Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trí tuệ, tài năng, bản lĩnh và đạo đức

Thứ năm - 25/07/2024 23:51
(Baovanhoa.vn) GS.NGND Hà Minh Đức thuộc thế hệ giảng viên đầu tiên của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội). Trong thời gian từ năm 1963 đến năm 1967, ông là giáo viên chủ nhiệm lớp Ngữ văn K8 mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một thành viên.

Chia sẻ về người học trò xuất sắc của mình, GS.NGND Hà Minh Đức rất chừng mực nhưng cũng đầy tự hào khi nhắc đến “ông Trọng” vì “ông ấy giữ cương vị quan trọng, còn tôi chỉ là một ông giáo”.
 

TBT Nguyễn Phú Trọng và GS Hà Minh Đức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và GS.NGND Hà Minh Đức trong Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ảnh được lưu giữ tại tư gia GS Hà Minh Đức

Người học trò lặng lẽ, chăm chỉ

Tôi là chủ nhiệm lớp ông ấy bốn năm liên tục. Tôi cũng có một số kỷ niệm về Tổng Bí thư, chủ yếu là trong thời kỳ còn học ở trường và một vài lần kỷ niệm gặp nhau. Những kỷ niệm tôi nói về ông Trọng, tôi đã nói ở một vài nơi rồi, có thể có những điều trùng lặp.

Tôi làm chủ nhiệm lớp của ông Trọng từ năm 1963 đến 1967, tôi theo dõi lớp và tôi có dạy chuyên đề cho lớp. Thời kỳ đó, dạy ở lớp K8 cũng có nhiều người khác như ông Nguyễn Tài Cẩn, ông Đinh Gia Khánh, chị Lê Hồng Sâm, ông Nguyễn Kim Đính, ông Nguyễn Trường Lịch... Lớp K8 có gần 100 sinh viên, gộp một ít của trường Thư viện về, có cả các anh chị ở Đức, Liên Xô về và đa phần là sinh viên thi đậu vào Đại học cho nên lớp đông lắm. Trong lớp đông như thế cũng có nhiều người tài hoa. Có người làm thơ hay như anh Vũ Duy Thông, có anh Ngô Thế Oanh trước phụ trách Tạp chí Thơ, có cả ông Lý Sinh Sự cũng cùng lớp ông Trọng. Tôi thấy trong lớp ấy, phần lớn ra là làm báo. Các anh ấy sôi nổi lắm. Nhưng riêng ông Trọng ít nói lắm, ông ấy lặng lẽ và chăm chỉ học.

“Nhớ thời kỳ sơ tán/Quây quần bên bè bạn/Chàng thanh niên nhỏ nhắn/ Chỉ chăm chỉ học hành” (Thơ Hà Minh Đức). Hình như cái chí của ông ấy định ngay từ lúc còn đang đi học. Có thể ông ấy tham gia vài chức vụ trong phạm vi lớp, tôi không nhớ rõ, chẳng hạn như công tác Chi đoàn. Ông ấy là cảm tình Đảng, cho nên khi chuẩn bị tốt nghiệp, ông ấy đã được kết nạp vào Đảng. Đây là một điều mới mẻ và đặc biệt, vì trong quá trình học như thế, ông ấy đã thể hiện rất rõ phẩm chất của người đảng viên nên được kết nạp trước khi ra trường. Khi ra trường, ông Trọng chọn đúng nơi thích hợp là về Tạp chí Cộng sản. Ở Tạp chí, ông Trọng cũng là người quá giỏi, từ chỗ là nhân viên của Tạp chí, sau nhiều năm, ông ấy đã làm Tổng Biên tập của Tạp chí đó. Ông ấy viết nhiều bài. Khả năng viết của ông ấy tốt lắm.

Những lần thầy trò gặp lại

Tôi nhớ một lần vào dịp Lễ kỷ niệm của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật lần thứ 75, họ mời tôi đến phát biểu nhưng tôi từ chối. Họ bảo là thầy đến phát biểu với tư cách là nhà văn lão thành, tôi từ chối không được. Lúc tôi lên phát biểu thì ngồi dưới có ông Nguyễn Phú Trọng. Lúc ông Nguyễn Phú Trọng vào Hội trường, mọi người đứng đó để đón ông ấy. Tôi cũng đứng đấy. Trên đường đi vào, ông ấy trông thấy tôi thì ông ấy ôm vai tôi và nói với tôi một câu: “Thầy trò ta lại gặp nhau!”

Tôi với ông ấy gặp nhau mấy lần. Những lần ông ấy vừa mới được bầu làm Tổng Bí thư là tôi đều gặp vì lớp K8 đều họp và tôi lại chúc mừng ông ấy. Lần đáng kể nhất là ở cây đa trong khuôn viên Báo Nhân Dân. Khi đó, ông ấy trúng Tổng Bí thư lần thứ ba, lớp K8 tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày ra trường và mượn Báo Nhân Dân làm địa điểm. Cả lớp ngồi chờ ông ấy ở gốc đa. Vui lắm! Lúc ông ấy đi lại chỗ tôi, tôi đứng lên thì ông ấy ấn nhẹ vai tôi xuống và bảo: “Thầy ngồi xuống đi!”. Anh em bạn cùng lớp thì nhao nhao lên đón chào. Trịnh Hồ Khoa lúc đó đang chống gậy và nói là “Trịnh Hồ Khoa đây!” thì ông ấy đi lại và ôm lấy ông Khoa. Cô Hồ Hoa là sinh viên từ Sài Gòn ra cũng bảo “Hồ Hoa đây!” thì ông ấy cũng giơ tay đáp lại. Ông ấy thuộc tên nhiều lắm, nhớ hết tên bạn bè. Sau đó, khi vào Hội trường lớn, tôi có phát biểu chúc mừng ông ấy. Tôi nói, lớp rất vinh dự vì có đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư lần thứ ba. Điều này không phải ngẫu nhiên mà là do phẩm chất xứng đáng của đồng chí, đặc biệt những phẩm chất đó thể hiện ở bốn ưu điểm của ông ấy là trí tuệ, tài năng, bản lĩnh và đạo đức. Tôi cũng đã nói là đồng chí Phú Trọng có nhiều sáng kiến trên nhiều hoạt động.

Một là về phương diện đối ngoại, có hình ảnh cây tre Việt Nam vừa cứng rắn vừa mềm dẻo. Thứ hai là về đối nội thì chú trọng quốc sách phê phán và loại bỏ tham ô, tham nhũng. Thứ ba là trong công tác văn hóa là Chủ tịch Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3. Lần đầu họp năm 1946, Cụ Hồ có nói là “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Lần thứ hai là trong kháng chiến, có bản báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của ông Trường Chinh. Lần thứ ba là ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lúc đó ông ấy đáp lại và nói là “Tôi cảm ơn GS Hà Minh Đức đã phát biểu những ý kiến minh mẫn, chuẩn mực đến từng câu, từng chữ”.

 Trí tuệ, tài năng, bản lĩnh và đạo đức - ảnh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2.1965 ở ký túc xá Mễ Trì, Hà Nội) Ảnh: VNU

Dấu ấn Ngữ văn Tổng hợp

Đại học Tổng hợp ngày xưa nổi tiếng lắm. Tôi nhớ có lần tôi với ông Nguyễn Phú Trọng và một số người bàn bạc, trao đổi cho vui là tại sao người ta lại thích vào Đại học Tổng hợp. Ngồi đấy cũng toàn người quan trọng, cũng toàn là học trò Tổng hợp hoặc dạy Tổng hợp cả. Khi ấy, mọi người đều phát biểu là sở dĩ người ta thích vì trường Tổng hợp không chỉ dạy môn học ấy mà còn dạy những kiến thức về cuộc đời, đó là một. Hai là trường Tổng hợp dạy những thứ mà từ ấy có thể nghĩ ra những thứ khác. Thứ ba ở Tổng hợp có các thầy rất giỏi. Tôi hỏi ý kiến ông Nguyễn Phú Trọng, ông ấy cũng đồng ý với nhận định ấy. Điều tôi vừa kể ra là câu chuyện trong lần đầu gặp ông Phú Trọng khi ông trúng Tổng Bí thư lần đầu tiên, năm 2012.

Không dễ nhận ra dấu ấn của Khoa Ngữ văn Tổng hợp ở Nguyễn Phú Trọng vì Khoa Văn là chuyên môn chung, không dễ dàng ghi dấu ấn như khoa học tự nhiên hay y học. Nhưng có thể nói rằng, khả năng viết của ông Trọng cũng nhờ một phần ở Khoa Văn. Điều này rất quan trọng. Viết sẽ để lại sách vở cho đời. Sau Bác Hồ, người ta thường nhắc đến ông Trường Chinh, ông Lê Duẩn, ông Phạm Văn Đồng, người thứ tư cần nhắc đến phải là ông Trọng. Ông Trọng đã viết được ít nhất 6 tập sách, tôi có thể nhớ không kỹ số lượng. Một tập về đường lối cách mạng Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội, tập thứ hai về quân sự, một tập về ngoại giao, một tập về văn hóa và một tập vừa ra mắt gần đây. Không dễ mà viết được những tập sách dày như thế. Viết sách khó lắm không phải dễ.

Ngoài khả năng viết thì ông Trọng có khả năng sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc, phù hợp với bối cảnh. Ngôn ngữ của ông Trọng chắt lọc, có tính văn học, rất chuẩn mực. Chỗ này phải kể công cho Khoa Văn học. Ông Trọng yêu văn học, ông ấy còn làm cả thơ. Khoa Văn đã hỗ trợ cho ông ấy cách viết và cách nói. Ông Trọng nói rất chuẩn mực. Việc ông Trọng chọn đề tài tốt nghiệp về chất liệu dân gian trong thơ Tố Hữu không phải là lựa chọn ngẫu nhiên. Ông ấy thể hiện sự yêu quý đất nước, yêu quý dân tộc. Nếu chỉ chọn thơ Tố Hữu đã là yêu quý dân tộc rồi nhưng còn sâu hơn nữa là ông ấy làm về ảnh hưởng của thơ ca dân gian, tức là yêu dân tộc hai lần. Ông ấy rất quý văn chương dân gian. Ngay từ việc này đã thể hiện tình cảm đó. Cuộc đời của ông ấy giống như một đại lộ, cứ thẳng tắp, đi đến đâu cũng có đóng góp cho đến lúc ông ấy ra đi. 

Tác giả: Nguyễn Thu Hiền - Trường ĐHKHXH&NV

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây