Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Những điều thầy đã dạy con (Kính nhớ thầy Nguyễn Tài Cẩn)

Thứ hai - 28/02/2011 05:43

Niềm đam mê bất tận

Rồi thầy cũng xuất hiện. Áo măng tô cũ, khăn quấn tùm hum, điếu thuốc cuộn to đùng cắn giữa hai hàm răng. Câu đầu tiên của thầy: “Chào các em! Rét như cắt. Rét rụng cả tai. Rét không chịu được. Rét không thể tả… Các em có thấy nó khác nhau không nào? Đó là ngôn ngữ vậy!”. Rồi thầy say sưa phân tích sự khác nhau của các phát ngôn. Đầu tiên là chiếc khăn phu la thành một đống trên bàn đầy bụi phấn, rồi chiếc áo khoác cũng được ném lên thành ghế, rồi mồ hôi lấm tấm dưới mái tóc tẽ đôi đã bắt đầu hoa râm. Rồi thầy đột ngột chuyển hướng: “Đó là từ vựng, là ngữ pháp, còn hôm nay chúng ta sẽ tiếp xúc với ngữ âm học, một môn khó nhưng mà rất thú vị. Thế giới bắt đầu bằng lời. Kinh thánh đã nói vậy”. Đột ngột, thầy đưa tay chụp lên cổ, miệng há rộng, lưỡi lè ra, mũi nhăn lại, lông mày dựng lên. Thầy giới thiệu với chúng tôi bộ phận phát âm. Với một vài nét trên bảng chúng tôi hiểu được những gì tạo ra âm thanh của tiếng nói, những A, E, Ô, U, B, M, D… Bốn tiết học trôi vèo tự bao giờ.

Niềm đam mê bất tận

Rồi thầy cũng xuất hiện. Áo măng tô cũ, khăn quấn tùm hum, điếu thuốc cuộn to đùng cắn giữa hai hàm răng. Câu đầu tiên của thầy: “Chào các em! Rét như cắt. Rét rụng cả tai. Rét không chịu được. Rét không thể tả… Các em có thấy nó khác nhau không nào? Đó là ngôn ngữ vậy!”. Rồi thầy say sưa phân tích sự khác nhau của các phát ngôn. Đầu tiên là chiếc khăn phu la thành một đống trên bàn đầy bụi phấn, rồi chiếc áo khoác cũng được ném lên thành ghế, rồi mồ hôi lấm tấm dưới mái tóc tẽ đôi đã bắt đầu hoa râm. Rồi thầy đột ngột chuyển hướng: “Đó là từ vựng, là ngữ pháp, còn hôm nay chúng ta sẽ tiếp xúc với ngữ âm học, một môn khó nhưng mà rất thú vị. Thế giới bắt đầu bằng lời. Kinh thánh đã nói vậy”. Đột ngột, thầy đưa tay chụp lên cổ, miệng há rộng, lưỡi lè ra, mũi nhăn lại, lông mày dựng lên. Thầy giới thiệu với chúng tôi bộ phận phát âm. Với một vài nét trên bảng chúng tôi hiểu được những gì tạo ra âm thanh của tiếng nói, những A, E, Ô, U, B, M, D… Bốn tiết học trôi vèo tự bao giờ. Đó là mùa đông năm 1974, hãy còn lán tranh vách đất, với tất cả những gì có thể quấn vào người, chúng tôi đến lớp co ro đợi thầy. Cả lớp đến sớm và đông đủ vì hôm nay là buổi dạy của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Với chúng tôi, tất cả các thầy nổi tiếng dạy đại học đều là giáo sư tất. Chúng tôi đâu quan tâm đến việc người này đã được phong và người kia còn chờ đợi. Chúng tôi được thụ giáo thầy 3 môn học Ngữ âm, Ngữ pháp tiếng ViệtNguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Cả ba môn, tôi đều xơi điểm trung bình mà bây giờ, sau hơn 30 năm đọc sách, mới hiểu ra, đáng lẽ điểm kém mới xứng đáng. Nhưng thầy đã truyền cho chúng tôi ngọn lửa tình yêu khoa học ngữ văn từ buổi sáng mùa đông rét không thể tả ấy. Mình thì ở ngay kí túc xá còn thầy đạp xe 11 cây số vào trường đúng 7 giờ, không bao giờ sai. Sự nhiệt tình, lòng đam mê thầy đã hằng trao, cầu mong không bao giờ nguội tắt.

Dạy đại học như thế nào?

Cộc cộc cộc. Tôi mở cửa. Thầy hiện ra ở cửa và nói: “Hát câu nữa đi! Tui ở dưới gác nghe ông hát, lên chơi tí, mà này: Mẹ trực tiết lòng son chứ không phải trực tuyết đâu. Bà con mình hát trại mãi thành quen. Mình thì phải hiểu. Cũng như Anh hò hẹn năm tao bảy tuyết của Nguyễn Bính, phải hiểu là năm tao bảy tiết mới lọn nghĩa. Nó là hẹn lần này lượt nọ thôi mà. Mà có cái điếu thuốc lào không nhỉ?” Khi biết tôi đã ở lại trường giảng dạy, thầy ngac nhiên ngắm nghía rồi góp ý: “Ông hơi lùn hè. Không sao. Hơi thiệt đó. Nhưng tôi kể ông nghe chuyện thầy tôi, còn lùn hơn cả ông nhưng thầy dạy hay lắm. Thầy ngồi ở bàn chỉ: Anh A lên bảng. Xong: Anh A về chỗ. Lúc đó thầy mới ra chữa bài. Thời ấy bọn mình có anh 2 con vẫn học cùng lớp, to cao lắm. Nếu thầy ra chữa bài mà đứng cạnh một anh cao thì nó mất tư thế đi. Vấn đề là tương quan. Mà ông có biết dạy đại học thì nên dạy thế nào không?”. Tôi đang bối rối thì thầy tiếp tục: “Tôi nói luôn cho nhanh. Đơn giản thôi. Dạy đại học là đưa ví dụ. Lí thuyết thường là các định đề ngắn gọn. Hiện tương phong phú hơn quy luật là vậy. Cây đời mãi xanh tươi cũng là vậy. Ngắn gọn thì dễ học, sinh viên họ thông minh họ chóng thuộc hơn cả mình. Cái cần là họ học theo cái cách mà người ta nhận thức được lí thuyết. Vậy thì cần ví dụ, càng nhiều càng tốt, càng phong phú càng tốt. Muốn vậy, người thầy phải nghiên cứu trước, nghiên cứu cụ thể từng cái một. Có nhiều loại ví dụ: Ví dụ cơ bản, có tính trường quy, các sách đều phải viết như nhau dù là tây hay ta hay tàu cũng phải viết vậy và thầy cũng phải đưa như sách. Nhưng nếu mình chỉ đưa ra như sách thì sinh viên họ bảo là đọc sách còn hơn. Vì vậy, tiếp đến là ví dụ mở rộng, anh phải đọc sách và tìm kiếm ý kiến đáng tin cậy và trích dẫn rõ ràng. Không trích dẫn rõ sẽ mang tiếng đạo văn. Thứ ba là ví dụ độc hữu, có nghĩa là chỉ tôi có mà sách vở trên đời không thể có. Cái này đòi hỏi người thầy chăm chỉ nghiên cứu cái của mình, thậm chí giữ lấy, chưa cần in ra. Có khi in ra, sinh viên đọc đâu đó mà không nhớ tên tác giả, họ lại cho là mình cuỗm của ai đó thì tai hại cho uy tín. Để làm ra ví dụ như vậy phải lật đi lật lại một vấn đề thật kĩ càng, dù nhỏ nhưng kĩ và sâu sắc, xác đáng. Thậm chí phải nghiên cứu thực nghiệm cả những vấn đề trừu tượng như đạo lí, tinh thần, kinh nghiệm. Thứ tư là ví dụ ứng xử, với đối tượng nào, với tình thế nào thì đưa ví dụ phù hợp: chính quy khác, tại chức khác, cán bộ tuyên huấn khác, nếu không là có ngày vạ miệng. Có ví dụ vui khi cần vui và có ví dụ nghiêm chỉnh khi cần nghiêm chỉnh. Có cái tôi phát ngôn được mà tuổi ông chưa nói được. Thế đấy. Một đời làm thầy ông sắm được cho tôi một trăm cái ví dụ “chết người” là ông trở thành nhà khoa học lớn rồi. Đi nghiên cứu ví dụ sẽ đẻ ra nhu cầu lí thuyết và sẽ tích tụ lí thuyết. Hai cái này liên quan với nhau chặt lắm, đặc biêt ngành xã hội như chúng ta”. Đúng là tôi nghe ù cả tai, nhưng sau này nhiều lần gặp lại, thầy lại cười hỏi: “Có cái gì rồi!” là tôi hiểu ngay, mình phải làm việc như thế nào.

Phải hành động và hành động

Thầy lên phòng và thấy trên bàn tôi đầy những tờ giấy ghi từ vựng, tôi đang làm về ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Thầy hỏi qua ý đồ của tôi, tôi nói em sẽ thống kê định lượng thơ Nguyễn Trãi theo đơn vị từ. Thầy xem qua rồi hỏi: “Từ là gì nhỉ?”. Tôi lúng túng đưa ra vài định nghĩa thông dụng. Thầy bảo, thấy chưa, người ta đang cãi nhau về từ trong tiếng Việt như thế nào chưa xong mà ông đâm vào đó là rất nguy. Theo tôi, ông nên thống kê theo chữ thì hơn. Đó là năm 1978, tôi còn rất chập chững nên đã không theo được lời thầy, kết quả tôi đã không hoàn thành công việc. Tôi có phàn nàn là em chưa được chuẩn bị lí thuyết nên không kết thúc công việc được. Thầy động viên: “Không sao, cứ làm đi rồi để đó, sẽ có ích cho sau này. Tớ tin là chả mấy ai đọc kĩ thơ Ức Trai như ông. Đó là một cái được. Không mất đi đâu. Vấn đề là phải hành động. Này nhé, tôi và cô Nonna đi thư viện 6 tháng ròng rã để chép tay cả cuốn tự vị Việt-Bồ-La của cố đạo Alexandre de Rhodes. Nhiều người khuyên rồi sẽ in, chép làm chi cho nhọc. Nhưng cậu thấy chưa, mười mấy năm rồi có in đâu. Chúng tớ lãi hơn người khác bao nhiêu là thời gian. Cứ làm đi sẽ có ích cả đấy”. Phong độ làm việc của thầy là bất tận, đó là điều mà nhiều người trong chúng tôi không học được. Thời nay nhiều lạc thú quá chừng. Một lần về nước dự Hội nghị khoa học quốc tế, thầy hào hứng kể: “Có sáng kiến nhưng phải hành động ngay. Tôi kể các ông nghe chuyện ni, cả nhà tôi đi thăm mộ ông cụ bố vợ vốn là thiếu tướng Hồng quân. Cả nhà ra xe rồi còn tôi cứ lục cục trong bếp. Bim bim, bim bim. Tôi khệ nệ bê ra một thùng giấy. Cô Nonna bảo: “Nhà khoa học mà chậm giờ, mọi người đợi”. Tôi im re. Ra đến mộ, cây cỏ mọc trùm cả. Thằng Nam nhổ, thằng Việt nhổ, các cháu nhổ. Không ăn thua. Lúc đó tôi mới mở hộp. Dao đây, búa đây, lưỡi xẻng đây… Mời anh, mời chị! Cả nhà ồ lên khen tôi thông minh. Sướng chưa! Có gì đâu, việc này bên ta gọi là tảo mộ, là đi dọn mồ. Dọn mồ thì phải có dụng cụ, thế thôi. Tôi cũng thương ông, bà nó cũng thương ông, các cháu cũng thương ông. Nhưng vẫn là hành động”. Cũng ngay hôm sau đó, đi qua kí túc xá, tôi trông thấy từ xa, thầy dắt cái xe đạp trên ghi đông có một bọc nặng. Hỏi thầy đi đâu thì thầy cho biết đi xin một ít cát và xi măng về sửa cái ống bể phốt.Tôi bảo để con theo giúp thầy. Thầy lia lịa hươ tay: “Tôi trét tí xong, anh về đi!”. Tôi đi rồi quay cổ nhìn thầy, một nhà ngôn ngữ học nối tiếng thế giới, đang sống ở nước Nga xa xôi, tuổi đã gần 80 mà sẵn sàng làm những công việc đời thường đến vậy. Cứ như chúng tôi, một phát cửu vạn là xong. Chuyện về người thầy muôn vàn kính yêu của chúng tôi kể mãi không hết. Nhiều chuyện đã trở thành giai thoại. Tôi không theo ngôn ngữ học nên chưa thể hiểu hết thầy. Nhớ thầy, kể lại vài ba kỉ niệm đã ảnh hưởng sâu vào tâm tính của mình và luôn tâm niệm “Không thầy đố mày làm nên” dù mình cũng mãi chưa nên cái gì cả.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây