Nhóm nghiên cứu mạnh “
Công tác xã hội và an sinh xã hội” được thành lập từ năm 2011, đến nay nhóm có 10 thành viên có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng các thuyết minh đề tài, biết huy động vốn xã hội và nguồn lực, có khả năng làm chủ nhiệm các đề tài cấp nhà nước. Với thế mạnh về nghiên cứu khoa học, nhóm nghiên cứu mạnh (NCM) được các chuyên gia trong ngành Xã hội học và Công tác xã hội đánh giá cao.
Họ và tên
(học hàm, học vị) |
Vị trí công tác |
Vị trí công việc |
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa |
Trưởng nhóm |
- Lên kế hoạch, chiến lược phát triển nhóm
- Tổ chức nhóm thực hiện nghiên cứu và các hoạt động khác theo đúng kế hoạch
- Chịu trách nhiệm trước ĐHQGHN và trường ĐHKHXH&NV về kết quả của nhóm
- Tìm kiếm các nguồn lực ngoài ĐHQGHN và ĐHKHXH&NV để hỗ trợ cho hoạt động của nhóm |
TS. Đặng Kim Khánh Ly |
Phó Trưởng nhóm |
- Định hướng các hướng nghiên cứu, cùng Trưởng nhóm và phó trưởng nhóm lên kế hoạch, chiến lược phát triển nhóm
- Triển khai các nhiệm vụ hành chính, tài chính liên quan đến nhóm nghiên cứu
|
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà |
Thành viên |
Tổ chức, triển khai các đề tài nghiên cứu liên quan đến văn hóa, giáo dục |
TS. Nguyễn Thị Lan |
|
Liên kết với Học viện Chính trị Quốc gia HCM để phối hợp nghiên cứu |
PGS. TS. Hoàng Thu Hương |
Thành viên |
Liên kết với Viện Tôn giáo để phối hợp nghiên cứu |
PGS. TS. Nguyễn Thị Như Trang |
Thành viên |
Xây dựng các đề tài, dự án với các tổ chức quốc tế |
TS. Nguyễn Thị Kim Nhung |
Thành viên |
Tổ chức, triển khai các đề tài nghiên cứu liên quan đến môi trường |
TS. Mai Linh |
Thành viên |
Khai thác các đề tài, dự án, các Hội thảo liên quan Pháp ngữ |
NCS Nguyễn Lan Nguyên |
Thành viên |
Tổ chức, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu và các nhiệm vụ khác |
TS. Nguyễn Thu Trang |
Thành viên |
Xây dựng các đề tài, dự án với các tổ chức quốc tế |
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa với vị trí là Trưởng nhóm Nghiên cứu mạnh Công tác Xã hội và An sinh xã hội là tác giả của 07 cuốn sách, sách chuyên khảo, giáo trình, trong đó nổi bật là các cuốn sách: “Tác động của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay” (Đồng chủ biên, Sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3/2021; “Tác động của phân tầng xã hội đến ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay: (Đồng chủ biên, Sách chuyên khảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 3/2021; “Cẩm nang về các dấu hiệu nhận biết trẻ rối loạn phổ tự kỷ: Cách can thiệp sớm cho cha mẹ và giáo viên”, (Đồng chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 10/2021.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa cũng là tác giả của 14 bài đăng trên tạp chí trong nước, 02 bài đăng trên tạp chí nước ngoài ISI/SCOPUS; đã và đang chủ trì 05 nhiệm vụ KH&CN; đã và đang tham gia với tư cách thành viên 04 nhiệm vụ KH&CN; Hướng dẫn chính 06 nghiên cứu sinh.
Trong 3 năm gần đây, các thành viên của nhóm NCM Công tác xã hội và An sinh xã hội là chủ biên hoặc đồng tác giả, tham gia xuất bản 11 cuốn sách, sách chuyên khảo, giáo trình. Số lượng bài đăng trên các tạp chí khoa học trong nước là 50 bài, đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài là 29 bài.
Có thể kể đến bài viết của TS. Đặng Kim Khánh Ly có tựa đề “Triển vọng về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội tại Việt Nam: Từ thực tiễn đến chính sách”, Nhà xuất bản thế giới, 2020 (tr390 - 408) trong cuốn sách “Chuyển đổi sinh thái và xã hội: Sự dịch chuyển trong tiếp cận nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam”; Cuốn sách “Quản lý phát triển xã hội Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng chính sách” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2019) do PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà là đồng tác giả; Cuốn sách “Hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp trong thực hiện quyền an sinh xã hội của người dân về chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và hỗ trợ khẩn cấp” (NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội, năm 2022) của các tác giả Mai Linh, Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Trung Hải; Cuốn sách “Vai trò của truyền thông đại chúng đối với an toàn thực phẩm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2022) của các tác giả Mai Linh...
Các thành viên của NCM cũng đã và đang thực hiện 34 đề tài cấp ĐHQGHN và các đề tài do quỹ Nafosted tài trợ.
Một số ấn phẩm tiêu biểu của Nhóm NCM
Một số hoạt động của nhóm NCM Công tác xã hội và An sinh xã hội
Trong giai đoạn 03 năm (2022 - 2025), Nhóm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu bám sát định hướng nghiên cứu ưu tiên và Chiến lược KH&CN của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như của ĐHQGHN. Đó là việc tiếp tục hướng nghiên cứu ứng dụng Công tác xã hội, an sinh xã hội đối với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo; xây dựng các Dự án nghiên cứu ứng dụng trong và ngoài nước liên quan đến Công tác Xã hội và An sinh Xã hội.
Công tác xã hội, an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay là rất bức thiết, vì vậy với thế mạnh về đào tạo, tư vấn, tuyên truyền, nhóm NCM “Công tác xã hội và an sinh xã hội” sẽ đẩy mạnh tính ứng dụng trong các hoạt động nghiên cứu của mình. Nổi bật là các nhiệm vụ như: Nghiên cứu về Giải pháp về việc làm cho người cao tuổi ở Thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid (năm 2023); Thực trạng và giải pháp tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid 19 (năm 2024).
Với vị thế là nhóm NCM có vị thế hàng đầu về lĩnh vực Công tác xã hội và An sinh xã hội tại Việt Nam, Nhóm NCM Công tác xã hội và An sinh xã hội của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã và đang mở rộng hợp tác nghiên cứu, kết nạp thêm thành viên mới phù hợp theo quy định của ĐHQGHN nhằm nâng cao số lượng và chất lượng công bố. Theo đó, Nhóm sẽ phấn đấu đảm bảo thực hiện mục tiêu cao hơn công bố (khoảng 1,5 lần) trên các mảng hoạt động, như: trong 3 năm thực hiện 5 Đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp ĐHQGHN; biên soạn 3 cuốn sách liên quan đến công tác xã hội và an sinh xã hội; tổ chức 03 hội thảo về ngành XHH và CTXH; tập huấn cho các Sở LĐTB&XH về CTXH. Với số lượng 10 cán bộ, mỗi năm nhóm sẽ thực hiện ít nhất 3 bài nghiên cứu khoa học công bố trên các tạp chí ISI/SCOPUS.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, tư vấn chính sách, Nhóm NCM Công tác Xã hội và An sinh Xã hội đã và đang có nhiều đóng góp trong việc hiện thực hóa sứ mệnh của VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
.
Tin bài liên quan:
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQGHN: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ là định hướng chiến lược
Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) tiếp tục được công nhận là Trung tâm Nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN
Nhóm Nghiên cứu Biển và Thương mại châu Á tiếp tục được công nhận là nhóm Nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhóm nghiên cứu Chính trị Việt Nam, Pháp quyền và Tôn giáo tiếp tục được công nhận là Nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Các nhà khoa học của VNU- game đánh chắn online đổi thưởng
: Khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Giới, Dân số và Môi trường
Nhóm nghiên cứu “Công tác xã hội và An sinh xã hội”