Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Thích là một người thầm lặng nhưng hữu ích...”

Chủ nhật - 05/07/2009 06:19

Năm nay, thủ khoa tốt nghiệp của khoá QH-2005-X Trường ĐHKHXH&NV là một cái tên rất quen thuộc: Ngô Thị Thuỳ Dung - sinh viên ngành Trung Quốc, khoa Đông phương học. Không chỉ học rất giỏi với điểm tổng kết 9,15, Thuỳ Dung còn là lớp trưởng lớp K50 Đông phương học, Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa Đông phương học, là Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN 3 năm liền, chủ nhân của rất nhiều suất học bổng trong và ngoài trường... Để nói về bạn gái này, nhiều bạn bè của Dung chỉ dùng hai từ: toàn diện và đa tài. Hãy trò chuyện để cùng khám phá những bí quyết và chia sẻ những ước mơ trong tương lai của nữ thủ khoa xuất sắc này.

Năm nay, thủ khoa tốt nghiệp của khoá QH-2005-X Trường ĐHKHXH&NV là một cái tên rất quen thuộc: Ngô Thị Thuỳ Dung - sinh viên ngành Trung Quốc, khoa Đông phương học. Không chỉ học rất giỏi với điểm tổng kết 9,15, Thuỳ Dung còn là lớp trưởng lớp K50 Đông phương học, Phó Bí thư Liên chi đoàn khoa Đông phương học, là Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQGHN 3 năm liền, chủ nhân của rất nhiều suất học bổng trong và ngoài trường... Để nói về bạn gái này, nhiều bạn bè của Dung chỉ dùng hai từ: toàn diện và đa tài. Hãy trò chuyện để cùng khám phá những bí quyết và chia sẻ những ước mơ trong tương lai của nữ thủ khoa xuất sắc này.

- Chào Thuỳ Dung, bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình?

Em sinh ngày 21/11/1986, quê quán: Hà Nội, biệt danh: Him. Sở thích: Đồ ngọt, luôn bị dụ dỗ bởi kem, bánh ngọt và kẹo ngon.

- Bạn thấy thế nào khi trở thành thủ khoa một trường đại học lớn như Trường ĐHKHXH&NV?

Thật ra thì em không có cảm giác gì đặc biệt. Vì em học không phải để thành thủ khoa mà học để hoàn thiện bản thân mình, vì vậy mà luôn cố gắng hết sức. Danh hiệu “thủ khoa” chỉ là phần thưởng phụ thêm trên cả quãng đường dài. Em trân trọng nhưng thấy nó chưa phải là điều quyết định nên cũng chỉ thấy vui vui thôi.

- Rất nhiều người nghĩ một thủ khoa thì phải đeo kính cận, đọc sách suốt ngày và khá trầm tĩnh. Nhưng thủ khoa như Dung thì: nhỏ bé, hay chạy, nói nhanh và nhiều lại hay cười... tít mắt (nhận xét của nhiều bạn bè cùng học)?

Em nghĩ hình thức bên ngoài không quyết định con người. Tác phong như vậy làm em thoải mái, nó là tính cách của em. Nhiều khi lại thấy, vì mình vui vẻ và phóng khoáng nên lại còn thuận lợi hơn, có nhiều bạn bè hơn.

- Có phải tác phong đó rất tốt cho công tác Đoàn mà bạn đảm nhiệm không?

Nói chung em là người rất thẳng thắn, thậm chí ngày trước thẳng thắn đến mức khó chịu. Nhưng sau 4 năm học và công tác đoàn, điều em học được là nói thẳng nói thật bằng một cách dễ chịu. Chính vì vậy em luôn chọn một cách nói hài hước, nụ cười híp mí đi kèm với những nội dung nghiêm túc. Có lẽ đấy là bí quyết để làm một cán bộ lớp.

- Một câu hỏi mà rất nhiều người muốn hỏi Dung: bí quyết nào để có một con điểm tổng kết gây “choáng” đến thế?

[img class="caption" src="images/stories/2009/07/05/img_7394.jpg" border="0" alt="Ngô Thị Thuỳ Dung nhận bằng cử nhân tại lễ bế giảng ngày 25/6/2009" title="Ngô Thị Thuỳ Dung nhận bằng cử nhân tại lễ bế giảng ngày 25/6/2009" width="240" height="160" align="right" ]

Bí  quyết là học hành nghiêm túc, tập trung. Thời gian học của em không nhiều vì còn tham gia nhiều hoạt động khác nên cứ khi học là luôn tập trung cao độ để tiết kiệm thời gian. Làm bài thì ngoài việc trình bày mạch lạc, sáng sủa, em luôn coi trọng sự sáng tạo và những dấu ấn riêng, những kiến giải riêng. Các thầy cô luôn đánh giá cao yếu tố này nên lại càng khuyến khích em hơn. Chịu khó đọc sách và tìm hiểu thêm cũng khiến mình tự tin và có nhiều ý tưởng hơn. Nhưng nói thật là em chưa thật sự tự tin về bản thân lắm đâu, còn phải cố nhiều, phải liều lĩnh hơn nữa để sáng tạo.

- Học trường Am, giỏi tiếng Pháp nhưng sao Dung lại thi vào Đông phương học và bắt đầu với một ngoại ngữ mới là tiếng Trung?

Vì  em muốn học thêm ngoại ngữ, vì muốn học thêm về một đất nước, một nền văn hoá  mới. Đơn giản nữa là đột nhiên khi đó muốn thay đổi mình, muốn là một điều gì khác biệt sau 12 năm gắn bó với tiếng Pháp, mặc dù cho đến giờ, sự say mê đối với tiếng Pháp vẫn không thay đổi, chỉ là mê thêm một vài thứ nữa thôi.

- Vậy bốn năm học tại Trường ĐHKHXH&NV cho bạn những đúc kết gì, cảm xúc gì có thể chia sẻ với mọi người không?

Em thấy mình đã chọn không lầm, chọn đúng được ngành học mà mình thích, chọn được một ngôi trường tốt để bồi dưỡng mình, gặp được nhiều người thầy giỏi. Cảm xúc khi nhìn lại là thấy mình đã may mắn và gặt hái được không ít. Quan trọng hơn cả là mình dường như có trưởng thành hơn và tốt hơn!

- Nhiều người nhận xét, ngoại ngữ là một thế mạnh của Dung. Bạn có kỉ niệm nào đáng nhớ liên quan đến việc học và sử dụng ngoại ngữ không?

Có  lẽ em cũng cho chút ít khiếu học ngoại ngữ thật. Nhưng kỉ niệm sâu sắc nhất đối với em là những ngày bắt đầu học những ngoại ngữ mới. Khi mới học tiếng Trung, phải tập nói đến khô cả miệng, lưỡi phồng rộp vì toàn cắn vào lưỡi thôi, tập viết chữ như ngày còn lớp một ấy. Sau này khi muốn học thêm tiếng Anh để tiến cùng thời đại thì toàn phát âm nhầm sang tiếng Pháp, cứ đứng trước lớp, gồng mình nói đi nói lại. Học ngoại ngữ, nếu có khiếu thì thật may mắn, nhưng quan trọng nhất vẫn là khổ luyện.

- Nghe nói số học bổng mà  bạn nhận được trong thời gian học đại học “đếm không xuể”, bạn có kinh nghiệm gì để “săn” học bổng không?

Không, em lại nghĩ cứ chuẩn bị mọi điều cần thiết để khi cơ hội đến bạn đã luôn sẵn sàng. Vì vậy đừng coi thường bất cứ điều gì!

- Là “dân” Nhân văn, bạn nhận thấy sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Thật sự thì cũng khó nhận định lắm. Em chỉ nghĩ là nếu các bạn sinh viên mạnh dạn hơn thì sẽ tốt hơn. Có rất nhiều bạn rất giàu ý tưởng nhưng lại chẳng bao giờ chịu nói cả. Điều đó thật lãng phí.

- Nhiều người nói học ngành khoa học xã hội nhân văn ra khó kiếm việc và khó có lương cao. Bạn nghĩ sao?

Em nghĩ chẳng gì bằng mình tự lo cho mình trước, hãy trang bị cho mình những gì xã hội cần, và mọi việc sẽ ổn cả thôi! Khó thì  cũng chưa thấy bạn nào thất nghiệp, còn lương cao thì cũng đâu có ít người.

- Vậy  nếu học Luật, Kinh tế hay Ngoại thương chứ không phải là Đông phương học như nhiều người nhầm tưởng khi mới tiếp xúc thì Ngô Thị Thuỳ Dung hôm nay sẽ như thế nào?

Em đã không chọn rồi thì làm sao biết được! Nhưng em cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện vì là một sinh viên ngành Đông phương học.

- Anh Phạm Huy Cường - Chủ tịch Hội sinh viên Trường - từng nói ấn tượng đầu tiên về Dung là “chảnh và khó gần”, nhưng “gây ấn tượng liên tục” bởi “rất hiểu biết” và “rất nhiều tài lẻ”. Tôi hình dung cuộc sống của bạn rất phong phú với nhiều hoạt động và nhiều đam mê. Bạn có thể chia sẻ thêm thông tin được không?

[img class="caption" src="images/stories/2009/07/05/img_0272%20copy%202.jpg" border="0" alt="(Ảnh do nhân vật cung cấp)" title="(Ảnh do nhân vật cung cấp)" width="160" height="240" align="right" ]

[Nghĩ ngợi một lát] Em học, em chơi, em làm công tác Đoàn, có cơ hội là em đi thi, tham gia nhiều sân chơi sinh viên… Đại để cứ như vậy. Về tải lẻ thì... (ngập ngừng) hát hò thì tàm tạm thôi, có khiêu vũ thì em khá thích và được học từ cấp 3. Em chỉ tự thấy là mình nói chuyện khá thu hút! Em thích nhất là khiến cho người khác cười. Nhìn mọi người cười là em vui kinh khủng!

- Vậy biệt danh “trùm sò chạy sân khấu”  do các bạn đặt cho thì  sao? Tại sao không đứng trên sân khấu mà chỉ ở cánh gà?

[Cười] Chắc tại vì em ... không khoái bị chiếu đèn vào lắm. Em thích là một người thầm lặng nhưng hữu ích.

- Tốt nghiệp với bằng xuất sắc, lại sắp được chuyển tiếp sinh, dường như không còn gì đáng mong chờ hơn thế đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp?

Không. Em mong chờ nhiều hơn chứ. Em muốn được  đến Trung Quốc, được đi và trải nghiệm nhiều hơn nữa. Em muốn được trưởng thành và vững vàng hơn. Tất cả chỉ là sự khởi đầu thôi.

- Trong một tương lai xa hơn, Dung muốn được theo đuổi công việc gì?

Em muốn trở thành một nhà nghiên cứu về Trung Quốc và phải là một nhà nghiên cứu dũng cảm và sáng tạo, một người làm khoa học chân chính và say mê cơ. Và em biết em còn phải cố gắng nhiều lắm.

- Một câu hỏi cuối cùng, điều gì  là quan trọng nhất đối với bạn?

Gia đình là điều quan trọng nhất đối với em. Khi được trở về nhà, được nấu cơm với mẹ, được nhìn thấy nụ cười của bố, được thủ thỉ trò chuyện với em trai thì tất cả mọi khó khăn, buồn phiền đều tan biến. May mắn lớn nhất của em là có một gia đình tốt. Bố mẹ chỉ có một cửa hàng ăn nhỏ, chưa bao giờ học đại học, công việc vất vả nhưng luôn coi trọng việc học của con cái, tôn trọng cá tính và quyết định của em. Em có được như hôm nay tất cả là nhờ ở gia đình.

- Xin cảm ơn em về cuộc trò chuyện và chúc em tiếp tục có nhiều thành công trong cuộc sống.

Thanh Hà (thực hiện)

Tác giả: thanhha

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây