Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Vũ Điệp
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 07/04/1981
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV; Ngày: 30/9/2016 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Tên đề tài này đã được điều chỉnh 02 lần tại Quyết định số 3980/QĐ-XHNV ngày 30/11/2016 và Quyết định số 2702/QĐ-XHNV ngày 26/9/2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tên chưa thay đổi là “Truyền hình xã hội (social TV) và xu hướng phát triển tại Việt Nam”.
7. Tên đề tài luận án chính thức: Truyền hình xã hội (social TV) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam
8. Chuyên ngành: Báo chí học ; 9. Mã số: 6.32.01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Vũ Duy Thông
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Thiết lập bức tranh tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong và ngoài nước, làm cơ sở cho các vấn đề nghiên cứu tiếp theo.
- Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV), từ đó, thiết lập khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) trong xu thế hội tụ đa phương tiện trong thời đại Internet.
- Thiết lập một mô hình truyền hình mới trên nền tảng Internet- mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) với các đặc điểm, chức năng đặc thù, phù hợp với xu thế hội tụ đa phương tiện trong thời đại Internet.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng của truyền hình xã hội (social TV) trên thế giới và Việt Nam qua một số nghiên cứu trường hợp cụ thể.
- Nêu những vấn đề cần giải quyết, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao khả năng ứng dụng mô hình truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành truyền hình Việt Nam trong thời đại Internet.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV)- một hệ sinh thái truyền hình phi truyền thống trên nền tảng Internet (trong đó bao gồm các hệ sinh thái thành phần là hệ sinh thái nội dung, hệ sinh thái kênh, không gian tương tác đa chiều). Kết quả nghiên cứu đã kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, nhận định về khả năng ứng dụng của hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam. Cụ thể:
- Việc phát triển các chương trình truyền hình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) tại Việt Nam được triển khai trong vài năm gần đây, dựa trên các tiêu chí đánh giá khả năng ứng dụng mô hình hệ sinh thái này đã cho thấy sự phù hợp, bước đầu thu được hiệu quả. Phương thức sản xuất nội dung và quy trình phân phối các nội dung này trên Internet theo xu thế hội tụ đa phương tiện sẽ vận hành theo mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV). Cụ thể, phương thức sản xuất nội dung đồng hành với các nội dung chéo, chương trình 360 độ sẽ tạo nên hệ sinh thái nội dung, khai thác các khía cạnh khác nhau về chương trình phát sóng trên kênh truyền hình. Quy trình phân phối các nội dung trên các kênh bổ trợ tạo ra hệ sinh thái kênh truyền, gia tăng khả năng tiếp cận khán giả của chương trình.
- Thông qua các nghiên cứu trường hợp đã được khảo sát, phân tích, có thể thấy việc ứng dụng mô hình truyền hình xã hội (social TV) trong sản xuất các nội dung chéo, chương trình 360 độ với kịch bản linh hoạt đã đáp ứng tính “động” của môi trường Internet. Các nội dung chéo, chương trình 360 độ bám sát chương trình gốc, tạo thành hệ sinh thái nội dung bao vây chương trình gốc, nhằm thu hút người dùng.
- Việc quản trị chương trình truyền hình theo mô hình hệ sinh thái truyền hình social TV chính là việc điều hướng phân phối các nội dung chéo, chương trình 360 độ trên đa nền tảng với nhiều kênh bổ trợ, nhằm tối ưu cơ hội tiếp cận công chúng mục tiêu của chương trình. Bên cạnh việc tạo thêm cơ hội tiếp cận công chúng mục tiêu, việc phân phối nội dung trên đa nền tảng là cần thiết và tất yếu của xu thế hội tụ đa phương tiện, thể hiện tính tùy biến linh hoạt của nội dung của các chương trình truyền hình, thích ứng với nhiều thiết bị đầu cuối đang phát triển ngày một mạnh mẽ và đa dạng.
- Thực tế chứng minh rằng, trong thời gian vừa qua, truyền hình Việt Nam đã thể nghiệm việc triển khai hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) cho một số thể loại chương trình theo nhiều cách thức khác nhau và bước đầu đã thu nhận được một số kết quả nhất định.
Như vậy, luận án đã hệ thống hóa lý luận về mô hình hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV); khảo sát, đánh giá thực trạng triển khai truyền hình xã hội trên thế giới, cũng như khảo sát, đánh giá bước khởi đầu của mô hình này trong ngành truyền hình Việt Nam. Từ các phân tích, tổng hợp, tác giả nhận định việc ứng dụng phát triển hệ sinh thái truyền hình xã hội (social TV) ở Việt Nam là khả thi, và đề xuất các giải pháp cụ thể.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Còn nhiều khoảng trống nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình, cụ thể:
- Nghiên cứu chuyên sâu về nội dung, các đặc thù, tính chất, thể loại chương trình sản xuất cho hệ sinh thái nội dung của truyền hình được phân phối trên nền tảng Internet, chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các chương trình truyền hình này so với các chương trình truyền hình truyền thống;
- Nghiên cứu chuyên sâu về cách thiết lập hệ thống kênh bổ trợ- hệ thống đa kênh (multichannel) của truyền hình xã hội (social TV);
- Nghiên cứu chuyên sâu về quy trình sản xuất, vận hành và quản trị các nội dung truyền hình trên môi trường Internet;
- Nghiên cứu chuyên sâu về công chúng hiện đại, trong đó có công chúng của truyền hình thời đại Internet với những đặc tính khác biệt điển hình;
- Nghiên cứu chuyên sâu về công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông, từ đó định vị chiến lược tiếp cận thế hệ công chúng truyền hình mới trên nền tảng Internet, phương thức duy trì cộng đồng người dùng ngày càng được cá thể hóa, di động và phân mảnh trên nền tảng Internet.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Le Vu Diep
2. Sex: Female
3. Date of birth: 07, April/1981
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3253/2016/QĐ-XHNV/QĐ-XHNV; Dated: 30/9/2016 by Rector ò game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
6. Changes in academic process:
- The name of the doctoral thesis has been adjusted twice in Decision No. 3980 / QD-XHNV dated November 30, 2016 and Decision No. 2702 / QD-XHNV dated September 26, 2018 of the Rector of the University of Social Sciences. and Humanities. The name has not been changed is "Social TV and the development trend in Vietnam ".
7. Offical thesis title: Social TV and applicability in Vietnam
8. Major: Journalism ; 9. Code: 6.32.01.01
10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Vu Duy Thong
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Establish an overview of the research situation related to the topic domestically and abroad, as a basis for the next research issues.
- Building a theoretical framework for the research topic and clarifying theoretical issues on social television ecosystems (social TV) in the trend of multimedia convergence in the Internet age.
- Establishing a new television model based on the Internet - a social TV ecosystem model with specific characteristics and functions suitable to the trend of multimedia convergence in the era Internet.
- Summarize, analyze and assess the real situation of social television in the world and Vietnam through a number of specific case studies.
- Raising the issues that need to be solved, proposing feasible solutions to improve the application of social TV in Vietnam, towards the sustainable development of Vietnam's television industry. in the Internet age.
12. Practical applicability, if any:
The research results have verified the research hypotheses and judgments about the applicability of the social TV ecosystem in Vietnam. Specifically:
- The development of television programs based on the model of social TV ecosystem in Vietnam has been implemented in recent years, based on the criteria to evaluate the applicability of the ecosystem model which has shown initial positive effect. The method of content production and distribution process on the Internet following the trend of multimedia convergence will operate under the model of social TV ecosystem. Specifically, the method of content production associated with cross-content, 360-degree programs will create a content ecosystem, exploring different aspects of broadcasts on TV channels. The process of distributing content on auxiliary channels creates a channel ecosystem, increasing the program's accessibility to the audience.
- Through the case studies that have been chosen and analyzed, it can be seen that the application of social TV model in producing cross-content, 360-degree programs with flexible scenarios has meet the "dynamism" of the Internet environment. The cross-content, 360-degree program follows the original program, forming a content ecosystem surrounding the original program, in order to attract users.
- The management of television programs according to the model of social TV ecosystem is the navigation and distribution of cross-content, 360-degree programs on multiple platforms with many additional channels, in order to maximize give priority to the program's target public access. In addition to creating additional opportunities to reach the target audience, cross-platform content delivery is essential and inevitable of the trend of multimedia convergence, demonstrating the flexible customization of the content of the content. TV programs, adapting to many terminals are growing on a strong and diverse.
- The fact proves that, in recent years, Vietnamese television has experienced the implementation of the social TV ecosystem for a number of programming types in many different ways and initially which obtained a certain number of results.
Thus, the thesis has systematized the theory of social TV ecosystem model (social TV); surveying and evaluating the current status of social television broadcasting in the world, as well as surveying and evaluating the first step of this model in the Vietnamese television industry. From the analysis and synthesis, the author stated that the application of developing a social TV ecosystem in Vietnam is feasible, and proposed specific solutions.
13. Further research direction, if any:
- In-depth research on the content, characteristics, nature and genre of production programs for the content ecosystem of television distributed on the Internet platform, indicating the similarities and differences within content of these TV shows compared to traditional TV shows;
- In-depth research on how to set up complementary channel system - multichannel system of social television (social TV);
- In-depth research on the production process, operation and management of television content on the Internet environment;
- In-depth research on the modern public, including the public of Internet age television with typical distinctive characteristics;
- In-depth research on measurement tools, evaluation of communication efficiency, thereby positioning a strategy to reach the new generation of television public on the Internet, how to maintain an increasingly user community materialized, mobile and fragmented on the Internet platform.
14. Thesis-related publications:
- Le Vu Diep (2016), "Current Internet Television - Some Issues", Foreign Information Magazine (4), Central Propaganda and Education Department - ISSN: 1859-543, pp. 38- 41.
- Bui Chi Trung, Le Vu Diep (2017), "Social TV - a door of new media", Media Press - Practical perspectives, Vol 3, National University Press - ISBN : 978-604-62-8476-5, pp.221- 228.
- Le Vu Diep (2017), "Multidimensional interaction - a suggestion to measure the TV viewership index", Journal of Education and Society. 80 (141), November 2017, Association of Schools Vietnam Universities and Colleges - ISSN: 1859-3917, pp.100- 104.
- Le Vu Diep (2018), "Television in a digital age - from newspaper sellers to psychiatrists", Journalist Journalist (416), October 2018, Vietnam Journalists Association, ISSN: 0886-7691, pp.50-52.
- Le Vu Diep (2018), "Guide" in the age of matrix of media", Journalist Journal (418), December 2018, Vietnam Journalists Association, ISSN: 0886- 7691, pp. 45-47.
- Le Vu Diep (2018), "How we are interacting with the world", International Conference "Social networks and television", 38th National Television Festival, Da Lat- Lam Dong-
- Le Vu Diep (2018), workshop document "Television industry- A change of the picture", 38th National Television Festival, Da Lat - Lam Dong.
- Le Vu Diep (2019), "Social TV: Social TV ecosystem model", Journalist Journal (428), October 2019, Vietnam Journalists Association, ISSN: 0886-7691, pp. 49- 51.
- Le Vu Diep (2019), "New television in Vietnam from the perspective of the Convergence Culture Theory", Journal of Science and Technology on Information and Communications, Ministry of Information and Communications (4), December 2019; ISSN: 2525-2224, pp. 3-8.
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn