Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Nơi Tổ Quốc đang cần

Thứ tư - 21/05/2014 23:30
Trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông diễn ra ngày càng phức tạp và căng thẳng với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã gây ra làn sóng phản đối cả trong nước lẫn quốc tế khi nước này đã vi phạm trắng trợn Công ước Luật biển LHQ 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Nhiều nhà khoa học và học giả đã đưa ra ý kiến về động thái của Trung Quốc nói riêng và vấn đề Biển Đông nói chung. Các ý kiến đóng góp của họ có ý nghĩa rất lớn với tư cách là góc nhìn từ giới khoa học với vấn đề nóng hổi của Tổ Quốc. Nhằm giới thiệu cho bạn đọc góc nhìn này, game đánh chắn online đổi thưởng xin trích đăng một số bài viết của các chuyên gia, giáo sư hàng đầu của Trường về vấn đề Biển Đông đã được đăng trên các báo và tạp chí trong nước.

Về chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, chúng ta đã có nhiều tư liệu lịch sử để chứng minh. Một trong những cứ liệu quan trọng nhất, là Châu bản triều Nguyễn, nhất là khi từ 14-5-2014, Châu bản đã trở thành Di sản tư liệu Thế giới. Nhân dịp này, PV Báo CAND đã phỏng vấn GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xung quanh những giá trị pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, trong đó, có Châu bản:

*Thưa giáo sư, là người trực tiếp tư vấn làm hồ sơ Châu bản trình UNESCO, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa pháp lý quốc tế của Châu bản, khi trở thành Di sản tư liệu Thế giới, trong việc khẳng định chủ quyền đất nước?

GS. Phan Huy Lê: Việc UNESCO công nhận hồ sơ Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới, là rất đáng mừng.  Vì điều đó không chỉ tôn vinh một giá trị văn hóa của Việt Nam, mà còn góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa-Trường Sa.

Châu bản là văn bản có dấu Châu phê do Hoàng đế phê duyệt, kèm dấu ấn của vương triều, là tài liệu lưu trữ đặc biệt của vương triều, hiện chỉ còn 773 tập đang bảo tồn ở Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Châu bản có giá trị ở nhiều phương diện: khoa học, lịch sử và văn hóa. Châu bản là tư liệu gốc rất đặc biệt, độc đáo, mang tính chính thống của quốc gia, phản ánh trung thực mọi mặt tình hình đất nước thời Nguyễn, đồng thời, thể hiện tư tưởng chính trị của vương triều. Do đó, sử học gọi Châu bản là tài liệu gốc, có giá trị trung thực nhất. Các triều vua trước của Việt Nam đều không để lại châu bản cùng bút tích, riêng triều Nguyễn, các Hoàng đế đều để lại bút tích trên Châu bản. Nhờ đó, tôi biết được điều bất ngờ thú vị là vua Bảo Đại không những thảo tiếng Pháp, biết chữ quốc ngữ mà còn biết chữ Hán để lại những bút tích châu phê viết khá đẹp vv…

UNESCO nhấn mạnh các giá trị của Châu bản theo tiêu chí Tư liệu thế giới: tính xác thực, đặc biệt quí hiếm và ý nghĩa quốc tế. Theo chế độ văn thư triều Nguyễn, các văn bản do Nội các trình lên hoàng đế phê duyệt, văn bản gốc lưu tại Nội các và “phụng sao” một số bản giao cho các Bộ, cơ quan và địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành. Do đó Châu bản là bản gốc và duy nhất, độc bản. Châu bản trong đó có tấu sớ của các địa phương tâu lên xin sự phán quyết của hoàng đế, nên có giá trị phản ánh không những chủ trương, chính sách của triều đình mà cả tình hình toàn diện của đất nước, kể cả quan hệ bang giao với  nước ngoài. Ngoài ra Châu bản còn chứa đựng những thông tin trung thực để nghiên cứu về kỹ thuật làm giấy, chữ viết qua các giai đoạn, các loại ấn chương, bút tích của nhà vua… Ngoài giá trị tổng quát, Châu bản còn có giá trị đặc biệt về chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam.

* Xin giáo sư nói rõ hơn về nội dung khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong Châu bản?

GS. Phan Huy Lê: Về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta có đủ các căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định. Việt Nam đã quản lý và thực thị chủ quyền liên tục hai quân đảo này ít nhất từ thế kỷ XVII. Thời nhà Nguyễn, nhất là dưới triều vua Gia Long và Minh Mệnh, công việc quản lý và thực thi chủ quyền được tiến hành đều đặn và tổ chức rất chặt chẽ. Điều đó được ghi nhận qua nhiều loại tư liệu, trong đó Châu bản là loại tư liệu đặc biệt có giá trị. Trong 773 tập Châu bản còn bảo tồn đến nay, có 18 tờ Châu bản liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Kể thêm tờ Châu bản thời Bảo Đại do nhà sử học Phan Thuận An ở Huế lưu giữ và tặng Chính phủ, là 19 tờ. Nội dung chủ yếu của các tờ Châu bản này là phản ánh trung thực tổ chức và hoạt động quản lý của nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, triều đình hằng năm phái một đội thủy binh kết hợp với đội Hoàng Sa (một tổ chức mang tính dân binh đã có từ thời chúa Nguyễn) ra đảo để đo đạc thủy trình, tiến hành khảo sát, lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, khai thác sản vật..Đó là những hoạt động chứng tỏ nhà Nguyễn thực sự nắm quyền quản lý và thực thi đầy đủ chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo này. Về phương diện này, nội dung của Châu bản phù hợp với nhiều loại tư liệu khác như các bộ sử Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, các bộ hội điển, địa chí Đại Nam hội điển, Đại Nam nhất thống chí… Nhưng giá trị đặc biệt của Châu bản là sự kết hợp giá trị sử liệu đó với giá trị pháp lý. Châu bản là những văn bản pháp qui của nhà nước với Châu phê của nhà vua và dấu ấn của triều đình. Tôi gọi đó là giá trị kép, vừa lịch sử vừa pháp lý.

Châu bản là một di sản văn hóa vô giá của quốc gia. Vừa rồi, ngày 14-5-2014, Châu bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (và rồi đây, di sản này có đủ giá trị để nâng cấp lên Di sản Tư liệu Thế giới). Việc vinh danh đó diễn ra đúng vào lúc nhân dân cả nước đang đấu tranh phản đối hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đấy là một sự trùng hợp thú vị và có ý nghĩa vì giá trị văn hóa và pháp lý của Châu bản đã vượt qua phạm vi quốc gia nâng lên tầm quốc tế.

*Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Việt Nam gây sự phẫn nộ dư luận trong nước và quốc tế. Với tư cách Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, xin giáo sư cho biết quan điểm trước vấn đề này:

GS. Phan Huy Lê: Đó là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam, vì vị trí đặt giàn khoan nằm sâu trong thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh tế của nước ta, vi phạm Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Hơn nữa, cùng với giàn khoan, Trung Quốc còn có đoàn tàu hộ tống lớn, có cả tầu chiến, đe dọa, thậm chí đã đâm và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tức đã dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Việc này cũng vi phạm Hiến chương LHQ về quan hệ giữa các quốc gia và vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Ngoài sự vi phạm chủ quyền Việt Nam ở trên, điều đặc biệt là chúng ta cần vạch trần hai lập luận cực kỳ sai trái của Trung Quốc, để dư luận toàn thế giới hiểu rõ tham vọng và mưu đồ sâu xa của họ.

Trung Quốc cho rằng giàn khoan ở gần đảo Tri Tôn tức nằm trong nước thuộc chủ quyền của họ. Tri Tôn là một đảo của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam lâu đời, năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm mà Chính phủ Việt Nam cộng hòa đã kịch liêt phản đối và lên án. Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam thống nhất liên tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa cũng như Trường Sa, liên tục phản đối hành động Trung Quốc chiếm đóng trái phép hai quần đảo của Việt Nam. Do đó, lập luận trên của Trung Quốc là lấy một hành động xâm lược trong quá khứ, để biện minh cho hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam hiện nay. Về mặt lịch sử và lập luận, đó là sự tráo trở.

Trung Quốc còn cho rằng vị trí đặt giàn khoan nằm trong “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” thuộc chủ quyền của họ. Chúng ta cần vạch trần sự phi lý và phi pháp của lập luận này. Năm 1947, một cán bộ Cục Nội chính của Trung Hoa dân quốc tùy tiện vẽ một đường vòng hình lưỡi bò hay chữ U lên bản đồ Trung Quốc, vòng xuống ôm lấy gần như cả biển Đông. Lúc đó đường gồm 11 đoạn, ăn sâu cả vào vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Nguồn gốc “đường lưỡi bò” là hoàn toàn cá nhân, vẽ tùy tiện, thậm chí không xác định tọa độ, chỉ phản ánh một tham vọng bành trướng. Từ năm 1948, một số bản đồ của Trung Quốc đã đưa “đường lưỡi bò” vào và sau, bỏ hai đoạn lấn sâu quá phi lý vào vịnh Bắc Bộ, còn 9 đoạn. Gần đây, mọi bản đồ Trung Quốc đều phải có “đường lưỡi bò’ hay ‘đường chín đoạn”. Năm 2009, Trung Quốc trình bản đồ có “đường lưỡi bò” lên Tổng thư ký LHQ, nhằm hợp thức hóa, nhưng ngay lập tức, Việt Nam và các nước Malaysia, Philippin, Indonesia… đều kịch liệt phản đối. Trong các cuộc hội thoại quốc tế về biển Đông, nhiều học giả đã chất vấn Trung Quốc nhưng họ không đưa được bất cứ luận chứng nào cả về lịch sử lẫn pháp lý. Trên thực tế “đường lưỡi bò” vẽ tùy tiện, không có căn cứ lịch sử và pháp ký, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Dư luận quốc tế, nhiều nước và cả một số học giả Trung Quốc, đều phê phán “đường lưỡi bò”.

Nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng “đường lưỡi bò” là vùng biển của họ và bất chấp sự phi lý và phi pháp, cứ từng bước thăm dò để áp đặt vào thực tế rồi hiện thực hóa bằng sức mạnh. Đường lưỡi bò chín đoạn này chiếm gần 80% biển Đông, xâm lấn vào hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước và độc chiếm đường hàng hải quốc tế quan trọng bậc nhất thế giới nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trên biển Đông.

Cần nhấn mạnh đây là một chiến lược bành trướng đầy tham vọng của Trung Quốc. Đối với Việt Nam, vụ cắt cáp của tàu Bình Minh là một bước thăm dò và việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là bước thử nghiệm rất cao và trắng trợn tham vọng của Trung Quốc. Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc đã tuyên bố công khai giàn khoan khổng lồ này là “biên giới di dộng”, dàn khoan tới đâu là biên giới Trung Quốc mở rộng tới đó. Thật là một thái độ ngang ngược, bất chấp chủ quyền của các quốc gia khác.

Chiến lược “đường lưỡi bò” không chỉ đe dọa Việt Nam mà tất cả các nước Đông Nam Á ven biển, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực Đông Nam Á, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải qua biển Đông của các nước trên thế giới. Việc đặt giàn khoan 981 nếu thành công, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục những bước đi mới, dùng sức mạnh từng bước áp đặt để hiện thực hóa chiến lược bành trướng xuống biển Đông. Việt Nam vừa đấu tranh làm thất bại hành động Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển, vừa cảnh báo cho các nước trong khu vực và trên thế giới biết rõ đây là một bước thăm dò để thực hiện một chiến lược bành trướng qui mô và sâu xa, đe dọa lợi ích của cả khu vực và thế giới.

*Cám ơn giáo sư!

Thanh Hằng (thực hiện)

Ảnh: GS. Phan Huy Lê.

Ảnh 2: Châu bản triều Nguyễn.

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây