Thông tin luận văn "Văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái" của HVCH Nguyễn Thị Kim Thanh, chuyên ngành Lí luận văn học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Kim Thanh
2. Giới tính: Nữ.
3. Ngày sinh: 20/12/1986.
4. Nơi sinh: Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
5. Quyết định công nhận học viên số 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.
7. Tên đề tài luận văn: Văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái.
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60 22 32.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó chủ nhiệm Khoa Sau đại học – ĐHQG Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn của chúng tôi khai thác mảng đề tài về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái (qua ba tác phẩm: Tiếng thở dài qua rừng kim tước; Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Namaskar! Xin chào Ấn Độ). Qua đó thấy được phần nào những nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn hoá Ấn, sức ám ảnh của nền văn hoá Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái, cũng như “thái độ ứng xử” của nhà văn trước chất liệu bộn bề của nền văn hoá lâu đời này. Từ đó tìm hiểu, cắt nghĩa giá trị, nguồn gốc và đặc trưng phong cách Hồ Anh Thái.
Trong chương 1 (Văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái), người viết đã đi vào giải quyết những vấn đề mang tính khái quát chung: định danh văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn học, về hướng sáng tác lấy cảm hứng từ nền văn hoá ngoại quốc, về bức tranh văn hoá Ấn Độ cũng như mối nhân duyên giữa Hồ Anh Thái - đất nước, con người Ấn Độ. Đây là cơ sở, là tiền đề cho người viết đi vào khảo sát những phương thức tiếp cận và xử lí chất liệu văn hoá Ấn Độ cũng như việc khám phá thế giới Ấn Độ qua ngòi bút của Hồ Anh Thái ở những chương sau.
Chương 2 (Bức tranh văn hoá - xã hội Ấn Độ và cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của Hồ Anh Thái) đã tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách con người và xã hội nơi xứ sở Ganga; Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quan của Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sáng tác của nhà văn. Qua đó, giúp bạn đọc bước đầu thâm nhập vào thế giới tinh thần và đời sống xã hội của người Ấn vốn vẫn được coi là một mảnh đất hấp dẫn nhưng không dễ khai phá.
Chương 3 (Phương thức tiếp cận và xử lí chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái) Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lí chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái. Những phương thức nghệ thuật nổi bật đã được nhà văn vận dụng để hợp nên dòng chảy văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của mình, đó là: phương thức xử lí chất liệu kì ảo; sự linh hoạt trong vận dụng người kể chuyện, điểm nhìn trẩn thuật và cuối cùng là giọng điệu đa thanh sinh động.
Luận văn hi vọng có thể là một tài liệu tham khảo giúp bạn đọc tiếp cận với thế giới Ấn Độ nói chung và trong sáng tác Hồ Anh Thái nói riêng.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Kim Thanh.
2. Sex: Female.
3. Date of birth: 20/12/1986.
4. Place of birth: Thai Giang, Thai Thuy, Thai Binh Province.
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 24/10/2008.
6. Changes in academic process: No.
7. Official thesis title: Indian Culuture in the works of Ho Anh Thai.
8. Major: Literature Theory 9. Code: 60 22 32.
10. Supervisors: Prof. Tran Khanh Thanh, Ph.D, Vice head of the Faculty of After Graduate, Vietnam National University.
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis aims to provide an analysis of Indian culture in three works of Ho Anh Thai. From that, the thesis will search and explain value, source and writing style of Ho Anh Thai.
Chapter 1 (Culture and source of inspiration about Indian culture in works of Ho Anh Thai), we solve the general issues such as: the culture definition, the relationship between culture – literature, the way of writing that gets inspiration from foreign culture, as well as the sentiment of Ho Anh Thai to India. These are basic, premise to study the way of settling Indian culture materials and discovery Indian world through Ho Anh Thai’s pages as following chapters.
Chapter 2 (Picture of Indian society – culture and Buddhism inspiration in works of Ho Anh Thai) shows about character of Indian people and society; searching a profile in Ho Anh Thai’s view: Buddhism inspiration and effection on Ho Anh Thai’s writing. Then, helping reader into spirit world and society of India that is very complicated.
Chapter 3 (The way to settle Indian culture materials of Ho Anh Thai) surveys and analyses the way to settle Indian culture of Ho Anh Thai. Specific-art modes are used in the works of Ho Anh Thai, including: miraculous, narrator and point of view, narrative tongue.
Writing about Indian theme, Ho Anh Thai had especial, forcible and quite impressive way. In the future, hope that we will continue to be read the profound writing pages of Ho Anh Thai about Indian nation and people.
Hope that the thesis can be reference document for whom interest to Indian culture – society as well as Ho Anh Thai’s works.