Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tiến sĩ khoa học Đỗ Văn Khang – “Người của một thời”

Thứ ba - 28/07/2015 06:42
TSKH Đỗ Văn Khang là một trong số những nhà giáo của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có nhiều đóng góp cho khoa học liên ngành từ rất sớm. Đồng thời, Thầy cũng là người Việt Nam đầu tiên của trường Đại học Tổng hợp đạt được hai bằng Tiến sĩ danh tiếng: Tiến sĩ khoa học Mỹ học – Đại học Tổng hợp Quốc gia Nga và Tiến sĩ Ngữ văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội. Là một trong những “cây đại thụ” của nền giáo dục đại học nước nhà, hơn hết Thầy vẫn là một người giản dị, tận tâm với biết bao thế hệ sinh viên, để lại trong lòng lớp lớp học trò sự ngưỡng vọng và kính yêu.
Tiến sĩ khoa học Đỗ Văn Khang – “Người của một thời”
Tiến sĩ khoa học Đỗ Văn Khang – “Người của một thời”

Sớm “bén duyên” với khoa học

Khi là cậu thiếu niên 12 tuổi, Thầy Đỗ Văn Khang đã tản cư theo gia đình lên Tuyên Quang  trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời chiến, Thầy từng làm ở xưởng in Tô Hiệu, Việt Bắc.

Hòa bình lặp lại, chàng trai Thủ đô dấn thân hết mình cho sự nghiệp học hành, khoa cử. Là một trong số mười bốn người được vinh dự sang trời Nga học tập, Thầy chọn theo ngành Mỹ học. Làm “cách mạng” trong nghiên cứu khoa học luôn là kim chỉ nam trên con đường nghiên cứu rộng mở và đầy chông gai của Thầy. Với cá tính táo bạo và độc đáo trong nghiên cứu cùng lối tư duy khoa học, minh triết và sự ham tìm tòi, học hỏi, Thầy đã đạt được học vị Tiến sĩ khoa học Mỹ học tại trường Đại học Quốc gia Nga danh tiếng với hai lý thuyết Thuyết khoa học mới được Hội đồng khoa học Trường Đại học MGY công nhận đó là: Lý thuyết trường thẩm mỹ và Lý Thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa.

Xây dựng Khoa học liên ngành và thành lập bộ môn mới

PGS.TS khoa học Đỗ Văn Khang đã dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng nhóm bộ ba các khoa học liên ngành: Triết học - Mỹ học - Nghệ thuật học. Theo Thầy: “Muốn giỏi kiến thức phải có kiến thức liên ngành. Đó là sự tổng hòa phương pháp để đi đến mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu”.

Từ góc độ nghiên cứu tiếp cận liên ngành rộng, Thầy Đỗ Văn Khang đã xây dựng thành công bộ môn Mỹ học và Đạo đức học tại khoa Triết học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thầy đã xây dựng Mỹ học với tư cách là một khoa học nền tảng về tính thực tại đời sống của cái đẹp (Đời sống thẩm mỹ), thông qua bộ công cụ là hệ thống các phạm trù mỹ học hết sức đặc thù (như: cái đẹp, cái xấu, cái bi kịch, cái hài kịch và cái trác tuyệt). Thầy cũng đi tiên phong trong việc xây dựng môn Nghệ thuật học tại khoa Triết học từ năm 1994. Thầy Khang đã đóng góp xây dựng các bộ môn (môn học): Mỹ học Mác – Lê nin; Lịch sử Mỹ học; Cơ sở lý luận văn học (mỹ học cơ sở) và Nghệ thuật học.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Thầy Đỗ Văn Khang cùng các nhà mỹ học Việt Nam đương thời đã phát triển lý luận thẩm mỹ của chủ nghĩa Mác – Lênin trong sự vận động của văn hóa nghệ thuật dân tộc thành các đường hướng mỹ học rõ ràng, mang tính chiến đấu, tính diện mạo trong khoa học. Trong hệ thống của mình, Thầy đã xác lập mỹ học từ các mũi nhọn của khoa học triết học như sau:

Tính duy vật và tính bản thể: Sau hơn 40 năm xây dựng hệ thống mỹ học triết học có cấu trúc riêng ở Việt Nam, câu nói bền bỉ của Thầy về quyết định luận của cái đẹp vẫn là tính bản thể của nó. Chất thể giúp cái đẹp có thể tồn tại xung quanh chúng ta và ta có thể cảm biết dưới mọi hình thức thông qua các giác quan.

Tính thực tiễn văn nghệ

Thầy Khang luôn theo sát những thành tựu sáng tạo thẩm mỹ của thực tiễn văn nghệ dân tộc và trên thế giới để đóng góp lý luận mỹ học vào hoạt động phê bình mỹ học thực hành.

Tính thời đại

Thầy luôn hiện đại hóa lý luận mỹ học, chống lối tư duy tư biện và không thực tế. Đặc biệt, Thầy ưa thích phong cách tư duy mỹ học phản biện và dự báo.

Tính sáng tạo không ngừng

Bản chất con người là nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp – đây chính là nguyên lý chung về bản chất sáng tạo không ngừng của toàn bộ nhân loại theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Thầy Đỗ Văn Khang không bao giờ lơi là bản chất này trong con người của ông. GS.Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn đã nhận xét về tinh thần sáng tạo của Thầy Khang qua luận án TS văn học là: “ Mới và có nhiều đóng góp”.  

Tính hình tượng trong xây dựng mẫu người lý tưởng của một thời đại

Thầy là một trong số không nhiều các nhà mỹ học triết học Việt Nam đương đại đã xây dựng hệ thống mỹ học triết học với các phạm trù chuẩn mực mà không khô khan, do biết nắm bắt dòng chảy của lịch sử sáng tạo hình tượng nghệ thuật sinh động, cảm quan, cụ thể của các nền nghệ thuật trên thế giới và dân tộc. Điều này đã cấp cho hệ thống mỹ học của ông  “Một hình hài của đời sống nhân sinh”.

Tính phê bình

Từ góc độ tiếp cận liên ngành, ở mảng phê bình mỹ học Thầy Khang cũng miệt mài tạo dựng một phong cách phê bình văn nghệ hiện đại, nhiều tâm huyết và luôn đề cao vai trò dẫn dắt, vai trò phương pháp luận của mỹ học triết học.

Với nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở lĩnh vực lý luận thẩm mỹ, Thầy đã không ngừng nghỉ trong mục đích xây dựng một định hướng lý tưởng thẩm mỹ nằm trong cấu trúc tổng thể của hành động và nhân cách con người; trong giáo dục và bồi dưỡng năng lực cảm thụ và thưởng ngoạn nghệ thuật qua những mẫu người thời đại cụ thể. Từ đó, Thầy định hướng và bồi đắp cho bao lớp thế hệ trẻ sinh viên một kỹ năng vô cùng quan trọng (kỹ năng thụ cảm - EQ) mà không nhiều khoa học có được, đặc biệt nó có tác động tích cực đến khối sinh viên triết học, những người được học tập quá nhiều với các môn học rèn luyện tư duy thuần lý tính, khô khan.

Thầy đã công tác tại nhiều cơ quan, các trường đại học, các khoa có liên quan đến mỹ học, văn học và nghệ thuật học như trường Viết văn Nguyễn Du, Đại học Sân khấu Điện ảnh, Khoa Báo chí và truyền thông, trường Mỹ thuật Yết Kiêu, Nhạc viện Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa,...Đặc biệt, Thầy gắn bó với khoa Văn và khoa Triết trường Đại học Tổng hợp nay là trường ĐH KHXH và NV, ĐHQGHN.

TSKH Đỗ Văn Khang

Lời “vàng” cho “Người của một thời”

Là người Việt Nam đỗ Thủ khoa chuyên ngành Mỹ học tại Đại học tổng hợp quốc gia Nga, Thầy đã viết nên một trang sử rạng danh cho đất nước, cho con người Việt Nam. Điều này cũng được thể hiện ra qua những đánh giá của các Giáo sư khác về Thầy: GS Hoàng Trinh – nguyên Viện trưởng Viện Văn học - tặng thầy Đỗ Văn Khang ba chữ: “An Lưỡng Khang”; GS Hoàng Xuân Nhị - nguyên Chủ nhiệm khoa Văn học, Đại học Tổng hợp Hà Nội – đã nhận xét về cuốn mỹ học Mác –Lênin đầu tay của thầy Đỗ Văn Khang (chủ biên): “ Đây là cuốn Mỹ học đầu tiên do các giáo sư Việt Nam viết theo cấu trúc riêng của mình”; GS. Viện sĩ Phan Cự Đệ nhận xét: “ Đỗ Văn Khang đã sớm bộc lộ năng khiếu phê bình văn học…anh có phương pháp tiếp cận liên ngành để đổi mới văn chương”; GS Hà Minh Đức – nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Giải thưởng Hồ Chí Minh - đã đưa thầy Đỗ Văn Khang vào trong xếp hạng của ông về những người Việt Nam nổi tiếng của thế kỷ XX, vinh danh “ Người của một thời”.

Thành tích khoa học

  1. Năm 1984, công bố cuốn Lịch sử Mỹ học (Giai đoạn Nguyên thủy và cổ đại Hy-lạp). Năm 2010, xuất bản cuốn giáo trình Lịch sử Mỹ học (trọn bộ).
  2. Năm 1985, công bố giáo trình Mỹ học Mác – Lênin (chủ biên)
  3. Năm 1993, Xây dựng Bộ môn Mỹ học và Đạo đức học tại khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Mã chuyên ngành Mỹ học (Thẩm mỹ học Mác – Lênin, mã số: 5.01.05) bậc Tiến sĩ và thạc sĩ đã được mở vào những năm 1996 – 2004.
  4. Năm 1994, Xây dựng môn Nghệ thuật học đầu tiên ở Việt Nam, tại khoa Triết học, trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Năm 1990, Nghệ thuật học được đưa vào giảng dạy đại cương ở Đại học Quốc Gia Hà Nội (Khoa dự bị đại học).
  5. Năm 2000, công bố giáo trình Nghệ thuật học. Năm 2011, xuất bản giáo trình Nghê thuật học (bộ mới).
  6. Năm 2010, tạo nên hiện tượng phê bình văn nghệ hiện đại với cuốn Bình văn hiện đại.

Các tác phẩm về Mỹ học, Lý luận văn học và Phê bình văn nghệ

  1. Cuốn Lịch sử Mỹ học (Giai đoạn nguyên thủy và cổ đại Hy-lạp) (1984), Nxb Văn hóa.
  2. Mỹ học Mác – Lênin (chủ biên) (1985), Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp.
  3. Mỹ học Đại cương (chủ biên) (1996), Nxb Giáo dục. Tái bản có bổ sung: Nxb Đại học Quốc gia năm 2002 và 2008.
  4. Giáo trình Mỹ học Mác – Lênin (chủ biên) (2010), Nxb Giáo dục.
  5. Giáo trình Mỹ học Mác – Lênin cao cấp (chủ biên) (2004), Nxb Đại học Sư phạm I.
  6. Lịch sử Mỹ học (trọn bộ) (chủ biên) (2010), Nxb Giáo dục Việt Nam.
  7. Giáo trình Nghệ thuật học (chủ biên) (2000), Nxb Đại học Quốc gia. Tái bản 2004 và 2008.
  8. Giáo trình Mỹ học cơ sở (chủ biên) (2011), Nxb Giáo dục Việt Nam.
  9. Cuốn Bình văn hiện đại (2010), Nxb Lao động.
  10.  Nghệ thuật học (bộ mới) (chủ biên) (2011), Nxb Thông tin & Truyền thông.
  11.  Cơ sở lý luận văn học (Mỹ học của văn chương) (2013), Nxb Thông tin & Truyền thông.

Cuốn “Cơ sở lý luận văn học” (2013) đã dành được giải Ba của Hội đồng lý luận phê bình văn học và nghệ thuật TƯ, Ban Tuyên giáo TƯ đồng thời đã làm mới được ứng dụng liên ngành với hướng tiếp cận phân tầng “ Cơ sở của cơ sở”, “phương pháp của phương pháp”.

PGS. TSKH, NGƯT Đỗ Văn Khang - “Người của một thời” đã có những đóng góp tiên phong cho việc xây dựng nhóm khoa học liên ngành Triết học – Mỹ học –  Đạo đức học -Nghệ thuật học. Những thành quả mà Thầy có được cho đến hôm nay là minh chứng cho lòng tâm huyết, ý chí khoa học vững vàng mà Thầy theo đuổi. Những công trình nghiên cứu, những cuốn sách mà thầy gửi gắm mãi là nguồn tri thức vô giá cho lớp lớp sinh viên.

Tác giả: Đỗ Quế. Bài có sử dụng một số tư liệu do TSKH Đỗ Văn Khang cung cấp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây