Ngôn ngữ
Đó là những lời nhận xét của đồng nghiệp, sinh viên khi nói về GS, TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội.
Từ cậu bé học chực...
Năm 1967, ở vùng quê Ninh Giang (Hải Dương) có cậu bé Phạm Quang Minh vừa lên 5, ngày ngày chẳng biết chơi với ai bởi bố đi bộ đội, mẹ bận đi làm. Vậy là Minh theo anh trai đến lớp học ở trong ngôi chùa làng La Khê. Không có sách vở, bút viết, Minh cứ ngoan ngoãn ngồi cạnh anh trai, khoanh tay ngay ngắn lên bàn. Thầy giáo Đắc thấy cậu bé nhỏ xíu liền đến hỏi chuyện… mới vỡ lẽ cậu đi học chực, rồi thầy lấy giấy vở, đưa cây bút máy cài trên túi áo ngực cho cậu “nhập học” luôn… 10 năm sau, cậu học trò nhỏ thó luôn ngồi bàn đầu ấy thi đỗ vào Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành tân sinh viên khóa 23, Khoa Lịch sử. Bố Minh-vốn là bộ đội-thưởng cho con món quà đỗ đại học là chiếc ba lô đã sờn và chiếc mũ dạ cấp tá làm hành trang nhập học. Trong suốt năm học đầu tiên, cậu sinh viên trẻ luôn chăm chỉ học tập, hết giờ trên lớp lại về thư viện, mải mê học quên cả giờ ăn nên về đến căng tin thường bị hết cơm. Ngày ấy, bữa sáng của sinh viên thường là bánh mì được phát từ tối hôm trước, nhưng vì đói, lại học đêm nên chiếc bánh mì cứ nhỏ dần, thành ra chưa kịp đi ngủ thì bữa sáng đã hết rồi…
Giáo sư, tiến sĩ Phạm Quang Minh. Ảnh: NGỌC TÙNG
6 năm học ở Liên Xô, trong môi trường XHCN với những thầy giáo, cô giáo tận tình; gia đình bố mẹ nuôi người Nga coi như con ruột; những đợt hè đi lao động ở các vùng quê, Phạm Quang Minh tự coi mình như một “đại sứ văn hóa” trong các buổi giao lưu để giới thiệu những bài hát, phong tục, văn hóa Việt Nam với các bạn quốc tế. Tích cực tham gia hoạt động đoàn thể rồi được kết nạp Đảng đã giúp cậu sinh viên trẻ trau dồi cho mình được vốn kiến thức, ý thức học tập, bản lĩnh chính trị vững vàng. Năm 1986, về nước với tấm bằng đỏ, Phạm Quang Minh được phân công về Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội công tác. Trong ký ức chàng giảng viên trẻ, hình ảnh GS Trần Quốc Vượng thông thạo 4 ngoại ngữ với lời dạy trong buổi học đầu tiên “đại học là tự học” vẫn như vừa hôm qua. Vì vậy, ngoài công tác chuyên môn, Phạm Quang Minh tranh thủ học tiếng Anh với suy nghĩ, biết ngoại ngữ mới có thể tiếp cận được kiến thức bao la trên thế giới và mở ra cho bản thân những cơ hội mới.Bước vào năm học thứ hai, một ngày, khi đang học quân sự trong làng Phùng Khoang, Phạm Quang Minh cùng 4 bạn khác có thành tích học tập tốt nhất năm đầu được lệnh về trường nhận nhiệm vụ mới-đi Liên Xô học…
Năm 1991, Phạm Quang Minh lại giành được học bổng sang CHLB Đức làm thạc sĩ, rồi tiến sĩ với ngành học chính là Đông Nam Á học và hai ngành phụ là khoa học chính trị và lịch sử châu Âu tại Đại học Passau ở bang Bayern và Đại học Humboldt, ngôi trường danh giá nhất nước Đức. Năm 2002, TS Phạm Quang Minh trở về nước công tác rồi được phân công về Khoa Quốc tế học, Trường Đại học KHXH&NV làm Phó chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm khoa rồi Phó hiệu trưởng năm 2012, từ năm 2016 đến nay là Hiệu trưởng.
Người “thuyền trưởng” tâm huyết
GS, TS Phạm Quang Minh được biết đến là chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế, thông tin đối ngoại. Ông cũng là gương mặt quen thuộc trong các chương trình bình luận quốc tế với những luận giải sắc sảo, liên hệ tình hình trong nước và thế giới một cách lôi cuốn, dễ hiểu…
Giáo sư, tiến sĩ Phạm Quang Minh gửi nhu yếu phẩm tới sinh viên trong ký túc xá. Ảnh: THANH HÀ
Từ suy nghĩ đó, trên cương vị giảng viên hay hiệu trưởng, GS, TS Phạm Quang Minh luôn động viên, khích lệ sinh viên, giảng viên nhà trường trau dồi kiến thức, kỹ năng, làm tốt công tác “ngoại giao nhân dân”. Giáo sư cũng có nhiều đóng góp nổi bật trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của trường. Có thể nói, Trường Đại học KHXH&NV hiện đứng trong tốp đầu ở Việt Nam về hợp tác quốc tế khi đã ký hơn 500 văn bản hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trên thế giới; mỗi năm có khoảng 1.000 sinh viên, giảng viên đi nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu; số công bố quốc tế đều tăng lên hằng năm. Trên cương vị hiệu trưởng, GS, TS Phạm Quang Minh đã chủ trương tổ chức các lớp ngoại ngữ, tập huấn kỹ năng, phương pháp nghiên cứu và công bố quốc tế. cán bộ nhà trường nếu có báo cáo khoa học trình bày ở các hội thảo quốc tế được hỗ trợ 500USD; họ cũng được thưởng 5 đến 15 triệu đồng cho các công trình công bố ở các tạp chí quốc tế. Gần đây, trường còn hỗ trợ giảng viên từ 100 đến 150 triệu đồng nếu đề xuất ý tưởng và tổ chức hội thảo, GS, TS Phạm Quang Minh còn thành lập câu lạc bộ ăn trưa miễn phí “Lunch Box” giúp cán bộ rèn luyện, nâng cao kỹ năng, vượt qua trở ngại thực hành tiếng Anh sau giờ làm việc. Nhiều người gọi thầy là “thuyền trưởng” đang nỗ lực đưa “con thuyền” Trường Đại học KHXH&NV hội nhập với thế giới.Giữa năm 2019, GS, TS Phạm Quang Minh được trao giải ba Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại với cuốn sách “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2015)”. Trong lĩnh vực đối ngoại, quan hệ quốc tế, ông còn xuất bản hàng chục cuốn sách, giáo trình, gần 100 bài nghiên cứu công bố trong nước, hơn 30 bài trên các tạp chí quốc tế uy tín. Giáo sư quan niệm, muốn thế giới hiểu về Việt Nam, trước hết bản thân mỗi người phải hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Và nếu hiểu một cách đơn giản, thông tin đối ngoại là đem vẻ đẹp con người, văn hóa đất nước quảng bá tới quốc tế thì mỗi chúng ta đều có thể làm được.
Câu chuyện về chỉ số LQ
“Người thầy trung bình chỉ biết kể, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất sắc biết chứng minh, nhưng người thầy vĩ đại là người biết truyền cảm hứng”. Đó là điều GS, TS Phạm Quang Minh luôn tâm niệm. Trong nghiên cứu, giảng dạy, ông đều làm việc hết mình, truyền cho sinh viên những kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất. Nhưng không chỉ truyền cảm hứng cho sinh viên trong học tập, ông còn là người truyền cho sinh viên biết sống nhân ái.
Trong những ngày cả nước thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, nhiều sinh viên ngoại tỉnh của Trường Đại học KHXH&NV phải ở lại Hà Nội nên gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sinh viên trong ký túc xá. GS, TS Phạm Quang Minh đã chỉ đạo công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên thông tin tới các sinh viên để biết ai cần hỗ trợ. Trên tinh thần các thầy, cô giáo hỗ trợ, đóng góp, hàng nghìn lượt sinh viên đang gặp khó khăn đã được các thầy cô, sinh viên tình nguyện gửi đồ nhu yếu phẩm đến tận tay trong những ngày giãn cách. GS, TS Phạm Quang Minh cũng trực tiếp trao quà tặng sinh viên ở ký túc xá Mễ Trì, trong đó có nhiều sinh viên nước ngoài khiến các em rất xúc động.
Còn nhớ, tháng 8-2019, khi đọc báo biết được trường hợp em Trần Thị Hồng Ngọc (Nghệ An) thi đỗ vào trường nhưng gia đình khó khăn không thể nhập học, trên cương vị hiệu trưởng, GS, TS Phạm Quang Minh đã quyết định miễn toàn bộ học phí cho em Ngọc, liên hệ ký túc xá để miễn tiền ở, cử cán bộ về tận nhà đón em Ngọc đến trường nhập học. Lan tỏa nghĩa cử nhân văn ấy, nhiều cá nhân, tổ chức đã tiếp tục ủng hộ em Ngọc và gia đình để em yên tâm học tập.
Trong lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường Đại học KHXH&NV, thông điệp về lòng trắc ẩn, nhân ái từ lời phát biểu của thầy Hiệu trưởng Phạm Quang Minh được truyền tới hàng nghìn sinh viên trong trường và lan tỏa tới xã hội: “Xã hội càng số hóa, phát triển bao nhiêu thì con người càng cần nhân ái bấy nhiêu, nếu không chúng ta chỉ là những cỗ máy mà thôi. Ngoài chỉ số IQ, EQ thì các em còn cần LQ-chỉ số về lòng trắc ẩn, biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để cảm thông…”. Chỉ số LQ và thông điệp của thầy không chỉ được các sinh viên, cựu sinh viên truyền nhau mà còn được chính các thầy cô giáo trong trường ghi nhớ, rằng: Đào tạo, hội nhập tốt nhưng nếu trường không dạy các em lòng nhân ái thì cũng không còn ý nghĩa NHÂN VĂN nữa.
GS, TS Phạm Quang Minh thường nhận bản thân may mắn khi được gặp những người thầy vĩ đại trong đời. Đó là thầy giáo Đắc ở lớp học trong ngôi chùa tại làng quê hẻo lánh đã ân cần hỏi han, trao chiếc bút máy giá trị; đó là hình ảnh thầy Ngụy Như Kon Tum như “ông Tiên” trong ngày đầu nhập học trường tổng hợp; đó là thầy Trần Quốc Vượng với những giờ học nhập môn Khảo cổ học; đó là cô giáo Anna người Nga dịu dàng, đã truyền tình yêu văn hóa-nghệ thuật Nga cho sinh viên Việt Nam; đó là những thầy giáo người Đức đã truyền cho học viên tinh thần “tư duy phê phán” trong nghiên cứu khoa học... Có lẽ tất cả dần hun đúc để có một GS, TS Phạm Quang Minh của ngày hôm nay. Và giờ đây thầy còn thấy mình được truyền cảm hứng từ chính các giảng viên, sinh viên, để luôn thấy rằng con đường đang đi thật ý nghĩa.
Theo QĐND
Tác giả: Thu Hòa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn