Ngày hội Tự do nguồn mở 2024 – cơ hội sinh viên VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
được tìm hiểu, cập nhật kiến thức công nghệ thông tin, phần mềm nguồn mở, công nghệ mở và khoa học mở
Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở - Software Freedom Day/SFD là sự kiện thường niên, được tổ chức vào ngày thứ Bảy tuần thứ ba trong tháng 9 hàng năm trên toàn Thế giới. Tại Việt Nam, SFD đã được tổ chức thành công qua các năm kể từ 2012 đến nay. Dưới sự chủ trì của Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở (VFOSSA) và sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành và tổ chức, doanh nghiệp, sự kiện SFD năm nay VFOSSA phối hợp với Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân Văn - ĐHQGHN tổ chức tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quang Toán Phó chủ tịch CLB VFOSSA chia sẻ: “Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở 2024 (SFD 2024) với chủ đề "Phần mềm nguồn mở, dữ liệu mở & AI: Chìa khóa giúp nâng cao hiệu quả quản lý thông tin", trên với tinh thần lan tỏa, chia sẻ giá trị rộng rãi tới cộng đồng, VFOSSA muốn mở rộng phạm vi tiếp cận, hướng tới nhóm đối tượng là sinh viên khối khoa học xã hội, thay vì chỉ tiếp cận nhóm đối tượng là sinh viên khối ngành công nghệ thông tin như các năm trước. Chúng tôi đánh giá cao sự chủ động kết nối từ phía Trường ĐHKHXH&NV, bởi đây là lần đầu tiên, Ngày hội Phần mềm Tự do Nguồn mở - SFD được tổ chức tại một trường hàng đầu về khoa học xã hội trên cả nước. Đây là bước đi đột phá của SFD giúp các bạn sinh viên có cơ hội được tìm hiểu về các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, phần mềm nguồn mở, công nghệ mở và khoa học mở.
Ông Nguyễn Quang Toán, Phó Chủ tịch CLB VFOSSA phát biểu khai mạc chương trình.
Đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện, PGS.TS Bùi Thành Nam, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường nhấn mạnh: “Mã nguồn mở, dữ liệu mở, AI đã trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Thay mặt cho Ban lãnh đạo Nhà trường tôi đánh giá rất cao sự chủ động kết nối của Khoa Thông tin – Thư viện cũng như sự hỗ trợ các đơn vị đối tác trong việc tổ chức các diễn dàn hữu ích như ngày hôm nay. Đây là cơ hội tuyệt vời để giảng viên, sinh viên lắng nghe các chuyên gia chia sẻ, trao đổi thông tin cập nhật nhất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của các phần mềm nguồn mở, dữ liệu mở và AI trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lí thông tin”.
PGS.TS Bùi Thành Nam phát biểu đánh giá cao ý nghĩa khoa học và thực tiễn của sự kiện
Software Freedom Day tại Trường ĐHKHXH&NV thu hút được sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở, các doanh nghiệp nguồn mở và cộng đồng sinh viên yêu thích công nghệ thông tin, quản trị thông tin. Đây cũng là cơ hội giao lưu và kết nối giữa Cộng đồng Nguồn mở Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, các lập trình viên, chuyên gia quản trị mạng và sinh viên ngành CNTT của các trường Đại học/Cao đẳng tại Việt Nam.
Software Freedom Day 2024 có sự đồng hành của nhiều nhà tài trợ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các công ty công nghệ hàng đầu đến các startup đầy triển vọng về phần mềm: Công ty Cổ phần NetNam, Công ty TNHH Linagora Việt Nam, Công ty i3 Network Systems, Công ty Cổ phần Giải Pháp Thông Tin (iWay), Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES),…
Nhiều giải pháp công nghệ được chia sẻ
Về các giải pháp mới ứng dụng mã nguồn mở trong quản trị và xử lí thông tin thuộc rất nhiều lĩnh vực, các diễn giả đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể về những giải pháp đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả trên thực tiễn: “SAHANA - Open Source Disaster Management Solutions” - Công cụ ứng cứu, cứu trợ và phục hồi sau thảm họa (Trương Anh Tuấn – Công ty Cổ phần Giải pháp thông tin iWay); “Phần mềm mã nguồn mở Netbox: Quản lý hạ tầng thông minh, sự lựa chọn cho quản lý hạ tầng hiện đại” (Đường Huy - Công ty Cổ phần hạ tầng công nghệ Suncloud)
Trong phần thuyết trình của mình, ông Trương Anh Tuấn chia sẻ: Sahana là một giải pháp mã nguồn mở trong quản lý, chia sẻ dữ liệu về ứng phó, cứu trợ và tái thiết sau thiên tai với sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức có chuyên môn, chức năng trong việc ứng phó, cứu trợ thiên tai của các quốc gia; hàng trăm tình nguyện viên trên thế giới. Sahana đã chứng minh hiệu quả của mình qua việc triển khai tại hàng trăm địa điểm trên toàn thế giới, hỗ trợ công tác cứu trợ nhân đạo và phục hồi sau hàng trăm đợt thiên tai trong hơn 20 năm qua.
“Trong thời gian tới SAHANA mong muốn và sẵn sàng chia sẻ dữ liệu thông tin và giải pháp công nghệ để có thể chung tay cùng với các tổ chức đang tham gia công tác ứng phó, cứu trợ thiên tai tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả công tác này, hạn chế tối đa thiệt hại do thảm hoạ gây ra” - Ông Trương Anh Tuấn bày tỏ.
Ông Trương Anh Tuấn, Phó chủ tịch CLB VFOSSA, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giải Pháp Thông Tin đã có những chia sẻ về SAHANA.
Diễn giả Đỗ Đức Nam, Giám đốc sản phẩm công ty Zamiga lại mang đến những thông tin mới mẻ về ứng dụng AI trong lĩnh vực bảo tồn văn hoá: “Khả năng sử dụng mã nguồn mở AI để truyền tải văn hóa dân tộc thông qua ứng dụng gamification” hứa hẹn sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ và đầy sáng tạo về việc ứng dụng những công nghệ này để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc”.
Ông Đỗ Đức Nam chia sẻ mã nguồn mở AI qua ứng dụng gamification
Tại SFD 2024, PGS.TS Đỗ Văn Hùng (Trưởng khoa Thông tin – Thư viện, VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
) đã mang đến chuyên đề “Khung năng lực gen AI dành cho người học” với những kiến thức: Gen AI là gì? Định nghĩa, nguyên lý hoạt động và các ứng dụng thực tế của Gen AI; Khung năng lực gen AI: Bao gồm những kỹ năng nào? Tại sao những kỹ năng này lại quan trọng? Cách thức phát triển các kỹ năng gen AI như thế nào? Ứng dụng cụ thể của gen AI trong các lĩnh vực khác nhau; Những thách thức và cơ hội khi làm việc với gen AI: Các vấn đề về đạo đức, an ninh mạng, và cách thức tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ này.
“Gen AI không chỉ dừng lại ở việc hiểu dữ liệu, mà còn có khả năng tạo ra những nội dung mới, sáng tạo như văn bản, hình ảnh, âm thanh, thậm chí cả mã code. Điều này mở ra vô vàn cơ hội trong nhiều lĩnh vực, từ sáng tạo nghệ thuật đến giải quyết các vấn đề phức tạp trong kinh doanh, khoa học. Sự phát triển nhanh chóng của Gen AI đồng nghĩa với việc nhu cầu về những người có khả năng làm việc và sáng tạo với công nghệ này cũng tăng cao. Bằng việc nắm bắt được những kỹ năng cần thiết, người học có thể chủ động trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phù hợp để thành công trong kỷ nguyên AI” – PGS.TS Đỗ Đức Hùng nhấn mạnh.
PGS.TS Đỗ Văn Hùng nhấn mạnh năng lực sử dụng AI là vô cùng quan trọng trong thời đại hiện nay
Phần trình bày của các diễn giả thu hút sự quan tâm của các đại diện đến từ tập đoàn công nghệ cũng như các bạn sinh viên. Nhiều câu hỏi, băn khoăn về khả năng ứng dụng rộng rãi của các giải pháp công nghệ được ra, hay tính khoa học, giá trị của dữ liệu mở, nguồn mở được chia sẻ,… đã được nêu ra và bàn luận sôi nổi, cởi mở tại diễn đàn.
Sự kiện Ngày hội phần mềm tự do nguồn mở 2024 đã mang đến góc nhìn của các chuyên gia về lĩnh vực ứng dụng phần mềm tự do nguồn mở và công nghệ mở trong nhiều lĩnh vực trong thời CMCN 4.0 như các công nghệ blockchain, IoT, AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data,... cho sinh viên khối khoa học xã hội. Mục tiêu là tăng cường nhận thức về giá trị và lợi ích của phần mềm nguồn mở, công nghệ mở, khoa học mở, ứng dụng trong cộng đồng học thuật và nghiên cứu, ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là hội giao lưu, kết nối giữa sinh viên, giảng viên, và các chuyên gia từ tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực nguồn mở.
Đại diện BTC tặng hoa cảm ơn các diễn giả
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm
>>>> Báo chí đưa tin về sự kiện:
-