hội, Tâm lí học quản lí- kinh doanh, Tâm lí học tham vấn, Tâm lí học trị liệu. Đội ngũ giảng dạy hiện nay của Khoa có 21 giảng viên, trong đó 10 người có học vị TS, 1 GS và 5 PGS. Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đang đầu tư xây dựng phòng thực hành tâm lí học để Khoa đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đó là một tin rất quan trọng với những thí sinh có nguyện vọng học ngành Tâm lí học bởi đây là cơ sở thực hành trực tiếp tại Trường bên cạnh hệ thống cơ sở thực hành trong cộng đồng mà khoa đã xây dựng nhiều năm qua.
Em muon theo nganh tam li hoc. Cho em hoi em phai co nhung yeu to co ban nao, em muon nho thay co tu van ho em, va dieu kien lam viec sau khi ra truong nhu the nao.
ThS Nguyễn Văn Lượt – Phó Chủ nhiệm Khoa Tâm lí học: Chào em, SV học ngành Tâm lí học cần có một số phẩm chất và kĩ năng sau:
- Một số phẩm chất tâm lí cần thiết:
- Trung thực, tôn trọng người khác.
- Khách quan, không phán xét, đánh giá đối với những khúc mắc tâm lí của người khác.
- Nhạy cảm.
- Cởi mở
- Chịu được áp lực cao trong công việc.
- Kiên nhẫn.
- Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc…
- Một số kĩ năng cần có:
- Biết lắng nghe.
- Có khả năng chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu vấn đề.
- Có khả năng khéo léo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, diễn đạt ngôn từ tốt.
- Có khả năng phân tích, tổng hơp vấn đề
- Có kĩ năng xử lí thông tin.
- Có kĩ năng thuyết phục…
Về điều kiện làm việc thì khó để diễn tả ngắn gọn cho em được, Thầy mời em xem clip giới thiệu về 1 nghề của sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lí học để em hình dung xem nhé. Mời em bấm vào địa chỉ này:
//2dzanga.com/nganh-tam-li-hoc/1669
3. Phần trả lời của Khoa Du lịch học
Em muốn hỏi thi nganh qủan trị dịch vụ du lich và lữ hành có nhân đôi môn tiếng anh không ạ. Và học phí là bao nhiêu?
ThS Nguyễn Thu Thuỷ – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch học: Chào em. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tuyển sinh các khối C, D và A. Điểm tiếng Anh không nhân đôi tuy nhiên học giỏi ngoại ngữ là một lợi thế cho sinh viên sau khi tốt nghiệp khi làm việc tại các vị trí nghề nghiệp của ngành du lịch. Chúc em thành công.
Học phí của sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong năm học 2012 – 2013 cao nhất là 480.000đ/tháng. Đây là mức học phí được Chính phủ quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP, ngày 14/5/2010.
Em muốn thi vào ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường ta, các thầy cô có thể cho em biết:
1. ngành này có những chuyên ngành gì?
2. thực tập thì ở đâu và vào thời gian nào? trường mình có liên kết cho sv đi du học ngành này không ạ?
3. khi vào học thì có học thêm môn ngoại ngữ nào không?
4. học ngành này có thể dăng kí học song song thêm ngành nào của trường không?
ThS Nguyễn Thu Thuỷ – Phó Chủ nhiệm khoa Du lịch học: Chào em, rất vui vì em đã quan tâm đến ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Học đến năm thứ ba, sinh viên có thể lựa chọn một trong hai hướng chuyên ngành là Quản trị lữ hành và Quản trị khách sạn. Cả khoá học có 3 kì thực tập bắt buộc, bao gồm:
- Thực tập tổng hợp với chuyến hành trình 10 ngày từ Hà Nội tới Quảng Ngãi, thời gian thực hiện trong khoảng cuối kì học thứ 4 đến kì học thứ 6 tuỳ thuộc tiến trình đào tạo cụ thể. Hiện Khoa Du lịch học cũng đang thí điểm triến khai một số chương trình kiến tập, thực tập đa dạng tại nước ngoài (5-7 ngày) như Trung Quốc, Thái Lan, Lào... để sinh viên có thể tự nguyện lựa chọn.
- Thực tập chuyên ngành lữ hành hoặc khách sạn trong kì học thứ 7, yêu cầu cụ thể do giáo viên chuyên ngành quy định phù hợp nội dung đào tạo
- Thực tập tốt nghiệp tại các nhà hàng, khách sạn, công ti lữ hành, đơn vị kinh doanh dịch vụ, cơ quan quản lí nhà nước... trong ngành du lịch. Đây đều là các đối tác đã kí kết hợp tác với Khoa hoặc sinh viên có thể tự lựa chọn theo nhu cầu.
Ngoài ra còn có các kì kiến thực, thực tập tự nguyện khác do giáo viên môn học tổ chức. Sinh viên từ năm thứ 2 có thể lựa chọn tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại Singapore với đối tác là hơn 20 công ti đa quốc gia trong thời gian từ 6-12 tháng. Chương trình do Công ti Dịch vụ Khoa học và Du lịch trực thuộc Trường thực hiện. Sinh viên được hưởng lương >8 triệu đồng cho 44h-48h thực tập mỗi tháng, được cung cấp chỗ ở, ít nhất 01 bữa ăn/ngày và các điều kiện bảo hiểm khác. Sinh viên được nhận chứng chỉ đã hoàn thành chương trình thực tập của đơn vị thực tập.
Theo học ngành này, sinh viên có thể lựa chọn học chính thức 1 trong 4 ngoại ngữ là Anh, Nga, Pháp, Trung và đăng kí học thêm bất kì ngoại ngữ nào (với hình thức tích luỹ tín chỉ). Từ năm thứ 2, sinh viên đạt điều kiện có thể đăng kí theo học các ngành học có đào tạo bằng kép do các trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội quản lí.
Về các chương trình liên kết quốc tế, sinh viên có thể tham gia các chương trình đào tạo 2+2 với Đại học Quảng Tây (Trung Quốc), 3+1 với Đại học Pussan (Hàn Quốc), trao đổi sinh viên 01 học kì với Đại học Munich (Đức) với học phí ưu đãi. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị khách sạn bằng tiếng Anh với Đại học Toulouse II (Pháp). Hiện tại Khoa Du lịch học đang đàm phán và triển khai các chương trình đào tạo liên kết khác với các Trường Đại học tại Thailand, Malaysia, Scotland, New Zealand...
4. Phần trả lời của Khoa Đông phương học
Cho em hỏi thi vào ngành Hàn Quốc học khối D1, Anh văn có nhân hệ số 2 không ạ?
TS Phạm Thị Thu Giang – Phó Chủ nhiệm Khoa Đông phương học: Chào em, trước hết, lưu ý với em là em cần xem chính xác ngành Hàn Quốc học em hỏi do trường nào tuyển sinh bởi ở Trường Đại học KHXH&NV, khoa Đông phương học thì đào tạo Cử nhân ngành Đông phương học, chuyên ngành Hàn Quốc học. Đây là điểm khác so với 1 số trường khác đào tạo cử ngành ngành Hàn Quốc học.
Còn với ngành Đông phương học của Trường ĐH KHXH&NV thì có tuyển sinh khối D1 (cho đến D6) nhưng không nhân hệ số 2 đối với môn ngoại ngữ.
Em chưa biết tiếng Hàn thì có thể theo học ngành này được không? Rm cũng rất yêu thich về du lịch Hàn Quốc, học ngành này có thể làm trong lĩnh vực đó được không ạ hay phải học đúng ngành du lịch? Em xin cám ơn.
TS Phạm Thị Thu Giang – Phó Chủ nhiệm Khoa Đông phương học: Chào em. Nếu em thi đỗ vào Khoa Đông phương học thì sang học kì II năm thứ nhất mới bắt đầu phân chuyên ngành và mới bắt đầu học ngoại ngữ của chuyên ngành đó từ trình độ sơ cấp. Vì vậy, nếu em chưa biết tiếng Hàn trước khi vào Khoa thì cũng không có vấn đề gì đáng ngại. Hầu hết các bạn sinh viên đều như vậy, nên các bạn sẽ được học từ bảng chữ cái. Sau khi tốt nghiệp em hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Hàn đó để làm trong lĩnh vực du lịch nếu em có thiên hướng về ngành đó.
Ngành Đông phương học cơ hội nhận học bổng có cao không ạ? Những điều kiện để đạt được học bổng?
TS Phạm Thị Thu Giang – Phó Chủ nhiệm Khoa Đông phương học: Sinh viên Khoa Đông phương học có thể nhận được các học bổng sau:
- Học bổng theo quy định của BGD&ĐT
- Học bổng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Học bổng đi lưu học tại nước ngoài
Sau khi vào Khoa Đông phương học 1 học kì thì nhà trường và Khoa sẽ tiến hành phân chuyên ngành dựa trên điểm thi của học kì đầu tiên đó và chỉ tiêu của từng Bộ môn. Cơ hội đi lưu học ở mỗi bộ môn có khác nhau ít nhiều, nhưng thông thường các sinh viên sẽ có cơ hội nhận được học bổng đi nước ngoài từ cuối năm thứ 2 đến cuối năm thứ 3. Do có quan hệ tốt với các tổ chức và trường đại học nước ngoài, nên cơ hội được nhận học bổng loại này của sinh viên Khoa Đông phương là khá cao so với mặt bằng chung của các khoa khác trong trường hiện nay.
Theo như em được biết, sau năm thứ nhất nhà trường sẽ dựa vào điểm tổng kết học kì đầu tiên và nguyện vọng của sinh viên để xếp vào các chuyên ngành. Như vậy có nghĩa là mỗi chuyên ngành đòi hỏi một kết quả học tập khác nhau ạ? Và nếu kết quả học tập của em không được tốt em có thể được học chuyên ngành mà mình yêu thích hay không?
TS Phạm Thị Thu Giang – Phó Chủ nhiệm Khoa Đông phương học: Sau khi vào Khoa Đông phương học 1 học kì thì nhà trường và Khoa sẽ tiến hành phân chuyên ngành dựa trên điểm thi của học kì đầu tiên đó và chỉ tiêu của từng Bộ môn. Nghĩa là việc xếp chuyên ngành này sẽ tiến hành vào thời điểm cuối học kì I năm thứ nhất và sinh viên sẽ vào học chuyên ngành từ học kì II năm học đó. Đúng như em nói, mỗi chuyên ngành sẽ đòi hỏi một kết quả học tập khác nhau tuỳ vào số lượng và điểm trung bình học kì I năm thứ nhất của sinh viên có nguyện vọng cũng như chỉ tiêu của từng ngành. Vì vậy, kết quả học tập của em sẽ là vô cùng quan trọng, nhưng cũng còn phụ thuộc vào việc em sẽ đăng kí vào chuyên ngành nào. Chúc em luôn thành công.
Em muốn thi vào Khoa Đông phương học. Các thầy cô có thể cho em biết tên của những công ty, cơ quan mà sau này tốt nghiệp em có thể làm việc? Em vẫn còn khá mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường?
TS Phạm Thị Thu Giang – Phó Chủ nhiệm Khoa Đông phương học: Không biết em dự định thi vào ngành nào của Khoa Đông phương học, nhưng tựu trung sinh viên của Khoa sau khi ra trường thường làm việc tại các cơ quan sau:
- Các cơ quan đào tạo, nghiên cứu
- Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
- Các tổ chức quốc tế
- Các cơ quan hành chính liên quan.
Cụ thể như sinh viên ngành Nhật Bản học sau khi ra trường sẽ làm việc tại các cơ quan sau:
- Các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học, đại học...có giảng dạy tiếng Nhật hoặc văn hoá Nhật Bản.
- Viện Đông Bắc Á (trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) hoặc các trung tâm có nghiên cứu về Nhật Bản
- Doanh nghiệp trong nước có đối tác là các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp liên doanh Việt-Nhật hoặc doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản.
- Đại sứ quán, Lãnh sự quán Nhật Bản, Quỹ giao lưu văn hoá Nhật Bản (Japan Foundation), Tổ chức JICA...
- Bộ ngoại giao, Sở ngoại vụ các địa phương...
Mời quý vị và các bạn tiếp tục đặt câu hỏi
TẠI ĐÂY.
Xem thêm: