Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Mừng GS.NGND Phan Hữu Dật tuổi 90

Thứ tư - 21/11/2018 20:11
Vừa qua, Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV và Khoa Nhân học đã tổ chức Lễ mừng GS.TS.NGND Phan Hữu Dật tuổi 90. Buổi lễ có sự tham dự của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn.
Mừng GS.NGND Phan Hữu Dật tuổi 90
Mừng GS.NGND Phan Hữu Dật tuổi 90

GS.TS.NGND Phan Hữu Dật

GS.NGND Phan Hữu Dật tốt nghiệp đại học chuyên ngành Dân tộc học, tại Khoa Lịch sử (Trường Đại học Quốc gia Mạc Tư Khoa Lômôlôxốp, Liên Xô) năm 1961. Ông nhận bằng Phó Tiến sĩ Sử học (Tiến sĩ) tại Khoa Lịch sử (Đại học Quốc gia Mạc Tư Khoa Lômôlôxốp, Liên Xô) năm 1963 và được công nhận chức danh Giáo sư năm 1996, được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2008.

Trên nửa thế kỷ tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, GS.NGND Phan Hữu dật đã trở thành một trong những giáo sư đầu ngành về Nhân học. Những công trình nghiên cứu của ông tập trung vào những nội dung như: Các vấn đề lý luận về tộc người, về cộng đồng quốc gia dân tộc và lý thuyết Nhân học; Văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Văn hóa và phát triển; Quá trình tộc người và mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và trên thế giới; Dân tộc học và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử hôn nhân và gia đình.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ

Trên 100 công trình nghiên cứu đã được công bố của GS. Phan Hữu Dật đề cập đến các vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu Dân tộc học, từ các vấn đề lý thuyết trong nghiên cứu đến việc tổng kết các vấn đề nghiên cứu trong Dân tộc học ở nước ta; từ Dân tộc học Việt Nam đến các vấn đề dân tộc học trên thế giới; từ văn hóa và phát triển đến yêu cầu đào tạo và nghiên cứu Dân tộc học phục vụ cho việc hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; từ mối quan hệ dân tộc và những vấn đề cấp bách ở nước ta và trên thế giới đến vấn đề dân tộc trong toàn cầu hóa; từ việc đẩy mạnh nghiên cứu các ngành khoa học xã hội- nhân văn đến nghiên cứu ứng dụng...

Với tư cách là một trong những nhà Dân tộc học đầu ngành, những vấn đề nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho sự phát triển của nền Dân tộc học Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên soạn giáo trình “Cơ sở Dân tộc học” (1973) phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu của ông đã tiếp tục đề cập đến những yêu cầu nghiên cứu Dân tộc học theo hướng Nhân học trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu và nhận thức mới trước yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.

GS.TS Phạm Quang Minh vinh danh những đóng góp của GS.NGND Phan Hữu Dật cho sự phát triển của Nhà trưởng ở cả góc độ nghiên cứu, giảng dạy và quản lý

Trên nền tảng nghiên cứu cơ bản, những công trình nghiên cứu khoa học của GS. Phan Hữu Dật đã đặc biệt chú trọng nghiên cứu cũng như tổng kết về lý luận và chính sách dân tộc ở nước ta trong lịch sử và hiện tại. Một trong những đóng góp rất quan trọng của GS. Phan Hữu Dật là nghiên cứu về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, văn hóa và phát triển. Trên 30 công trình nghiên cứu của ông đã bao quát khá nhiều vấn đề trên lĩnh vực này. Có có thể coi công trình “Sự phát triển của các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thế kỷ XX” là công trình mang tính tổng kết, có tính lý luận và thực tiễn cao. GS. Phan Hữu Dật cũng là người đầu tiên khái quát một cách đầy đủ nhất về những đặc điểm chủ yếu của cộng đồng các dân tộc ở nước ta. Ông cũng đã cùng giới thiệu nghiên cứu tham gia xây dựng các tiêu chí xác định thành phần các dân tộc ở Việt Nam. Những tiêu chí đó đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX.

GS.TS Phạm Quang Minh chúc mừng GS.NGND Phan Hữu Dật

Ông đã công bố trên 100 công trình nghiên cứu, trong đó có 9 sách chuyên khảo, đáng chú ý như: “Văn hóa lễ hội của các dân tộc ở Đông Nam Á” (Chủ biên, 1992); “Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam” (Chủ biên, 1994); “Văn hóa Thái Việt Nam” (viết chung với Cầm Trọng, 1995); “Phương sách dùng người của cha ông ta trong lịch sử” (Chủ biên, 1998); “Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam” (1998); “Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam” (2003)... Nhiều luận văn nghiên cứu của ông đã được công bố trong các chuyên san và tạp chí khoa học quốc tế có uy tín như: Dân tộc học Xô-viết (1961); ASEMI (1978), các kỷ yếu hội thảo quốc tế... bằng nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Nga. Năm 2005, Giáo sư vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ với công trình "Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam" (1998).

Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN Nguyễn Văn Nội chúc mừng GS.TS.NGND Phan Hữu Dật

Với cương vị là nhà giáo, ông đã tham gia đào tạo hàng nghìn cử nhân Dân tộc học và Sử học, hướng dẫn hàng chục nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Ông còn trực tiếp giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng cán bộ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng như các trường đại học... đồng thời tham gia giảng dạy các vấn đề dân tộc ở Việt Nam tại một số trường đại học trên thế giới như: Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô), Đại học Humbolt (Đức) và nhiều hội thảo khoa học quốc tế.

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN chúc mừng GS.TS.NGND Phan Hữu Dật

GS. Phan Hữu Dật còn có những đóng góp lớn trên phương diện quản lý cho sự phát triển của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội: là Chủ nhiệm Khoa Lịch sử (1970-1975), Chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học (1986-1988), Phó Hiệu trưởng (1977-1981), Quyền Hiệu trưởng (1981-1985) và Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1985-1988). Sau khi nghỉ công tác quản lý tại Trường, GS. Phan Hữu Dật vẫn tiếp tục được cử những trọng trách như: Uỷ viên Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Phó Tổng biênt ập kiêm Trưởng ban chuyên ngành Dân tộc học Từ điển Bách khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khoá II.

PGS.TS Lâm Bá Nam - Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam chúc mừng GS.TS.NGND Phan Hữu Dật

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn khẳng định: GS.NGND Phan Hữu Dật đã có những đóng đóp to lớn về học thuật, về giảng dậy không chỉ cho Đại học Quốc gia Hà Nội mà còn cả ở tầm quốc gia. Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thầy có những đóng góp lớn dẫn dắt sự phát triển của Nhà trường trong một giai đoạn quan trọng. Đặc biệt, Thầy luôn nhận được sự kính trọng và yêu mến của các thế hệ học trò - đó là phần thưởng quý giá nhất đối với một nhà giáo. Với những đóng góp đó, lãnh đạo ĐHQGHN luôn xem những nhà giáo như Thầy là chỗ dựa quan trọng, là nguồn động viên cổ vũ và là tài sản quý của ĐHQGHN. Trước thời điểm ĐHQGHN tổ chức kỷ niệm 25 năm hình thành và phát triển, lãnh đạo ĐHQGHN mong muốn Thầy không chỉ là người góp phần mà vào thành tựu hôm nay mà còn là người chứng kiến thành quả ấy. Mãi mãi trong sự phát triển của Trường ĐHTH Hà Nội, của ngành Nhân học và của ĐHQGHN, Thầy luôn có một vị trí xứng đáng với tên tuổi và những đóng góp của mình. 

PGS.TS Nguyễn Văn Sửu - Trưởng khoa Nhân học chúc mừng GS.TS.NGND Phan Hữu Dật

Tri ân những tình cảm của lãnh đạo ĐHQGHN, Trường ĐHKHXH&NV, các thế hệ đồng nghiệp và học trò, GS.NGND Phan Hữu Dật phát biểu: Tôi sống được đến giờ và có một số thành tựu như hôm nay là do được trưởng thành cùng cách mạng Việt Nam, nhận được sự dạy dỗ của các thầy cô trường Đại học Lômôlôxốp, được sự cưu mang của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, được sự ủng hộ và chia sẻ của gia đình. Trong đó, Trường ĐHKHXH&NV đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tôi có 2 thời kỳ gắn bó với trường, đó là năm 1955 khi là sinh viên năm thứ hai của Đại học Văn khoa và giai đoạn 1964-2000 là cán bộ của Nhà trường. Hơn nửa thế kỷ, tôi có những kỷ niệm sâu sắc nhất không bao giờ quên với trường, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng hành cùng các thầy cô Nhà trường trong chiến hào. Đó là những kỷ niệm tôi và gia đình sẽ ghi nhớ suốt đời. "Sinh tôi ra là cha mẹ, làm cho tôi nên người, tạo điều kiện cho tôi phát triển chủ yếu là Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, gắn bó với tôi là Bộ môn Dân tộc học cho đến Khoa Nhân học hôm nay. Tôi chúc Nhà trường, chúc ĐHQGHN tiếp tục phát triển vững chắc, có đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, thực hiện được khát vọng thời đại là vươn lên thành trường đại học tiên tiến xuất sắc của Việt Nam, không chỉ top đầu của khu vực mà còn lên ngang tầm quốc tế". 


 

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây