Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất liên hoan phim tài liệu Amsterdam giao lưu với sinh viên báo chí

Thứ năm - 31/03/2022 06:39
Sáng 29/3, Liên chi đoàn Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông và K65 Báo chí CLC, đã tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi chuyên môn với đạo diễn phim tài liệu Hà Lệ Diễm - người vừa đoạt giải Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021.

Đạo diễn Hà Lệ Diễm - cựu sinh viên K54 Báo chí, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, game đánh chắn online đổi thưởng - là cái tên không còn xa lạ trong giới làm phim tài liệu độc lập tại Việt Nam cũng như quốc tế. Chị là nhà làm phim tại Varan Vietnam, là nhà đồng sáng lập/Nhà sản xuất tại Doc Cicada - Nhóm các nhà làm phim độc lập tại Hà Nội.

Với cá tính mạnh mẽ, quyết đoán và tự lập, chị đã quyết tâm theo đuổi đam mê làm phim tài liệu và đã để lại dấu ấn đặc biệt qua những bộ phim như “Con đi trường học” - Đạt giải Cánh diều bạc năm 2013 ở hạng mục phim ngắn, phim “Những đứa trẻ trong sương” giúp chị đạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021.

Trở về trường sau nhiều năm lăn lộn với phim tài liệu trong vai trò là diễn giả, gặp lại các thầy cô, bạn bè thân thiết, cô cựu sinh viên K54 mang trong mình cảm xúc đặc biệt khó tả. Khi được hỏi về cơ duyên nào đã khiến chị lựa chọn theo đuổi con đường làm phim tài liệu độc lập, chị chia sẻ: “Khi là sinh viên năm hai, mình đã theo các hoạt động thực hành tại Trung tâm Nghiệp vụ báo chí và Truyền thông của Khoa Báo chí và Truyền thông. Ngày ấy trang thiết bị của Trung tâm chưa được hiện đại như bây giờ, nhưng sinh viên học với niềm đam mê kỳ lạ. Sau đó, các bạn trong lớp nói đến khóa học làm phim tài liệu miễn phí của TPD, nghe học rất thích, nên mình đã đăng ký tham gia và từ đó bén duyên với làm phim”.

“Con đi trường học” là bộ phim đầu tiên của Diễm đoạt giải Cánh diều bạc năm 2013 của Hội Điện ảnh. Đây cũng là bộ phim ngắn đầu tay do chị đảm nhiệm tất cả vai trò từ đạo diễn, sản xuất đến quay dựng phim ngay khi chị đang là sinh viên.

Lời chia sẻ của chị về quá trình vừa học vừa làm phim đã khiến cho cả khán phòng đều ngạc nhiên bởi sức bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành bộ phim: “Con đi trường học nằm trong khuôn khổ làm phim tài liệu lần hai của TPD, mình học ở trên trường rồi cuối tuần bắt xe về quê Bắc Kạn của mình để quay, khoảng 4-5 lần như vậy và kéo dài trong khoảng hai tháng… Sau giờ học trên giảng đường là mình lại bắt xe buýt đến TPD để dựng phim”.

Năm 2016, chị biết đến khóa học Varan ở Sài Gòn, chị đã quyết định nghỉ làm để tham gia học. Quyết định táo bạo này mở ra tiền đề cho sự thành công của bộ phim tài liệu “Những đứa trẻ trong sương” với giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021.

Đằng sau sự thành công này là rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ và cũng không kém phần gian nan vất vả. Cách tìm cảm hứng cũng như ý tưởng làm phim của Hà Lệ Diễm rất đặc biệt: “ Khi tìm ý tưởng, mình hay đi lại, đi nhiều nơi, khoảnh khắc nào vô tình bắt gặp được mà thấy ấn tượng, xúc động thì mình bắt đầu nghĩ về nó và làm phim từ những cảnh tượng đó”.

Mọi phân cảnh trong bộ phim của Diễm đều là quay những cảnh đang diễn ra và sắp diễn ra, vì thế, chị vừa đi quay phim vừa “đi tìm bộ phim của mình” mà không có sự chuẩn bị, kịch bản trước. Mỗi nhân vật trong các bộ phim của chị đều có những hoàn cảnh đặc biệt, đó là người mẹ nhiễm HIV một mình nuôi con trong “Con đi trường học”, hay là bé gái Di đứng giữa ranh giới của những phong tục cổ xưa với những giá trị hiện đại trong bộ phim “Những đứa trẻ trong sương”.

Để có những thước phim về nhân vật trở nên gần gũi, chân thực, chị phải đầu tư nhiều về công sức và thời gian, “làm phim tài liệu khác với làm phim truyền hình, khi làm phim tài liệu, mình ở cùng với nhân vật, dành nhiều thời gian cho nhân vật” - chị Diễm chia sẻ.

Có những lần đi Sapa để làm bộ phim “Những đứa trẻ trong sương”, chị ở lại trên đó từ một tuần đến gần một tháng, vừa quay vừa sinh hoạt cùng với nhân vật như một thành viên trong gia đình, làm những công việc đồng áng như: đi trồng lúa, đi bẻ ngô, chăn trâu…

Trả lời câu hỏi của sinh viên về kỹ năng, bài học mà chị thu nhận được khi học tập tại Khoa Báo chí và Truyền thông, nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Hà Lệ Diễm chia sẻ rằng: “Khi học báo ảnh hay truyền hình ở trên lớp, kỹ năng về cách đặt máy quay quyết định đến việc mình kể câu chuyện đó như thế nào. Kỹ năng về tìm kiếm và xử lý thông tin được học trên giảng đường đại học cũng đã giúp chị nhanh nhạy hơn so với các bạn không được đi học… Nếu yêu thích làm phim, các em cũng nên tìm kiếm thêm nguồn để xem những loại phim mình thích và tìm các khóa học để trau dồi kỹ năng”.

Bạn Công Ngọc Anh - sinh viên K65 Báo chí CLC thắc mắc: “Tại sao chị lại chọn vùng cao để làm hai bộ phim “Con đi trường học” và “Những đứa trẻ trong sương” và có những khó khăn nào mà chị gặp phải?”. Đạo diễn Hà Lệ Diễm trả lời: “Mình tự đi quay, tự xử lý về mặt kỹ thuật vì nguyên do chính là không có đủ kinh phí. Tự xử lý âm thanh bằng việc gắn mic trên máy quay dẫn đến việc lựa chọn khung hình bị hạn chế, phải ưu tiên âm thanh cho nhân vật. Vì vậy, mình không muốn làm phim ở thành phố vì rất ồn, để xử lý tiếng ồn như vậy mất rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, mình cũng thích làm phim ở vùng cao vì âm thanh ở đó rất trong và yên bình…”.

Chia sẻ kinh nghiệm làm phim, nữ đạo diễn trẻ cho rằng chìa khóa giúp chị theo đuổi đam mê và thành công chính là việc tự mình trả lời những câu hỏi như: “Mình là ai? Tạo sao mình quan tâm đến nhân vật này? Tại sao mình lựa chọn đề tài này?...”. Đây là những câu hỏi rất căn bản để mình tìm kiếm bản thân mình, tìm kiếm đam mê, tìm nhân sinh quan, thế giới quan, từ đó dẫn mình đến nhiều nơi, nhiều cơ hội, nhiều trải nghiệm.  

  • Tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội, hoạt động học tập của sinh viên luôn được gắn liền với thực hành.
  • Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông trực thuộc Viện được đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, là nơi các sinh viên ngành Báo chí làm quen với những máy quay, máy ảnh, bàn dựng, studio... Những thước phim đầu tay của các sinh viên theo nghiệp truyền hình cũng ra đời từ đây. Nhiều trong số đó sau khi ra trường trở thành phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý chủ chốt của các đài truyền hình trung ương và địa phương. Hàng trăm cựu sinh viên, học viên cao học của Viện đã đoạt các giải thưởng báo chí, làm phim quốc gia, quốc tế.
  • Viện còn hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, báo Pháp luật Việt Nam... để mở các câu lạc bộ "Vườm ươm", tạo cơ hội cho sinh viên của Viện vừa học, vừa thực hành ngay tại cơ quan báo chí.
  • Năm 2022, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 2 ngành với 3 lớp: Báo chí, Báo chí chất lượng cao (theo Thông tư 23), Quan hệ công chúng.
  • Nhà trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển:
    • Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT
    • Xét tuyển thẳng theo quy định đặc thù của Đại học quốc gia Hà Nội
    • Xét tuyển kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Xét tuyển chứng chỉ quốc tế
    • Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Thông tin chi tiết xem tại:

Tác giả: Nguyễn Thu Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây