Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Webinar #4 "ĐÁNH THỨC HẠNH PHÚC" đã diễn ra thành công

Thứ sáu - 25/03/2022 04:33
Tối ngày 19/03/2022, Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học xã hội (CIRSS) đã tổ chức thành công Webinar #4 với chủ đề "Đánh thức hạnh phúc" trên hai nền tảng trực truyến Zoom và Facebook.

Tham dự Webinar #4: "Đánh thức hạnh phúc", PGS.TS Đinh Hồng Hải - Giảng viên Khoa Nhân học PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang - Giảng viên Khoa Xã hội học (Trường ĐHKHXH&NV) đã cùng bàn luận và chia sẻ các quan điểm về hạnh phúc dưới lăng kính khoa học một cách rất gần gũi và dễ hiểu, đồng thời giải đáp những băn khoăn, trăn trở của người tham dự về cách cảm nhận hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh.

W4 thầy Hải    W4 cô Trang  

Hai diễn giả của Webinar #4: PGS.TS Đinh Hồng Hải và PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang

Hạnh phúc là gì?

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ gửi tới hai diễn giả. Để trả lời cho câu hỏi này, PGS.TS Đinh Hồng Hải nói về hạnh phúc theo quan điểm của Nhân học theo từng thời kỳ và phân loại thành các cấp độ cá nhân, gia đình và quốc gia/nhân loại. Đặc biệt, thầy Hải chia sẻ sự khác biệt trong góc nhìn về hạnh phúc trong văn hóa Á Đông so với văn hóa phương Tây. Đó là ​muốn cảm nhận được hạnh phúc thì trước hết chúng ta phải hiểu được khổ đau là gì - chỉ khi hiểu được nỗi khổ đau, ta mới cảm nhận được niềm hạnh phúc của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Khác với PGS.TS Đinh Hồng Hải, PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang trình bày về hạnh phúc theo cách tiếp cận của Xã hội học mang tính thực chứng. Cô chia sẻ rằng hạnh phúc là cảm nhận chủ quan về bản thân và cuộc sống. Ta hạnh phúc khi ta cảm thấy hài long và mãn nguyện về bản thân và cuộc sống mình đang có. Hạnh phúc được tạo nên từ ba yếu tố: nhận thức, cảm xúc và sinh học (gene). Diễn giả nhấn mạnh rằng mặc dù gene di truyền không thể thay đổi được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hạnh phúc khi chúng ta biết cách quản lý cảm xúc và điều chỉnh nhận thức theo hướng tích cực.

Vậy làm thế nào để có hạnh phúc?

Từ quan điểm của Nhân học, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã chỉ ra rằng để có được hạnh phúc thì ta cần phải giải thoát khỏi khổ đau. Theo quan niệm của Phật Giáo, nếu ta có nghiệp tốt, ta sẽ có cuộc sống hạnh phúc ở trong kiếp này hoặc kiếp sau. Muốn có được nghiệp tốt, ta lại cần hiểu về chính pháp. Khi hiểu được nó, ta sẽ tìm được con đường giải thoát và có được hạnh phúc cho mình. Còn đối với góc nhìn của văn hóa phương Tây, PGS.TS Đinh Hồng Hải lý giải hạnh phúc dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, từ những nhu cầu cơ bản nhất ở tầng dưới tới nhu cầu tự thể hiện ở tầng trên cùng. Khi những nhu cầu phía dưới được đáp ứng hết, cá nhân sẽ có mong muốn được thể hiện bản thân, đóng góp cho xã hội. Điều này có nghĩa là, khi một người đã đủ đầy về mặt sinh lý, an toàn, tình cảm, sự tôn trọng, họ sẽ có khát khao muốn thể hiện mình và khi đó sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

Quay lại với câu hỏi “Làm thế nào để có được hạnh phúc?”,  PGS.TS Đinh Hồng Hải kết luận rằng: Hạnh phúc là do chính ta tạo ra mà không cần phải kiếm tìm đâu xa. Thầy đưa ra dẫn chứng từ cuốn sách “Mật mã hạnh phúc” của Sonja Lyubomirsky - nhà Tâm lý học tích cực người Mỹ, trong đó chỉ ra rằng: 50% hạnh phúc mang tính tự nhiên (gene, gia đình, quốc gia…), 10% do điều kiện sống, và 40% do chính bản thân chúng ta. Điều đó có nghĩa rằng, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và thay đổi bản thân để có được hạnh phúc.

Đồng quan điểm với thầy Hải, PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang chỉ ra bốn yếu tố quan trọng để có được hạnh phúc.

1. Điều chỉnh lại suy nghĩ:

  • Tránh những khái quát hóa tiêu cực: Khi nhìn nhận và phân tích vấn đề, hãy tập trung vào những dữ kiện cụ thể và những thứ ta có thể thay đổi được, tránh tập trung vào những thứ mình không thể thay đổi. Nhìn theo cách đó, ta có thể dễ phát hiện ra các cơ hội từ những khó khăn.
  • Tăng cường nhìn vào cái ta “đang có”, thay vì cái “không có”.

2. Xây dựng ý nghĩa cuộc sống: Cần rà soát lại giá trị, sở thích của mình và xác định những điều mà ta muốn theo đuổi. Khi theo đuổi được đúng thứ ta coi trọng và phù hợp với chúng ta, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, thậm chí kể cả khi mình không đạt được nó, nhưng chính quá trình được theo đuổi điều mình yêu thích, coi trọng lại đem lại cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác ở chỗ đôi khi không dễ xác định điều mình muốn và phù hợp với mình là gì, đôi khi khó có thể xác định đâu là điều thực sự quan trọng và phù hợp với con người chúng ta, đâu là điều mà xã hội coi trọng và truyền bá cho chúng ta, khiến chúng ta hiểu nhầm đó là điều ta muốn.

3. Chữa lành những tổn thương: Nếu những tổn thương từ quá khứ vẫn chưa được chữa lành, nó có thể ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận về cuộc sống ở hiện tại. Lúc này ta nên gặp những chuyên gia để chữa lành cho những tổn thương trong mình, và sau đó mới có thể dễ dàng mở lòng để cảm nhận hạnh phúc.

4. Củng cố các yếu tố đóng góp, cụ thể là: tài chính ổn định, quan hệ xã hội, vị thế xã hội (uy tín, ảnh hưởng), gia đình, sức khỏe thế chất, các giá trị đạo đức, các trải nghiệm tích cực.

Thông qua Webinar #4, những kiến thức Nhân học và Xã hội học của PGS.TS Đinh Hồng Hải và PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang đã phần nào giúp người tham dự thấu hiểu hơn về hạnh phúc. Từ đó, mỗi người có thể tìm ra giải pháp để đánh thức hạnh phúc ngay bên trong mình.

W4 recap 1

W4 recap 2

Nhận được sự ủng hộ vượt ngoài mong đợi, CIRSS hứa hẹn sẽ tiếp tục lên kế hoạch triển khai những Webinar tiếp theo với chủ đề vô cùng hấp dẫn và mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng.

-------------------------------------
* Center for Interdisciplinary Research in Social Sciences *

Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành các Khoa học Xã hội (CIRSS), trực thuộc game đánh chắn online đổi thưởng - ĐHQGHN

Email: [email protected]

Địa chỉ: Phòng 701 nhà M - ngõ 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Fanpage:

Tác giả: Ngọc Lan

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây