Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Dự kiến sẽ kiểm định thêm 5 chương trình đào tạo trong thời gian tới

Thứ năm - 07/01/2016 01:41
Năm chương trình dự kiến sẽ kiểm định trong năm 2016 là chương trình đào tạo của Khoa Triết học – kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN; chương trình đào tạo của Khoa Tâm lý và Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VNH&TV) sẽ kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT; chương trình đào tạo của Khoa Lịch Sử và Khoa Xã hội học sẽ kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của ĐHQGHN.
Dự kiến sẽ kiểm định thêm 5 chương trình đào tạo trong thời gian tới
Dự kiến sẽ kiểm định thêm 5 chương trình đào tạo trong thời gian tới

Đó là kết quả của buổi trao đổi và làm việc vào sáng nay (ngày 7/1/2016), của PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường với đại diện lãnh đạo các Khoa Triết học, Khoa Tâm lý học, Khoa Xã hội học, Khoa VNH&TV và Khoa Lịch Sử.

Những cơ sở để triển khai

Để lãnh đạo các Khoa có góc nhìn toàn cảnh về việc đưa ra quyết định lựa chọn dự kiến kiểm định trong thời gian tới, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đã cung cấp những cứ liệu quan trọng trong việc đề xuất dự kiến lựa chọn các chương trình kiểm định trong thời gian tới.

PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu trong buổi làm việc

Với hoạt động kiểm định AUN, tiêu chí lựa chọn là các đơn vị đã trải qua quá trình kiểm định đồng cấp hoặc đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Thêm vào đó, bộ tiêu chuẩn AUN có tập trung đánh giá về đội ngũ cán bộ nhân lực, nên cần lựa chọn các khoa có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa nói.

Với bề dày gần 60 năm truyền thống nghiên cứu và đào tạo, đội ngũ cán bộ đông (39 cán bộ), chất lượng cao (có 13 cán bộ có chức danh PGS), Khoa Triết học hoàn toàn có những cơ sở quan trọng để tham gia vào hoạt động kiểm định AUN.

Thêm vào đó, kết quả đợt triển khai đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của ĐHQGHN, Khoa Triết học đã có kết quả tốt, với nhiều điểm sáng. Khoa nhận được đánh giá cao vì có thông tin phản hồi tốt từ phía người học và nhà tuyển dụng. Kết hợp với tinh thần đồng lòng, quyết tâm cao được lan tỏa trong toàn Khoa đã tạo những tiền đề rất quan trọng cho hoạt động kiểm định, đánh giá.

Khoa Tâm lý và Khoa VNH&TV là những Khoa cũng có đội ngũ cán bộ nhân lực dày dặn. Hiện nay Khoa Tâm lý có 2 GS, 5 PGS, 12/17 cán bộ là Tiến sĩ, đây là những cán bộ chuyên gia đầu ngành cả nước về tâm lý học của cả nước. Khoa VNH&TV có đội ngũ nhân lực tốt, nhưng ngành Việt Nam học còn mới, nên sẽ có khó khăn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền cho đánh giá ngoài theo bộ tiêu chí của Bộ GD&ĐT.

Toàn cảnh buổi làm việc

Chương trình đánh giá đồng cấp dự kiến sẽ áp dụng cho chương trình cử nhân chất lượng cao Khoa Lịch sử, vì theo quy định của ĐHQGHN, chương trình đào tạo chất lượng cao, sau 5 năm phải tiến hành hoạt động đánh giá kiểm định. Khoa Xã hội học cũng có nhiều điểm mạnh về đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên, nên cũng có thể triển khai kiểm định đồng cấp trong thời gian sắp tới.

Chuẩn bị cho công tác kiểm định

Với vai trò tham gia chỉ đạo trực tiếp nhiều chương trình kiểm định, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm đối với các Khoa sẽ tiến hành kiểm định trong thời gian tới.

Các Khoa cần xác định quan điểm “Kiểm định là khám sức khỏe định kỳ” ngay trước khi tiến hành hoạt động này. Đây là hoạt động có giá trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các đơn vị nói riêng và tập thể Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nói chung. Với tinh thần đó, toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của các Khoa cần thể hiện tinh thần, ý chí đoàn kết, quyết tâm cao độ để thực hiện đúng tiến độ công việc.

Chia sẻ về một số khó khăn chung của Nhà trường, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa nói: “Một trong những khó khăn chung của Nhà trường đó là vấn đề tiếng Anh của các thầy cô, sinh viên. Xuất phát điểm của vấn đề này là do đặc thù của Nhà trường là khối xã hội, các cán bộ đa phần lại theo học ở các nước xã hội chủ nghĩa, nên tiếng Anh còn hạn chế”.

Riêng đối với chương trình AUN, thời gian kiểm định thường sẽ cố định, khó thay đổi được, nên các Khoa cần có kế hoạch, mục tiêu phù hợp, tránh tình trạng dồn toa, ảnh hưởng đến chất lượng.

Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, tiêu chí về cơ sở vất chất là tiêu chí không thể có tức thời, nên các Khoa cũng cần có sự lưu tâm và tính toán cho phù hợp trong lộ trình kiểm định. Để sớm có công tác chuẩn bị, các Khoa nên sớm nghiên cứu các bộ tiêu chí kiểm định để có những điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.

Có một đặc điểm chung là hiện nay, trợ lý đào tạo của các Khoa đa phần là kiêm nhiệm, nên công tác lưu trữ và quản lý các minh chứng còn hạn chế. điều này tác động rất lớn tới quá trình kiểm đinh. Kinh nghiệm cho thấy, do đặc thù trên nên nhiều đơn vị khi triển khai còn mất nhiều thời gian trong việc tìm các tài liệu minh chứng. Do đó, các Khoa cần sớm triển khai số hóa hoặc quản lý các tài liệu văn bản một cách hiệu quả ngay từ bây giờ.

TS. Nguyễn Văn Chiều, Phó Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng đào tạo Nhà trường đang chia sẻ một số ý kiến tư vấn cho các Khoa

Sau phần phát biểu và các ý kiến chỉ đạo của Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Văn Chiều, Phó Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng đào tạo Nhà trường cũng cung cấp một số ý kiến tư vấn cho các Khoa trước khi tiến hành kiểm định.

Các Khoa nên truyền đạt thông điệp về hoạt động kiểm định đến toàn bộ các cán bộ giảng viên, sinh viên, học viên, nhà tuyển dụng... Vì hoạt động này sẽ liên quan, kết nối đến toàn bộ các đối tượng này.

Đồng thời các Khoa cũng nên nhất quán và bám sát văn bản hướng dẫn của bộ tiêu chí mà mình đang kiểm định, tránh rơi vào tình trạng phức tạp hóa khi tiếp cận nhiều văn bản gần với văn bản gốc.

Tiếp lời Phó Hiệu trưởng về vấn đề cơ sở vật chất, TS. Nguyễn Văn Chiều cũng lưu ý các Khoa nên tính đến hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thông qua các minh chứng chứng minh việc sử dụng và khai thác.

Các đơn vị đều đồng lòng quyết tâm thực hiện

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo 5 Khoa đều thể hiện tinh thần đồng lòng, sẵn sàng và quyết tâm triển khai các chương trình kiểm định trong thời gian sắp tới.

“Kinh nghiệm từ quá trình kiểm định đánh giá đồng cấp vừa qua, đã cung cấp cho Khoa rất nhiều những thông tin quan trọng cho sự định hướng và phát triển”, TS. Phạm Hoàng Giang, Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học chia sẻ.

TS. Phạm Hoàng Giang, Phó Chủ nhiệm Khoa Triết học chia sẻ

Dù đang trong quá trình dự kiến, nhưng trong cuộc họp gần đây, Ban Chủ nhiệm Khoa Triết học đã chủ động đề cập và quán triệt tới toàn thể cán bộ giảng viên về kế hoạch sẽ triển khai đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN trong thời gian tới.

TS. Phạm Hoàng Giang nói: “Khoa cũng đã chủ động đưa ra những kế hoạch và phương án cho những khó khăn của Khoa về các mặt, như thúc đẩy cán bộ trẻ triển khai lộ trình đăng ký 3 bước cho giảng viên về ngoại ngữ (từ tham khảo tiếng Anh đến thảo luận tiếng Anh và dần hướng tới là giảng dạy tiếng Anh); xây dựng các nhóm “tinh” trong mảng viết báo cáo và huy động toàn Khoa trong việc xây dựng các minh chứng.”

“Hoạt động kiểm định cũng là điều kiện quan trọng để Khoa nhìn lại chính mình, khắc phục điểm yếu trong lưu trữ tài liệu và khảo sát nhà tuyển dụng”, PGS.TS Trịnh Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm Khoa Xã hội học chia sẻ.

PGS.TS Trịnh Văn Tùng nói: Khoa Xã hội học có lực lượng cán bộ đã từng tham gia nhiều chương trình đánh giá nên cũng có những kinh nghiệm nhất định. Vì vậy, trong thời gian tới Khoa sẽ cố gắng triển khai các kế hoạch kiểm định đúng lộ trình.

Tác giả: Đình Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây