Ngôn ngữ
Trên cơ sở áp dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế vào phân tích tình hình thực tế, mục đích chính của giáo trình là giúp người đọc hiểu một cách hệ thống, cơ bản, toàn diện bản chất quan hệ quốc tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực năng động nhất của thế giới hiện nay.
Cuốn giáo trình trước hết nhằm phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của cán bộ khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Ngoài ra, giáo trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên các ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử, Chính trị học, Đông phương học… và những ai quan tâm đến chính trị quốc tế.
Nội dung giáo trình đươc cấu trúc thành 8 chương:
Chương 1: Chương này tập trung giới thiệu những vấn đề có tính chất phương pháp và phương pháp luận như khái niệm khu vực, làm thế nào để xác định một khu vực và một số lý thuyết cơ bản áp dụng nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chương 2, 3, 4 và 5: Với cách tiếp cận quốc gia là chủ thể chính, nội dung các chương này tập trung vào phân tích chính sách Châu Á-Thái Bình Dương của bốn cường quốc là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên Bang Nga.
Chương 6 và 7: Lấy cách tiếp cận đa phương và khu vực học làm chính, hai chương này tập trung phân tích những thách thức, cơ hội và triển vọng của an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chương 8: Phân tích chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Việt Nam với tư cách là một quốc gia trong khu vực và có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng.
Giáo trình “Quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” là kết quả của hơn 10 năm giảng dạy, nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Quang Minh, với sự giúp đỡ, đóng góp của các thế hệ giảng viên và sinh viên Khoa Quốc tế học kể từ khi Khoa Quốc tế học được thành lập vào năm 1995. Nhân dịp Khoa tròn 20 tuổi, tác giả xin dành tặng công trình này cho các thế hệ thầy và trò của Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV.
Tác giả: Đình Hậu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn