Buổi Tọa đàm có sự tham dự của GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN; GS.TS. Phạm Hồng Tung - Nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học; GS.TS. Nguyễn Văn Kim - Nguyên Viện trưởng Trung tâm Biển và Hải đảo; GS.TS. Momoki Shiro - Đại học Việt Nhật và TS. Phạm Đức Anh - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, cùng nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nhà trường.
Tại buổi Tọa đàm, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những đóng góp của GS.TS. Vincent Houben đối với sự phát triển của nhà trường trong nhiều thập kỷ qua.
GS.TS. Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: Trong suốt thời gian làm việc tại trường ĐH KHXH&NV, GS.TS. Vincent Houben đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Nhà trường thông qua các công trình nghiên cứu có giá trị và tổ chức các buổi tọa đàm khoa học truyền cảm hứng. Giáo sư không chỉ mang đến những kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, mà còn là cầu nối văn hóa, giúp sinh viên và giảng viên VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
tiếp cận với những góc nhìn quốc tế đa chiều.
‘Nghỉ công tác không phải là nghỉ ngơi, mà là thay đổi cách thức làm việc, nghiên cứu theo cách mới.’ Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, giáo sư Vincent Houben sẽ quay lại cộng tác với Nhà trường trong nhiều dự án giáo dục và nghiên cứu quốc tế.
GS.TS. Vincent Houben xúc động nhớ lại lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây 34 năm, với sự chào đón nồng hậu từ cố giáo sư Phan Huy Lê và GS.TS. Nguyễn Văn Kim.
Giáo sư Vincent Houben chia sẻ về quá trình gắn bó với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như với đất nước và con người Việt Nam: Sau khi trở thành giáo sư tại Đại học Passau vào năm 1997 và sau đó là tại Đại học Humboldt ở Berlin, ông đã trở lại Hà Nội tổng cộng 18 lần cho đến năm 2018. Trong suốt thời gian đó, giáo sư đã có cơ hội hướng dẫn nghiên cứu và làm việc cùng các nhà khoa học của Trường ĐHKHXH&NV như GS.TS. Phạm Hồng Tung, GS.TS. Nguyễn Quang Hưng và GS.TS. Phạm Quang Minh. Năm 2018, ông và nhiều nhà khoa học khác đã cùng tổ chức một khóa học hè với các sinh viên Đức và Việt Nam về chủ đề toàn cầu hóa địa phương.
“Hôm nay, vào dịp đặc biệt này, tôi muốn có một chuyên đề cuối cùng để chia tay, với những người đồng nghiệp, những nhà khoa học và cũng là những người bạn thân thiết của tôi.”
Trong nội dung chuyên đề, giáo sư Vincent Houben nhấn mạnh về tầm quan trọng và ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu khu vực học qua nhiều thời kỳ: “Nghiên cứu khu vực luôn phản ánh tình hình của thời đại – thời kỳ thuộc địa, thời Chiến tranh Lạnh, những năm toàn cầu hóa và giai đoạn hiện tại đều đã đặt tên cho các khu vực theo cách phù hợp với thời đại đó, và nghiên cứu khu vực đã theo đuổi mô hình không gian hóa này cho đến ngày nay.”
Cụ thể, theo giáo sư, “khu vực” không phải là một không gian tĩnh mà là một phương pháp hoặc cách tiếp cận. Cụ thể, khu vực bao gồm một cấu hình cụ thể, được lựa chọn có chủ ý, của các địa điểm và quy mô không gian, từ địa phương đến toàn cầu, có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu một hiện tượng hoặc sự phát triển cụ thể. Nó kết hợp cả cái chung và cái riêng, và chủ yếu tìm kiếm sự khác biệt. Nghiên cứu khu vực cũng là một thách thức về phương pháp luận. Nó đòi hỏi phải áp dụng sự kết hợp (phương pháp tam giác) của các phương pháp từ lịch sử, nhân học, xã hội học, khoa học chính trị, quan hệ quốc tế,... thông qua ba phương pháp:
(1) Biện chứng kaleidoscopic (tìm kiếm các cấu hình dựa trên việc nhìn nhận khu vực từ mọi góc độ có thể);
(2) Phân tích tình huống, trong đó dữ liệu được xử lý theo không gian tình huống và quy về các bối cảnh lớn hơn;
(3) Phân tích mạng lưới được điều chỉnh dựa trên các dòng chảy và sự kết nối, tập trung vào các tác nhân và phân biệt không gian.
Tại phiên thảo luận, các nhà khoa học đã có những trao đổi cụ thể và đặt ra nhiều câu hỏi về chủ đề nghiên cứu khu vực học trong tương lai. Giáo sư Vincent Houben cũng mong muốn được tặng sách cho các nghiên cứu sinh và nhà khoa học quan tâm đến các nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.