Tham dự sự kiện về phía trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Phó Hiệu trường trường ĐHKHXH&NV), TS Đặng Kim Khánh Ly (Trưởng khoa Xã hội học) và các Thầy/Cô lãnh đạo các phòng ban thuộc trường. Về phía trường Trung cấp DTNT-GDTX Bắc Quang co Thầy Kiều Ngọc Lễ (Hiệu trưởng nhà trường).
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Phó HIệu trường trường ĐHKHXH&NV) phát biểu chúc mừng các tân Cử nhân
Đây là khóa cử nhân thứ hai của ngành Công tác Xã hội (khoa Xã hội học) được đào tạo tại Trường Trung cấp Dân tộc nội trú – Giáo dục Thường xuyên Bắc Quang (Hà Giang), và là một trong 7 lớp cử nhân ngành Công tác Xã hội của khoa Xã hội học.
Đa số học viên của lớp là cán bộ huyện, xã người dân tộc Tày, dân tộc Mông, cứ trú tại Hà Giang và một số tỉnh lân cận. Nhiều anh, chị học viên ở các huyện xa xôi như Đồng Văn, Mèo Vạc,… thường xuyên phải vượt chặng đường hơn 100km để đến lớp. Sau hơn 4 năm học tập miệt mài, 55 học viên đã tốt nghiệp, nhận bằng với 3 học viên xếp loại Giỏi và 52 học viên xếp loại Khá.
Đại diện các tân Cử nhân tham dự lễ tốt nghiệp và trao bằng phát biểu
Công tác xã hội là ngành học có sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn trong cộng đồng, như người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai,… nhằm giúp họ hòa nhập với xã hội và có cuộc sống tốt hơn.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Công tác xã hội có thể làm việc trong các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể quần chúng từ cấp trung ương đến địa phương, như cán bộ ủy ban các cấp, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, ban văn hóa đối ngoại, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội,…. Cử nhân ngành Công tác Xã hội có thể làm việc trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông,….
Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, chuyên viên Công tác xã hội là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực giáo dục, nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, hạn chế những thói quen không tốt và phát huy những thế mạnh của nhà trường; kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, trợ giúp cho giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh. Các hoạt động của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bênh viện, trung tâm khám chữa bệnh.
Đặc biệt, trong cộng đồng ở thành thị và nông thôn, cán bộ ngành Công tác xã hội làm công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: Giảm đói nghèo; đẩy lùi tệ nạn xã hội; Ô nhiễm môi trường; Trẻ em mồ côi; số phận neo đơn; Sức khỏe sinh sản; Vệ sinh môi trường…, hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.
Nhân viên Công tác xã hội có thể làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Hoặc có thể làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội.
Một số hình ảnh tại buổi lễ trao bằng:
(Trân trọng kính mời các anh chị tân cử nhân truy cập đường link sau để nhận lại những tấm ảnh kỉ niệm trong buổi lễ trao bằng: ).
game đánh chắn online đổi thưởng
là một trong những trường đại học đầu tiên, tiên phong đào tạo ngành Công tác Xã hội.
Thông tin về tuyển sinh Chương trình cử nhân ngành Công tác Xã hội: xem chi tiết tại link: