Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Biến đổi không gian làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)

Thứ hai - 11/10/2021 21:58
1. Họ và tên nghiên cu sinh:  Chu Thu Hường                      2. Gii tính: Nữ
3. Ngày sinh: 8 - 2 - 1983                                            4. Nơi sinh: Hòa Xá - Ứng Hòa - Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh s: : 3216/ 2014/ QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào to: -
Đổi tên luận án từ : “Biến đổi không gian: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)” thành “Biến đổi không gian làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)
Thời gian: Sau quyết nghị của Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở, ngày 19/4/2021
7. Tên đề tài luận án:  Biến đổi không gian làng Đồng Kỵ (Từ Sơn – Bắc Ninh)
8. Chuyên ngành: Nhân học                                 9. Mã số: 62.31.03.02
10. Cán bộ hướng dn khoa hc: PGS. TS. Nguyễn Văn Sửu
11. Tóm tắt các kết quả mới ca luận án:
 Từ lăng kính tiếp cận không gian, luận án cho rằng không gian không chỉ đơn giản là những ý nghĩa bề mặt mà còn hàm ý những thực hành và mối quan hệ ẩn trong và dưới bề mặt không gian. Nghiên cứu sự biến đổi không gian ở làng từ góc nhìn của tiếp cận chính trị hàng ngày, quan hệ giữa nhà nước và xã hội, luận án này là một công trình chuyên khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao về làng Đồng Kỵ.
Những kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ quá trình biến đổi của không gian làng, nhất là những biến đổi trong không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian thiêng diễn ra từ khi Đổi mới (1986) so với giai đoạn lịch sử trước đó. Được minh hoạ bằng nguồn tài liệu dân tộc học có tính gốc, cập nhật, phong phú, luận án lập luận rằng những biến đổi không gian làng Đồng Kỵ là kết quả của những tương tác giữa nhà nước và xã hội ở địa bàn nghiên cứu. Trong khi ở một số không gian, chính quyền nhà nước thể hiện rõ sức mạnh, quyền lực và vai trò của mình thì ở không gian khác, thực thể xã hội lại đóng một vài trò quan trọng hơn đối với sự biến đổi không gian. Mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội ở địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua những hình thức khác nhau trong các hoàn cảnh cụ thể, bao gồm sự đối thoại trực tiếp, sự thương lượng ngầm, thậm chí có cả sự chống đối ngầm và những phản kháng công khai hợp thức hoặc không hợp thức. Phân tích quan hệ giữa nhà nước và xã hội trong đời sống hàng ngày cho chúng ta thấy không chỉ nhà nước chi phối các thực thể xã hội mà một số thực thể thuộc phạm trù xã hội ở Đồng Kỵ vừa tuân thủ các chính sách của nhà nước, vừa có những hành động phản kháng. Hệ quả là những hành động phản kháng này góp phần thúc ép nhà nước điều chỉnh chính sách cụ thể đối với các không gian cư trú, không gian sản xuất và không gian thiêng của làng. Thực tiễn này củng cố lập luận của một số nghiên cứu về mối quan hệ có tính hội thoại giữa nhà nước và các thực thể xã hội ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dng trong thực tin:
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhất là ngành Nhân học, Xã hội học, Lịch sử, Văn hóa học tại các trường đại học ở Việt Nam.
Luận án cũng là một nguồn tài liệu hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách có cái sự hiểu biết rõ nét cộng đồng làng và những cách thức, phản ứng của họ đối với chính sách hiện đại hóa, đô thị hóa của nhà nước. Từ đó góp phần gợi ý điều chỉnh trong chính sách của nhà nước, địa phương trong quá trình hiện đại hóa, quy hoạch bảo tồn các làng truyền thống.
Luận án mang lại nhiều kiến thức thực tiễn mới mẻ đóng góp, bổ sung vào cách tiếp cận “chính trị hàng ngày” và phân tích mối quan hệ nhà nước – xã hội Việt Nam đương đại.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
 Nghiên cứu mối quan hệ nhà nước – xã hội ở làng/ chính trị hằng ngày ở làng
14. Các công trình đã công bcó liên quan đến lun án:
1. Chu Thu Hường (2012), Biến đổi không gian làng dưới tác động của đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ, Từ Sơn - Bắc Ninh), Báo cáo Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Văn Sửu, Chu Thu Hường (2014), Hướng tiếp cận không gian trong nghiên cứu làng Việt và những đóng góp của các học giả EFEO, Báo cáo Hội thảo Quốc tế Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp và các ngành khoa học xã hội nhân văn Việt Nam.
3. Chu Thu Hường (2015), “Đô thị hóa và biến đổi không gian ở một làng ven đô Hà Nội”, Báo cáo Hội thảo khoa học Quốc tế Biến đổi văn hóa xã hội ở khu vực đô thị trong quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa, Trường Đại học Quốc gia, Viện Nghiên cứu Xã hội và Văn hóa, Đại học Tây Sydney, Úc
4. Nguyễn Văn Sửu, Chu Thu Hường (2015), Hướng tiếp cận không gian trong nghiên cứu làng Việt: Nghiên cứu trường hợp làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU Journal of Science) (1), tr.144-160
5. Chu Thu Hường (2020), “Biến đổi không gian thiêng ở làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh”, Tạp chí Dân tộc học (2), tr 99-107
6. Chu Thu Hường (2020), Làng An Truyền (Phú Vang- Thừa Thiên Huế), In trong Kiến trúc làng Việt cổ qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích, Nxb Dân tộc, tr.196 -234
                                                                       
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
1. Full name: Chu Thu Hường                             2. Sex: Female
3. Date of birth: February 8, 1983                     4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3216/ 2014/ QĐ-XHNV-SĐH Dated December 31, 2014 by the Rector of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
6. Changes in academic process
Rename the thesis from: "Space transformation: A case study of Dong Ky village (Tu Son - Bac Ninh)" to "Space transformation of Dong Ky village (Tu Son - Bac Ninh)"
Time: According to the decision of the grassroots council: 19 April, 2021
7. Official thesis title: Space transformation Đong Ky village (Tu Son – Bac Ninh)
8. Major: Anthropology                                   9. Code: 62 31 03 02
10. Supervisors: Assoc. Dr. Nguyen Van Suu
11. Summary of the new findings of the thesis
From the space prism approach, the thesis argues that space is not simply the surface meanings but also implies practices and relationships hidden within and under the surface of space. Studying the spatial change in the village from the perspective of the daily political approach, the relationship between the state and society, this thesis is a monograph of high theoretical and practical significance on Dong Ky  village.
The research results of the thesis have clarified the process of changes in village space, especially changes in residential space, production space and sacred space that took place since Doi Moi (1986) compared to the earlier historical period. Illustrated by original, rich, and up-to-date ethnographic material, the thesis argues that spatial changes in Dong Ky village are the result of interactions between the state and society in the study area. assist.
 Whereas in some spaces, state government clearly demonstrates its strength, power, and role, in other spaces, social entity plays a more important role in spatial transformation. The relationship between the state and society in the study area is manifested in various forms in specific circumstances, including direct dialogue, tacit negotiation, and even implicit resistance and legal or illegal public protests. Analysis of the relationship between the state and society in everyday life shows us not only that the state dominates social entities but some entities in the social category in Dong Ky adhere to the policies of state, but still taken action to protest at the same time.  As a result, these protests contribute to pushing the state to adjust specific policies for the village's residential spaces, production spaces and sacred spaces. This practice reinforces the argument of a number of studies on the dialogical relationship between the state and social entities in Vietnam.
12. Practical applicability, if any:
The thesis is a reference source for research and teaching in the humanities and social sciences, especially Anthropology, Sociology, History, and Culture at universities in Vietnam.
The thesis is also a useful resource to help policymakers have more understanding of the changes of the village community and their ways, and responses to the government’s policy of modernization and urbanization of the village. It helps to suggest adjustments in state and local policies in the modernization process, and the conservation planning of traditional villages.
The thesis brings a lot of new practical knowledge to contribute and supplement to the "everyday politics" approach and to explain the state-society relationship in contemporary Vietnam.
13. Further research directions: Research on the state-society relationship in the village / daily politics in the village.
14. Thesis-related publications:
1. Chu Thu Huong (2012), Village space changing under the impact of urbanization (Case study of Dong Ky village, Tu Son - Bac Ninh), 4th International Conference on Vietnamese Studies, Academy of Social Sciences, Vietnam National University, Hanoi.
2. Nguyen Van Suu, Chu Thu Huong (2014),  Space approach to Vietnamese village research and the contributions of EFEO scholars, International scientific conference: Institute of the Far East of Ancient France and social sciences and humanities in Vietnam.
3. Chu Thu Huong (2015), Urbanization and space transformation in a suburban village of Hanoi,  International Scientific Conference: “Socio-cultural change in urban areas in the process of modernization and globalization”, National University, Institute of Social and Cultural Studies, University of Western Sydney, Australia.
4. Nguyen Van Suu, Chu Thu Huong (2015), "Space approach in Vietnamese village research: A case study of Dong Ky village, Bac Ninh", Science Journal of Hanoi National University (VNU) Journal of Science) (2), pp. 144-160
5. Chu Thu Huong (2020), "Sacred space transformation in Dong Ky village, Tu Son, Bac Ninh", Journal of Ethnology - Vietnam Academy of Social Science (2), pp.99-107
6. Chu Thu Huong (2020), “An Truyen Village (Phu Vang - Thua Thien Hue)”, Printed in the Book of Ancient Vietnamese Village Architecture through documents from the Institute of Monuments Conservation,  Ethnic Publishing House, pp.196-237

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây