Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Về nguồn - Hành trình biết ơn và bồi đắp tinh thần phụng sự của cán bộ Công đoàn trường ĐHKHXH&NV

Thứ sáu - 26/07/2024 21:33
Ngày 16 tháng 7 năm 2024, Công đoàn game đánh chắn online đổi thưởng (ĐHQGHN) đã tổ chức chuyến Về nguồn kết hợp tập huấn công tác Công đoàn cho 56 cán bộ, đoàn viên công đoàn xuất sắc từ 21 công đoàn bộ phận tham dự. Toàn bộ nội dung nghiệp vụ lan tỏa trong chuyến về nguồn với miền đất Quảng Bình, Quảng Trị, nơi yên nghỉ của hàng chục nghìn anh linh các anh hùng, liệt sĩ suốt những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Suốt chặng đường dài 4 ngày 3 đêm “Về nguồn”, chuyến thực tế, trải nghiệm và tập huấn đặc biệt đã đọng lại nhiều dư vang và ấn tượng sâu sắc cho các thành viên của đoàn công tác.

1. Chuyến tàu kết nối yêu thương về vùng đất lịch sử

Đúng 8 giờ 05 phút tối ngày 16/7/2024, con tàu hiệu QB1 bắt đầu lăn bánh đi Đồng Hới, Quảng Bình. Đây là chuyến tàu đầu tiên của nhóm cán bộ, công đoàn viên trường ĐHKHXH&NV về với quê hương cách mạng của miền Trung ruột thịt. Những trải nghiệm tàu đêm trong tình đồng nghiệp, đồng chí của đoàn công tác mang đến những cảm xúc thú vị, tinh thần lạc quan và sự gắn bó chan hòa sau những ngày tháng vất vả vì công việc chung.
Thành cổ Quảng Trị - mỗi tấc đất thấm đẫm máu anh hùng
Tàu đến ga Đồng Hới từ sớm ngày 17/7. Ánh bình minh nơi đất lửa năm xưa đón chúng tôi bằng hơi mát lành, không nóng ran như những mùa hè vốn rực cháy vì nóng. Vùng đất thiêng đẫm máu của 50 năm trước nay được bao phủ bởi màu xanh hiền hòa của đất và trời. Chúng tôi lên đường đi hơn 100 km đến Thành cổ Quảng Trị - di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng. Tọa lạc trên đường Lý Thái Tổ, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông, Thành cổ Quảng Trị là một khuôn viên được xây dựng từ thời vua Gia Long với kì công 28 năm, bắt đầu từ năm 1809. Trải bao biến cố của lịch sử, Thành cổ Quảng Trị ghi dấu bao thăng trầm thời cuộc từ thời nhà Nguyễn đến thời Pháp thuộc. Thành cổ Quảng Trị từng là nơi giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trung kiên giai đoạn tiền khởi nghĩa. Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954 lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời đất nước. Thành cổ Quảng Trị bị chiếm đóng và trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế-xã hội, một thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Và từ thời khắc lịch sử đó, Thành cổ Quảng Trị trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc tấn công chiến lược 1972 và trận chiến 81 ngày đêm lịch sử (28-6-1972 - 16-9-1972). Chúng tôi đứng đây, xao xuyến và cảm phục sâu sắc mảnh đất thấm máu hàng nghìn chiến sĩ. Họ đã sống và chết cho tổ quốc đến hơi thở cuối cùng. Trong buổi dâng hương các liệt sĩ thành cổ, chúng tôi chỉ thấy trời xanh bao la và một thành phố yên bình khôn tả. Không ai dám bước mạnh chân bởi xương máu các anh đã thấm vào đất đá, vào phù sa bờ bãi, mang lại hòa bình vĩnh cửu cho dân tộc. Câu chuyện 81 ngày đêm huyền thoại và bi tráng tại Thành cổ Quảng Trị chạm đến tận trái tim những người đứng trên mảnh đất này. Với diện tích hơn 2 cây số vuông, trong 81 ngày đêm, thị xã Quảng Trị và Thành cổ Quảng Trị gánh chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sĩ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hirosima của Nhật Bản năm 1945. Có đến hơn 80% chiến sĩ của ta hy sinh do sức ép của bom đạn. Các anh còn ngã xuống vì áp thấp nhiệt đới, khi nước sông Thạch Hãn dâng cao, cả thị xã chìm trong biển nước. Nhiều chiến sĩ vừa chống trả các đợt tấn công của địch, ngâm mình trong nước, ăn lương khô, không còn sức trụ, thương vong vô kể, có ngày lên đến hàng trăm chiến sĩ…
Chiến thắng giành lại từng tấc đất ở Thành cổ Quảng Trị trong chiến dịch phản kích 81 ngày đêm có ý nghĩa sống còn, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán Paris, mở đường cho đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, là minh chứng cho tấm lòng tận trung tận hiếu, sự hy sinh cao cả vì chính nghĩa, độc lập của dân tộc.
Hàng nghìn chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn thanh xuân với biết bao hoài bão chưa thành. Bởi không thể tìm lại hết được hài cốt của các anh, Quảng Trị đã cho xây tại trung tâm của di tích Thành cổ một đài tưởng niệm – ngôi mộ chung cho hàng nghìn người con thân yêu của tổ quốc đã vĩnh viễn không trở về. Chúng tôi xếp hàng dâng hương cho các liệt sĩ, bước lên 81 bậc thang tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị để sống lại những ngày tháng oanh liệt, đau thương và anh dũng. Chúng tôi lặng ngắm 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành cổ - những tờ lịch đặc biệt cất giữ hồn thiêng đất nước. Nơi đây cũng có dấu chân thấm máu của những cựu sinh viên ưu tú trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm xưa và nhiều trường đại học khác trên khắp miền Bắc thân yêu. Các anh để lại bút nghiên, dấn thân vào chiến trường khốc liệt giữa mùa hè đỏ lửa, gửi lại xương máu vào đất mẹ. Kỷ niệm sâu sắc của đoàn là thời khắc nghe thuyết minh về lá thư thiêng dự cảm ngày ra đi của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh (Kiến Xương, Thái Bình). Gửi đến người mẹ hiền hậu nơi quê nhà với tình cảm rất thực của người con phương xa, anh viết: “Mẹ kính mến! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thỏa mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc”; “Con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng trước khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột... Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào hơn ao nước lã, lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống ...”.
Về nguồn 1
Di thư được trưng bày tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.
Viết cho người vợ trẻ mới cưới, liệt sĩ Huỳnh nhắn nhủ: “Em sẽ đọc bức thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người quen thân thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này... Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hòa bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã ngược qua cầu hỏi thăm về Nhan Biều 1, sẽ thấy tấm bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảng tôn...”. Anh Lê Văn Huỳnh dự cảm ngày mình hy sinh 2-1-1973, cũng chính là ngày tròn 1 năm kỷ niệm ngày cưới của anh với người vợ hiền Đặng Thị Xơ). Nhờ lá thư thiêng kì lạ, gia đình anh đã tìm được hài cốt của anh sau 30 năm lưu lạc (1972-2002): “Khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh... Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng!”. Nước mắt đã rơi không ngừng giữa thời bình, khi nỗi đau của người ở lại cũng lớn vô cùng. Lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh không chỉ là di vật vô giá của người chiến sĩ để lại cho đời sau mà còn một bảo chứng bằng máu cho sự thật của một thế hệ đã sống, chiến đấu bằng tất cả tinh thần tuổi trẻ, tính mạng và niềm tin bất tử vào sự trường tồn của dân tộc. 
Về nguồn 2
Đài tưởng niệm những sinh viên - chiến sĩ đã hi sinh trong 81 ngày đêm khói lửa năm 1972.
 
Công đoàn viên Nguyễn Thị Phương Thùy (Khoa Ngôn ngữ học) đã viết những dòng thơ đầy cảm xúc ngay trên mảnh đất lịch sử:
“Thành cổ Quảng Trị hàng ngàn liệt sĩ
Lời thì thầm, hồn vương trong gió
Dưới rặng thông, vĩnh viễn đại ngàn
Công đoàn Nhân văn vượt chặng "quan san".
Thành kính thắp nén hương nơi Thành cổ.
Cỏ xanh điệp trùng như ứa lệ.”
Tạm biệt Thành cổ Quảng Trị thân thương, chúng tôi lần lượt cúi chào nơi đặt hành trang người lính ở lối ra của khu di tích: Một chiếc mũ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK, một chiếc ba lô. Biết bao cảm xúc nặng sâu về chiến tích kì vĩ của thế hệ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh còn đọng lại trong lòng chúng tôi giữa mùa hè dịu mát của hòa bình.
24eea24fc57e6020396f
Đoàn công tác của Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị
 
Thiêng liêng huyền thoại chiến sĩ Trường Sơn
Cùng ngày 16/7, đoàn chúng tôi lên đường đến nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn khi trời đổ mưa không ngớt. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn tọa lạc trên đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15 thuộc địa phận huyện Gio Linh, cách quốc lộ 1A hơn 20 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh xương máu trên các tuyến đường Trường Sơn trong suốt thời kì chống Mỹ cứu nước. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2… Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Trong cơn mưa mùa hè như trút, đoàn chúng tôi lặng lẽ xếp hàng dâng hương và tưởng niệm những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh cho độc lập dân tộc. Trong tiếng nhạc hồn tử sĩ vang lên giữa núi rừng Trường Sơn, nhiều tiếng khóc nghẹn ngào và những giọt nước mắt tưởng nhớ, cảm phục đã rơi trên gương mặt của nhiều công đoàn viên. Sau phút mặc niệm, chúng tôi tỏa ra thăm viếng các anh hùng liệt sĩ yên nghỉ từ khắp mọi miền đất nước. Hàng chục nghìn ngôi mộ được chăm sóc, nâng niu, hoa và hương đầy đặn kéo dài ngút mắt khiến chúng tôi không thể kìm lòng. Những ngôi mộ liệt sĩ có tên tuổi, tháng năm thì để lại nỗi đau vì tuổi đời còn quá trẻ. Còn những ngôi “mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” lại tạo nên một nỗi xót thương và kính cẩn vô hạn.
“Trường Sơn đông nắng tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”
(Tố Hữu)
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là mảnh đất thiêng để các gia đình liệt sĩ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, các đoàn quân nhân đến viếng thăm với tinh thần đền ơn đáp nghĩa; là nơi hành hương của nhân dân và bạn bè quốc tế với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Mảnh đất này trở thành biểu tượng vĩnh cửu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là nơi tôn vinh đời đời những chiến sĩ huyền thoại đã yên nghĩ vĩnh hằng trong lòng đất mẹ.
Nghĩa trang Trường Sơn, nắng đã vơi dần.
Mưa tuôn dòng lệ giọt gần, giọt xa.
Mười ngàn hai trăm sáu mươi ba.
Những ngôi mộ của hàng nghìn tuổi thanh xuân ở lại.
Nơi thời gian dừng chân, những linh hồn còn mãi.
Họ đã hy sinh, chiến đấu vì hòa bình.
Họ ra đi, không để lại bóng hình.
Không di ảnh, không kịp nói lời từ biệt.
Họ ra đi, gia đình không kịp biết.
Họ ra đi, không hẹn ngày về…
Bóng họ thấp thoáng, tâm hồn của đá.
Lặng thầm trong cuồn cuộn dòng chảy thời gian.
Đất trời Quảng Trị, xanh ngút ngàn…
người con ngã vào lòng đất tuổi còn xanh.
(Nguyễn Thị Phương Thùy)
Bài thơ xúc động này đã theo chúng tôi trong hành trình về nguồn biết bao ý nghĩa.
01e646bd218c84d2dd9d
Đoàn công tác của Công đoàn Trường ĐHKHXH&NV dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn
Đêm hội ngộ thắm nghĩa tình đồng nghiệp
7 giờ tối ngày 16/7, chúng tôi ngồi bên nhau trong buổi tiệc có tên gọi thật ấm lòng: Gala Kết nối yêu thương. Buổi tiệc tối diễn ra trong không khí vui tươi, chan hòa tình cảm của những công đoàn viên luôn hết lòng vì mọi người. Bài phát biểu chân tình của Chủ tịch Công đoàn Trường TS. Ngô Thị Kiều Oanh với toàn thể các thành viên trong đoàn mang đến một niềm cảm hứng về sự gắn bó, chia sẻ và tâm nguyện làm việc vì tập thể. Chuyến về nguồn mùa hè năm 2024 bằng con tàu “đi dọc Việt Nam” sẽ trở thành một kỉ niệm đặc biệt của mỗi người, là nỗ lực của công đoàn Nhà trường trong việc ghi nhận, tôn vinh những giá trị, vai trò của các thầy cô, anh chị em làm nhiệm vụ Công đoàn từ trước đến nay. Nội dung tập huấn kết hợp giao lưu, gặp gỡ trong buổi Gala nhằm trang bị cho các đại biểu những kiến thức cơ bản về chức năng của công đoàn, chức năng nhiệm vụ của cán bộ, đoàn viên công đoàn; các quy định về tổ chức và hoạt động công đoàn; các quy định về chế độ chính sách của Nhà trường đối với viên chức người lao động.
Trong ánh sáng nhẹ nhàng của khán phòng và những món ăn đầy hương vị Quảng Bình, chúng tôi chơi các trò chơi vui nhộn: đoán tên cho các ca khúc cách mạng và các bài hát quen thuộc của tuổi trẻ. Tiết mục mừng sinh nhật của 7 thành viên thương mến trong đoàn càng làm tăng thêm tình cảm gắn bó, kết đoàn của các cán bộ công đoàn. Bản tình ca của anh Đinh Văn Nam cùng nhiều tiết mục song ca khác đã mang đến một không khí tuyệt vời của buổi tiệc.
32eded8b8aba2fe476ab
 
af39219949a8ecf6b5b9

2. Tấm lòng tri ân và những trải nghiệm đáng tự hào

            Từ sáng sớm, khi ánh mặt trời trên biển cửa Tùng còn mơ hồ trên làn sóng, đoàn đã tổ chức đi thăm và tặng quà các thương binh nặng trên 81% tại thành phố Đồng Hới. Đoàn đã trực tiếp tới trao quà tri ân (mỗi người 1 triệu và 1 túi quà) đến 3 bác thương bình nặng gồm: Bác Hồ Văn Dũng ở thôn Tân Phú, xã Quang Phú. Vợ bác Dũng không có việc làm, hai vợ chồng sống nhờ trợ cấp ưu đãi. Bác Nguyễn Văn Hiệu ở thôn Nam Phú, xã Quang Phú. Vợ bác Hiệu vừa mất, hiện bác đang sống một mình, gia cảnh neo đơn. Bác Ngô Thanh Huân ở thôn 2 Lộc Đại, xã Lộc Ninh. Vợ và hai con của bác Huân không có việc làm ổn định, gia đình khó khăn. Đoàn cũng gửi lại Phòng Lào động và Thương Bình xã Hội thành phố Đồng Hới 7 suất quà, mỗi suất quà 1 triệu đồng gửi đến 7 bác thương binh khác của thành phố.
0ea522d1f0e755b90cf6
 
96bb1ef7ccc1699f30d0

Hành trình tiếp theo của đoàn là tham quan Động Thiên Đường – Quần thể hang động lớn, kỳ vĩ và lộng lẫy bậc nhất trong Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Được mệnh danh là “mê cung trong lòng đất”, Động Thiên Đường là điểm đến hấp dẫn bậc nhất đối với du khách mọi miền. Cuộc khám khá tưởng chừng bất tận với các hình thù thạch nhũ được tạo hóa ban tặng với các đường nét và màu sắc vô cùng quyến rũ. Đoàn lần lượt khám phá Thạch Thiên Cung, Thác Thiên Hà, Quần tiên tụ hội, Tháp Liên Hoa… Chuyến đi như khơi thêm niềm tự hào về giang sơn cẩm tú, bên cạnh những chiến tích lẫy lừng một thời của vùng đất kiên trung năm xưa.
Buổi chiều, đoàn khởi hành viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thắp hương tri ân vị Đại tướng kiệt xuất của dân tộc. Cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 75 km về phía Bắc, tọa lạc trên Vũng Chùa, Đảo Yến, gần với huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bao bọc bởi ba hòn đảo: Hòn Gió, Hòn Nồm và Hòn La. Đến thăm mộ Đại tướng, đoàn đi qua 103 bậc thang tượng trưng cho tuổi thọ của Đại tướng. Suốt 10 năm qua, khu mộ Đại tướng đã trở thành địa chỉ thiêng liêng và thân thuộc đối với các tầng lớp nhân dân. Đoàn dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà lý luận quân sự kiệt xuất, nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của dân tộc Việt Nam.
275e8d710449a117f858

Chặng dừng chân tiếp theo của Đoàn là Khu tưởng niệm Đại đội thanh niên xung phong C283 tại Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Khu tưởng niệm được xây dựng trên diện tích gần 1 hecta với nhiều hạng mục ý nghĩa: đền tưởng niệm, đài tưởng niệm, hồ nước, cổng chính, sân hành lễ... Khu tưởng niệm được xây dựng để ghi nhớ một sự kiện lịch sử: ngày 13-1-1973, hàng trăm thanh niên xung phong thuộc các đơn vị Cù Chính Lan Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Hưng 283, công nhân Cảng Gianh 309, Binh trạm 16 bộ đội xăng dầu, bộ đội thông tin và nhân dân HTX Quyết Thắng đang làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền vào kho phục vụ cho chiến trường miền Nam thì rơi vào đợt tập kích của Hạm đội 7, máy bay Mỹ. Vụ ném bom thảm khốc đã lấy đi sinh mạng của 156 người, gồm cả bộ đội, thanh niên xung phong và 32 người dân. Khu tưởng niệm là nơi ghi công những cống hiến không tiếc máu xương của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống.

3. Thăm mẹ Suốt và Quảng Bình Quan – lời chào tạm biệt Quảng Bình yêu thương

Chỉ còn vài tiếng bên dòng Nhật Lệ, đoàn chúng tôi đến thăm tượng đài mẹ Suốt – một huyền thoại của mẹ Việt Nam anh hùng. Tượng đài Mẹ Suốt nằm trên đường Quách Xuân Kỳ, thành phố Đồng Hới. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ từ 1964 đến 1967, mẹ Nguyễn Thị Suốt đã xung phong nhận nhiệm vụ chèo đò đưa bộ đội qua sông, giữ thông tin liên lạc hai bờ, vận chuyển binh khí, đạn dược trên dòng Nhật Lệ không quản ngày đêm, bất chấp bom rơi đạn nổ của kẻ thù. Ước tính mỗi năm mẹ Suốt đã chèo đò qua lại hơn 1.400 chuyến. Năm 1968, mẹ Suốt hy sinh trong đợt oanh tạc bom bi của Mỹ, được Nhà nước phong liệt sĩ.
Trong nắng gió Nhật Lệ ngày chia tay, đoàn chúng tôi nhẩm đọc câu thơ của Tố Hữu:
“Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?”
Trong tâm tình tưởng nhớ Mẹ Suốt và lòng lưu luyến với đất Quảng Bình, đoàn dừng chân bên Quảng Bình Quan - một di tích kiến trúc nằm ở trung tâm phường Hải Đình. Màu rêu phong cổ kính của công trình làm toát lên dấu chân của thời gian, vừa có giá trị lịch sử và nghệ thuật, mang tính biểu tượng cho văn hóa của vùng đất địa linh nhân kiệt. 
10dd8bc4e3f546ab1fe4

Những cảm nghiệm ngày về
Chúng tôi tập kết ra ga tàu trở về Hà Nội vào buổi trưa ngày 19/7, vẫn làn gió mát từ sông Nhật Lệ thổi về làm động lòng người đi. Dư âm không khí trầm mặc linh thiêng của 72 nghĩa trang trên dãy Trường Sơn vẫn còn thấm trong không gian bao la hướng về cửa Tùng, cửa Việt. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 mãi mãi là minh chứng cho ý chí sắt đá của những con người sẵn sàng nằm xuống vì hòa bình cho dân tộc.  
Tổng Bí thư Lê Duẩn trong lần về thăm Thành cổ đã viết: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy với bom đạn của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thật sự - những con người Việt Nam, với truyền thống 4.000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại”.
Ngày ấy, …
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
(Thanh Thảo)
Về nguồn để cảm nhận lòng yêu nước cháy bỏng và ý chí quật cường của tuổi trẻ Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Về nguồn để mỗi cán bộ công đoàn nhà trường ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm đối với công cuộc nâng cao vị thế người lao động, bảo vệ quyền con người và chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc; ý thức về sự nghiệp vĩ đại của Nhân dân Việt Nam: thức tỉnh lương tri nhân loại về khát vọng “độc lập, tự do, thống nhất” cho toàn dân tộc, về nền hòa bình trên toàn thế giới.

 

Tác giả: Lê Thị Thanh Tâm (CĐ Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây