Ngôn ngữ
Vietnamica là dự án châu Âu về nghiên cứu lịch sử và số hóa tư liệu văn bia Việt Nam - một trong những dự án do Hội đồng Nghiên cứu châu Âu (European Research Council) thuộc Liên minh châu Âu tài trợ. Dự án nhằm nghiên cứu lịch sử cung tiến Việt Nam qua văn bia, số hóa tư liệu KHXH Việt Nam lưu trữ ở châu Âu và Việt Nam; tham gia đào tạo học viên cao học và nghiên cứu sinh Tiến sỹ; thiết lập thư viện điện tử, dịch thuật-xuất bản các chuyên khảo và nghiên cứu tổng hợp về lịch sử cung tiến Việt Nam.
Vietnamica hướng tới các văn bản gốc, nguồn tư liệu có thể đem lại các kết quả của nghiên cứu có chất lượng nhất, trong đó Bia Hậu là đối tượng được đặc biệt chú ý. Dự án bao gồm cả sự kết hợp nghiên cứu và tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ, nhằm duy trì một cách bền vững các hướng nghiên cứu và tạo ảnh hưởng lâu dài.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) tại Phiên khai mạc
Dự án được khởi xướng bởi GS. Philippe Papin - Giáo sư chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của Khoa Lịch sử và Văn bản học thuộc Viện Khảo cứu Cao cấp Cộng hòa Pháp. Đơn vị chủ quản của Dự án là Viện Khảo cứu Cao cấp Cộng hòa Pháp. Các đơn vị phối hợp cùng tổ chức và thực hiện là Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua game đánh chắn online đổi thưởng ; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thông qua Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đơn vị quản lý về mặt tài chính là Tổ chức Đại học Pháp ngữ.
Dự án dự kiến thực hiện trong vòng 5 năm, từ 2019 đến 2024 và trên một địa bàn rộng lớn gồm Việt Nam, Pháp và một số quốc gia châu Âu khác. Sau một năm kể từ khi dự án được khởi động (4/11/2019), Tọa đàm khoa học với chủ đề “Bia hậu trong di sản văn khắc Hán Nôm Việt Nam” được tổ chức để các nhà nghiên cứu có cơ hội trao đổi sâu hơn về giá trị của loại hình văn bia độc đáo và duy nhất này ở Châu Á. Tọa đàm cũng là dịp để các học viên thuộc dự án trình bày ý tưởng, đề cương nghiên cứu của mình và tiếp nhận các ý kiến đóng góp, nhận xét từ các chuyên gia.
Phát biểu tại Phiên khai mạc, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn (Giám đốc ĐHQGHN) tái khẳng định tầm quan trọng của dự án VIETNAMICA đối với nghiên cứu bia hậu và văn bia, một di sản văn hiến của Việt Nam, hàm chứa cả lịch sử kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng của người Việt. Từ sau lễ khởi động dự án VIETNAMICA, các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ, gắn kết các nhà nghiên cứu, các học viên nhằm tăng cường, thúc đẩy nghiên cứu nhiều chủ đề về văn bia, bia hậu. Tọa đàm lần này là dịp để công bố một phần kết quả nghiên cứu. Là một đối tác chính, với vị trí tiên phong về đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV, ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHKHXH&NV cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đối tác dự án để thúc đẩy các hoạt động khoa học-đào tạo của VIETNAMICA.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn phát biểu
Ông Jean-Marc Lavest (Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương-AUF) chia sẻ, cũng như dự án VIETNAMICA nói chung, tọa đàm lần này đánh dấu sự liên kết về học thuật, văn hóa trong hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Việc lập bản đồ xác định, phân tích các tấm bia sẽ tạo nên một kho dữ liệu, thông tin hoàn toàn mới, mở ra các lĩnh vực nghiên cứu lớn về nhân học, kinh tế, chính trị, xã hội…cho các nhà nghiên cứu hai nước. Thay mặt AUF, ông bày tỏ sự quan tâm sâu sắc, sự tự hào được hỗ trợ về phương pháp nghiên cứu và tổ chức dự án tới đội ngũ thành viên của VIETNAMICA. Đồng thời, ông đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa ĐHQGHN và GS Philippe Papin để tạo dựng nên thành quả bước đầu của dự án.
Ông Jean-Marc Lavest phát biểu
GS. Philippe Papin (Viện Khảo cứu cao cấp Pháp) gửi thông điệp từ xa tới tọa đàm, nhấn mạnh đặc điểm khác biệt của Dự án VIETNAMICA, đó là thiết lập một dữ liệu nghiên cứu tập thể dựa trên các nghiên cứu riêng của mỗi cá nhân. Các nghiên cứu cá nhân dựa trên sự đơn giản, tự do của nhà nghiên cứu với phương pháp, tài liệu, khả năng, mối quan tâm riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cá nhân sẽ được cộng hưởng nhằm tạo ra một một bức tranh tổng thể. Qua đó tạo thành một bộ niên đại, bộ bản đồ bao trùm về bia hậu qua những không gian, niên đại khác nhau. Chính vì vậy mà dự án đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả và cơ quan khoa học có uy tín của cả hai phía Việt Nam và Pháp.
PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) đọc thông điệp của GS. Philippe Papin gửi Tọa đàm
Sau Phiên khai mạc, Tọa đàm tiếp tục diễn ra với hai phiên:
Phiên 1: Thuyết trình của các nhà nghiên cứu về văn bia và văn bia hậu
Phiên 2: Báo cáo nghiên cứu của Nghiên cứu sinh và Học viên cao học thuộc Vietnamica
PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường và TS. Đinh Thanh Hiếu (Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV) chủ trì Phiên thứ nhất
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn