Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Ngành Nhật Bản học Nhân văn Hà Nội: phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới

Thứ sáu - 10/06/2022 03:48
Trở thành sinh viên ngành Nhật Bản học ở Nhân văn bạn không chỉ sử dụng thành thạo tiếng Nhật, mà còn được tìm hiểu, nghiên cứu về đất nước, con người và nền văn hóa lâu đời của Nhật Bản, có cơ hội đi du lịch, tham quan, giao lưu, học tập tại Nhật Bản hoặc nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là lí do khiến cho ngành Nhật Bản học luôn là ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ trong nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhăn văn.
Ngành Nhật bản học
Ngành Nhật bản học

Nhật Bản học Nhân văn Hà Nội – thương hiệu chưa bao giờ hết ... “hot”

Bộ môn Nhật Bản học tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn thành lập năm 1993 (từ năm 2019 đã trở thành ngành với mã số tuyển sinh riêng) đến nay đã có 25 khóa với hơn 760 sinh viên tốt nghiệp ngành. Điểm trung bình đầu vào và đầu ra của sinh viên ngành Nhật Bản học thường ở mức cao nhất Khoa Đông phương học nói riêng và Trường ĐHKHXH&NV nói chung. Có nhiều lý do tạo nên tính hấp dẫn của thương hiệu Nhật Bản học Nhân văn Hà Nội.

Thứ nhất, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp thuận lợi dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Nhật Bản học tại trường Nhân văn rất rộng mở. Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhật Bản học với phông kiến thức rộng, ngoại ngữ tốt có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội làm việc, học tập trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

✔️ Biên dịch viên, phiên dịch viên;
✔️Thư kí văn phòng, trợ lý đối ngoại tại các cơ quan nhà nước của Việt Nam, các doanh nghiệp của Việt Nam, Nhật Bản;
✔️Chuyên viên tư vấn, chuyên viên marketing, chuyên viên tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại tại các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Nhật;
✔️Phát thanh viên, nhân viên truyền thông, biên tập viên tại các cơ quan truyền thông, nhà xuất bản;
✔️Giảng viên và hoặc nhà nghiên cứu tiếng Nhật, Nhật Bản học, Đông phương học tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
✔️Giáo viên tiếng Nhật tại các trường cấp phổ thông (sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm).
Như vậy, Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhật Bản học có thể công tác tại các cơ quan: Bộ Ngoại giao, đại sứ quán, vụ hợp tác quốc tế của các bộ ngành, các trường đại học giảng dạy và nghiên cứu về quan hệ quốc tế và Nhật Bản học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ với Nhật Bản, các cơ quan, các dự án hợp tác với Nhật Bản về giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học,…
Những con số mang thông điệp: Khảo sát cựu sinh viên của Bộ môn Nhật Bản học cho thấy hơn ¾ các em hài lòng với cơ hội việc làm và định hướng nghề nghiệp rõ ràng của ngành Nhật Bản học. Kết quả khảo sát 5 khóa sinh viên tốt nghiệp gần đây cho thấy 86% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, 11% sinh viên học tiếp sau đại học và đều lựa chọn ngành Nhật Bản học ở Khoa Đông Phương để tiếp tục con đường học tập và nghiên cứu khoa học của mình ở bậc thạc sĩ và NCS.
Về loại hình tổ chức của đơn vị tuyển dụng rất đa dạng: công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất (38,6%), các công ty Việt Nam (18,6%), các cơ quan hành chính trung ương và địa phương (11,6%), các cơ sở đào tạo - nghiên cứu (10,7%). Việc gần 40% sinh viên đang làm việc cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản cho thấy sinh viên Nhật Bản học Nhân văn Hà Nội đã đáp ứng yêu cầu rất cao của các doanh nghiệp Nhật Bản về cả năng lực chuyên môn và khả năng hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong khảo sát về nhu cầu nhân lực chung của xã hội đối với ngành Nhật Bản học và tiềm năng việc làm của sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Nhật Bản học của Bộ môn cũng cho thấy: không chỉ tại Việt Nam, mà nhiều cơ sở, đơn vị đặt trụ sở tại Nhật Bản và nước ngoài đang có nhu cầu cao với nhân lực ngành Nhật Bản học. Đó là các cơ quan ngoại giao của chính phủ tại nước ngoài (88,2%), cơ quan đại diện của chính quyền địa phương tại nước ngoài (80,4%), các tổ chức quốc tế (82,4%), các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước ngoài (90,2%) và doanh nghiệp nước ngoài (82,4%).
Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhật Bản học có thể dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với một mức lương tương đối cao, môi trường làm việc năng động, rèn luyện được nhiều kĩ năng. Theo kết quả nhiều khảo sát, sinh viên ngành Nhật Bản học ra trường có mức thu nhập tương đối cao (từ 8 triệu - 25 triệu tùy theo vị trí việc làm và tính chất công việc đảm nhận).

Lí do thứ hai khiến mọi người lựa chọn ngành Nhật Bản học tại Nhân văn,  là cơ hội du học, nhận học bổng và giao lưu, học hỏi với sinh viên Nhật Bản, sinh viên quốc tế rất rộng mở trong thời gian học tập tại Trường. Tỷ lệ sinh viên nhận học bổng du học nước ngoài của Bộ môn (khoảng 10-15 học bổng/năm) được đánh giá là cao nhất trong các cơ sở đào tạo Nhật Bản học và tiếng Nhật ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong thời gian 4 năm học tập tại Nhà trường, sinh viên thường xuyên được tham gia các hoạt động giao lưu với sinh viên Nhật Bản, sinh viên nước ngoài về Nhật Bản, được tham gia các buổi ngoại khóa thực hành nghiên cứu điều tra, điền dã, trải nghiệm văn hóa Nhật Bản (trà đạo, kiếm đạo, hoa đạo…). Việc được đi tham quan, học tập, giao lưu, thực tập, thực tế, học bổng du học tại đất nước Nhật Bản xinh đẹp ngay từ khi đang học tập tại trường là việc không quá khó khăn khi bạn trở thành sinh viên của ngành Nhật Bản học trường Nhân văn.

3 Ảnh sinh viên thực tập tại NB
Sinh viên bộ môn Nhật Bản học trường ĐHKHXH$NV thực tập tại Nhật Bản

Thứ ba, Nhật Bản học Nhân văn - một môi trường đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại và mang bản sắc riêng

Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị đào tạo trọng điểm, tiên phong và uy tín hàng đầu Việt Nam về Nhật Bản học. Đó là nhờ định hướng đào tạo Nhật Bản học đi vào chiều sâu và mang bản sắc riêng.
Ngay từ ngay đầu thành lập, những người sáng lập ra Bộ môn Nhật Bản học Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội đã sớm nhận ra nhu cầu xa hơn về việc cần đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lượng cao với hiểu biết toàn diện, sâu sắc về đất nước, văn hóa và con người Nhật Bản. Nguồn nhân lực như vậy có thể đáp ứng nhu cầu của các cơ quan chính phủ cần đội ngũ chuyên gia, tư vấn trong quan hệ với Nhật Bản; nhu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế có quan hệ với Nhật Bản cần đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc lâu dài với người Nhật, am hiểu văn hóa, tính cách, lối sống Nhật. Bên cạnh đó, giới trẻ Việt Nam say mê văn hóa đại chúng Nhật Bản (Pop Culture, gồm truyện tranh, hoạt hình anime, thời trang Harajuku…), muốn trau dồi năng lực chuyên môn, kỹ năng, tác phong làm việc theo chuẩn Nhật Bản cũng có nhu cầu được học tập một cách bài bản về Nhật Bản.
24
PGS.TS Phan Hải Linh (Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản học) chia sẻ: “Nghiên cứu và đào tạo Nhật Bản học của Bộ môn tiếp cận theo hướng khoa học liên ngành và thuộc khu vực học. Mục tiêu của CTĐT Nhật Bản học là không chỉ đào tạo các chuyên gia biết sử dụng thành thạo tiếng Nhật, nắm vững kiến thức tổng hợp về đất nước Nhật Bản, các kỹ năng nghiên cứu Nhật Bản; mà còn có khả năng cập nhật những biến đổi của nước Nhật hiện đại, nắm bắt các trường phái Nhật Bản học tiên tiến, tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và đào tạo về Nhật Bản học trong khu vực và trên thế giới”. Điều này khác biệt với phần lớn cơ sở đào tạo khác chỉ tập trung vào ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, hoặc kết hợp đào tạo tiếng Nhật với một hướng nghề nhất định như tiếng Nhật công nghệ thông tin, tiếng Nhật thương mại....
Dựa trên định hướng đối tượng đào tạo và chuẩn đầu ra bám sát nhu cầu xã hội, CTĐT Nhật Bản học ngày càng được hoàn thiện với 3 khối kiến thức chính: Kiến thức nền tảng về KHXH&NV; Kiến thức chung của khối ngành liên quan đến Khu vực học, Đông phương học, Đông Bắc Á học; Kiến thức chuyên ngành về Nhật Bản học. Thế mạnh của CTĐT Nhật Bản học tại Trường ĐHKHXH&NV là kết hợp giữa lý thuyết và kỹ năng, giữa bài giảng và thảo luận, thực tập thực tế, giúp sinh viên trau dồi kiến thức toàn diện và hệ thống về Nhật Bản học, đáp ứng cả định hướng nghiên cứu lẫn khả năng ứng dụng, thực hành.
Học Nhật Bản học tại Nhân văn cơ hội để bạn được học tập và nghiên cứu  khoa học ở trình độ quốc tế
- Từ năm 2006, Bộ môn Nhật Bản học được Đại sứ quán Nhật Bản và Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) đánh giá là cơ quan trọng điểm về đào tạo và nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam. Từ đó, nhiều dự án, chương trình phát triển ngành được triển khai: Chương trình phái cử sinh viên và giảng viên đi thực tập, Chương trình biên soạn sách và tài liệu phục vụ giảng dạy, nhiều công trình nghiên cứu về Nhật Bản.
- Giao lưu, trao đổi học thuật với các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản: Đại học Tokyo, Kyoto, Đại học Osaka, Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Tokyo Gakugei, Đại học Nữ Nara, Đại học Senshu, Đại học Nữ Showa…Thông qua đó, sinh viên được trực tiếp tham dự các giờ giảng về Nhật Bản học của các giáo sư Nhật Bản và nước ngoài; các học bổng về học tập và nghiên cứu khoa học, cơ hội thực tập thực tế tại Nhật Bản.
14

- Trên cơ sở thiết lập các quan hệ hợp tác với các trường đại học có ngành Nhật Bản học ở Đông Nam Á và Đông Á: Năm 2016, đại diện Bộ môn trở thành thành viên chính thức của Ban điền hành Hiệp hội Nghiên cứu Nhật Bản toàn Đông Nam Á (JSA). Đặc biệt với sự ủng hộ của Quỹ Quốc tế Toshiba, từ năm 2018, Bộ môn Nhật Bản học bắt đầu thiết lập mạng lưới trao đổi học thuật với các trường đại học hàng đầu về nghiên cứu Nhật Bản như Đại học Aix Marseille (AMU) của Pháp, Đại học Cambridge của Anh, Đại học Heidelberg của Đức, Đại học UCLA, UC Berkeley của Mỹ, UBC của Canada...
Vì vậy, trở thành sinh viên ngành Nhật Bản học tại Nhân văn, bạn được giao lưu, học hỏi, cơ hội học tập, nghiên cứu tại nhiều trường đại học hàng đầu trong khu vực, thế giới.
Giao lưu với trường Đại học Quốc gia Singapore 2016
Sinh viên bộ môn Nhật Bản học giao lưu với Đại học Quốc gia Singapore năm 2015
PGS.TS Phan Hải Linh chia sẻ: “Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học của Nhật Bản và châu Á, châu Âu, Mỹ,… Bộ môn Nhật Bản học đang từng bước mở rộng quan hệ hợp tác vượt ra khỏi khu vực châu Á với mong muốn xây dựng một ngành Nhật Bản học tại Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế”.
Với sự phát triển mạnh mẽ, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, từ năm 2019, ngành Nhật Bản học trở thành một ngành đào tạo với mã ngành tuyển sinh riêng. Điều này giúp thúc đẩy hiện thực hóa định hướng quốc tế hóa đào tạo và nghiên cứu Nhật Bản học; đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho những bạn trẻ yêu thích tìm hiểu khám phá về đất nước, văn hóa, con người Nhật Bản, muốn trở thành sứ giả lan tỏa văn hóa Việt Nam ra thế giới và mang văn hóa thế giới về với Việt Nam.
CLB Toyokoi
Sinh viên bộ môn Nhật Bản học tham gia Lễ hội Hoa anh đào (một trong những hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản)
 
1. Tên ngành: Nhật Bản học
2. Mã ngành: QHX12
3. Đơn vị đào tạo: Khoa Đông phương học
4. Chỉ tiêu 2022: 50
5. Khối thi: D01, D06, D78

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây