Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Kết thúc chương trình đánh giá đồng cấp chương trình cử nhân CLC ngành Văn học

Thứ tư - 06/01/2016 20:52
Sau hai ngày làm việc liên tục, chiều nay (ngày 6/1/2016) đoàn chuyên gia đã có buổi làm việc cuối cùng với đại diện Ban Giám hiệu, các Phòng ban chức năng và đội ngũ cán bộ giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN về đánh giá đồng cấp chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao (CLC) ngành Văn học.
Kết thúc chương trình đánh giá đồng cấp chương trình cử nhân CLC ngành Văn học
Kết thúc chương trình đánh giá đồng cấp chương trình cử nhân CLC ngành Văn học

Mở đầu chương trình làm việc, TS. Nguyễn Thị Tuyết, Trưởng đoàn đánh giá chất lượng đồng cấp đã thay mặt đoàn chuyên gia, báo cáo những phát hiện chính trong quá trình thực hiện đánh giá hai ngày vừa qua (từ ngày 5 đến ngày 6/1/2016).

Đoàn thực hiện đánh giá dựa trên các nguyên tắc: kiểm tra tính xác thực, không chứng minh; đánh giá các minh chứng; kiểm tra chéo thông tin; xác minh độc lập; đánh giá trên tổng thể và hệ thống và kiến nghị theo quan điểm "Làm đúng trước khi làm tốt".

TS. Nguyễn Thị Tuyết, Trưởng đoàn đánh giá đang báo cáo những phát hiện trong quá trình thực hiện đánh giá vừa qua

Từ nguyên tắc đó, đoàn đánh giá đã chỉ ra một số điểm nổi bật của chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Văn học của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN như sau:

Chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo (CTĐT) được xây dựng từ năm 2012 và điều chỉnh, cập nhật năm 2015 đã nêu rõ các khối kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức cá nhân, nghề nghiệp và xã hội phù hợp với mục tiêu giáo dục của Nhà trường và định hướng phát triển của ngành, chuyên ngành và những vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận.

CTĐT có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các nội dung và hướng tới đạt CĐR đã công bố; các học phần trong CTĐT đảm bảo triết lí sư phạm, đảm bảo tính kế thừa và liên thông giữa các ngành học và cấp học; đảm bảo độ rộng của khối kiến thức nền tảng liên quan đến ngành; có khối lượng tín chỉ và học phần dành riêng cho hệ đào tạo CLC theo quy định.

Nội dung của CTĐT được điều chỉnh theo giai đoạn 2006, 2012 và 2015 với sự tham gia của toàn thể giảng viên và Hội đồng khoa học của Khoa.

Khoa ban hành chiến lược giảng dạy và học tập (9/2012) hướng tới việc lấy sinh viên làm trung tâm; chiến lược này phù hợp với mục tiêu và CĐR của CTĐT, chú trọng việc đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, khuyến khích sinh viên chủ động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề dưới sự hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn của giảng viên.

Quy trình tuyển chọn sinh viên CLC minh bạch, rõ ràng.

Việc theo dõi kết quả học tập của sinh viên trong suốt quá trình học tập được thực hiện bài bản, có hệ thống thông qua phần mềm quản lý đào tạo.

Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đa dạng, đảm bảo tính chính xác, công bằng và minh bạch; chuẩn đánh giá rõ ràng, nhất quán và được thông báo công khai trước khi bắt đầu mỗi môn học.

Hoạt động tư vấn cho người học được thực hiện có hiệu quả.

Quy trình tuyển chọn giảng viên tham gia thực hiện CTĐT đảm bảo quy định; có chiến lược phát triển đội ngũ theo lộ trình đề ra.

Đội ngũ giảng viên có năng lực, giàu kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao (45,2% có học vị TS; 26,2% là PGS và 17/19 cán bộ đang làm NCS).

TS. Nguyễn Thị Thu Hương, thư ký đoàn đánh giá cũng cung cấp thêm một số khía cạnh trong chương trình đào tạo cử nhân CLC ngành Văn học

Sinh viên được đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định của ĐHQGHN đối với hệ đào tạo CLC, được tham gia đánh giá môn học, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và đánh giá chất lượng khóa học trước khi ra trường.

Hoạt động NCKH của giảng viên đáp ứng yêu cầu; sản phẩm nghiên cứu có chất lượng, đạt được những giải thưởng cao của ĐHQGHN; có những công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

Tài liệu học tập, tham khảo ở phòng tư liệu của Khoa tương đối đầy đủ.

Người học, cựu người học, giảng viên và nhà tuyển dụng nói chung khá hài lòng về CTĐT; sinh viên tốt nghiệp của CTĐT được đánh giá cao về tư duy tổng hợp, khả năng nghiên cứu và lập kế hoạch.

Bên cạnh những điểm nổi bật, TS. Nguyễn Thị Tuyết, Trưởng đoàn đánh giá cũng đưa ra những lĩnh vực mà chương trình đào tạo CLC ngành Văn học cần cải tiến trong thời gian sắp tới.

Trao đổi tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Thị Thu Hương, thư ký đoàn đánh giá cũng cung cấp thêm một số khía cạnh trong chương trình đào tạo cử nhân CLC ngành Văn học. Theo TS. Hương, hiện nay chương trình đang có độ vênh giữa CĐR với vấn đề việc làm của sinh viên. Ví dụ như, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của chương trình chuyển sang làm việc thuộc lĩnh vực báo chí truyền thông còn cao, trong khi tỷ lệ làm đúng công việc theo định hướng lại thấp (khoảng 20%).

"Vấn đề truyền thông và kết nối còn chưa tốt. Minh chứng qua việc người học mới chỉ biết về CĐR, nhưng lại chưa rõ ràng về định hướng nghề nghiệp; người học chưa hiểu hết mục đích của hoạt động phản hồi và đánh giá; các nhà tuyển dụng muốn đến với sinh viên của khoa những lại không có cơ hội", TS. Nguyễn Thị Thu Hương chia sẻ.

TS. Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt khoa, TS. Phạm Xuân Thạch, Trưởng Khoa Văn học đã gửi những lời cảm ơn đoàn đánh giá vì đã cung cấp cho Khoa có những thông tin để cải tiến hữu ích.

"Việc triển khai đánh giá chương trình cử nhân CLC ngành Văn học là hoạt động rất quan trọng. Nó giống như bắt và chuẩn đoán bệnh cho trình đào tạo, giống như con người, với hoạt động định kỳ khám sức khỏe, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển bền vững trong tương lai", TS. Phạm Xuân Thạch nói.

Đánh giá cao nhận thức của cán bộ và giảng viên khoa Văn học về hoạt động kiểm định chất lượng, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá chương trình cử nhân CLC ngành Văn học chia sẻ: Với thời gian làm việc hai ngày, đoàn đánh giá đã phát hiện ra rất nhiều vấn đề quan trọng về chương trình đào tạo cử nhân CLC ngành Văn học. Điều này minh chứng cho công sức làm việc rất nghiêm túc và hiệu quả.

PGS.TS Trần Thị Minh Hòa cũng chia sẻ, trong năm 2016, Nhà trường sẽ có dự án đầu tư các phòng học thông minh. Điều này sẽ phần nào khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất cho chương trình đào tạo cử nhân CLC ngành Văn học.

Trao đổi về ý kiến của đoàn đánh giá quanh vấn đề làm sao tương thích CĐR với nhu cầu xã hội, PGS. TS Trần Thị Minh Hòa nói: "Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là đúng, nhưng không phải bằng mọi cách. Triết lý của chương trình cử nhân CLC ngành Văn học là đào tạo đội ngũ chất lượng đỉnh cao về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nên không  thể chạy theo nhu cầu xã hội bằng mọi cách được. Tất nhiên, Khoa Văn cũng cần phải nghiên cứu để tìm ra những chiến lược phù hợp trong định hướng phát triển".

"Kiểm định là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. Nhưng quan trọng hơn sự kiểm định đó là vấn đề đảm bảo chất lượng", PGS.TS Trần Thị Minh Hòa nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình đánh giá để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Kết thúc hai ngày làm việc, đoàn đánh giá sẽ hoàn thiện và gửi báo cáo về trường trong khoảng thời gian hai tuần.

Tác giả: Đình Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây