Ngôn ngữ
|
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Hiền 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/10/1987
4. Nơi sinh: xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên: số 2124/2011/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “văn hóa – xã hội – môi trường” trong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 03 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Xuân Bình
Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “văn hóa – xã hội – môi trường” trong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” được tiến hành với mục tiêu làm rõ được những đóng góp cụ thể của dòng họ đối với hoạt động thực hiện giáo dục, văn hóa, y tế và môi trường trong xây dựng Nông thôn mới. Xác định được thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vai trò của dòng họ; từ đó có những giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn, những kiến nghị cụ thể đối với chính quyền và bản thân dòng họ để phát huy vai trò dòng họ.
Nghiên cứu cho thấy dòng họ đã và đang có đóng góp to lớn trong việc thực hiện giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường ở nông thôn mới nói riêng và đời sống cộng đồng làng xã nói chung. Trong đó, dòng họ đạt được nhiều thành tích nhất đối với thực hiện tiêu chí giáo dục – điều này phù hợp với sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động của dòng họ trong nhóm tiêu chí “văn hóa – xã hội – môi trường”. Đặc biệt, xã Thiên Lộc là đơn vị duy nhất trong toàn huyện Can Lộc đã và đang có những phong trào, mô hình hiệu quả nhằm phát huy, liên kết được sức mạnh dòng họ trong các hoạt động chung của làng xã. Đây chính là “điểm sáng” mà chính quyền các cấp cần quan tâm và các địa phương khác cần học hỏi để phát huy được nội lực từ sức dân, sức mạnh từ dòng họ trong xây dựng nông thôn mới.
Ghi nhận về đóng góp của dòng họ đối với nông thôn mới có sự khác nhau giữa các đối tượng được khảo sát. Ở các nhóm người cao tuổi, nhóm thuộc gia đình từ 3 thế hệ trở lên và nhóm những người đảm nhận các chức vụ trong dòng họ thường có xu hướng đánh giá cao vai trò của dòng họ hơn nhóm ít tuổi, nhóm hộ từ 2 thế hệ trở xuống và nhóm người dân là thành viên trong dòng họ.
Những yếu tố như từ sự quan tâm của chính quyền, quan niệm văn hóa địa phương đến trình độ học vấn, địa vị xã hội, uy tín của tộc trưởng, bề dày truyền thống lịch sử, ý thức người dân... đều có tác động tổng hợp đến việc thực hiện vai trò, nâng cao vị thế của dòng họ. Đặc biệt, yếu tố về điều kiện kinh tế của các hộ gia đình trong dòng họ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát huy vai trò dòng họ tại địa bàn nghiên cứu.
Những kiến nghị mà nghiên cứu đưa ra vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn nhằm phát huy vai trò dòng họ trong xây dựng nông thôn mới nói riêng và đời sống cộng đồng làng xã nói chung. Đặc biệt, gợi mở ra hướng tiếp cận mới, hướng nghiên cứu chuyên ngành mới cho chủ đề về Xã hội học Nông thôn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu góp phần khái quát được những mô hình cụ thể, phong trào mới của chính quyền và các dòng họ xã Thiên Lộc đã và đang được triển khai để phát huy sức mạnh của dòng họ. Đây chính là bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng cho những địa phương khác trong cùng điều kiện kinh tế - xã hội thực hiện tốt các nội dung tiêu chí xây dựng Nông thôn mới ở nước ta.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo như:
Nghiên cứu lặp lại tại cùng địa bàn để tìm hiểu thêm về xu hướng phát triển vai trò của dòng họ trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu so sánh ở những địa bàn khác nhau để xem xét nét tương đồng và khác biệt vai trò của dòng họ đối với xây dựng nông thôn mới nói riêng và đời sống làng xã nói chung dưới ảnh hưởng của văn hóa vùng miền khác nhau.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thu Hien 2. Sex: female
3. Date of birth: October 03, 1987
4. Place of birth: Hoi Son Commune, Anh Son District, Nghe An Province.
5. Admission decision number: 2124/2011/QĐ-XHNV-SĐH Dated 01/11/2011 by
the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The role of family in the implementation of "culture - society - environment" criteria in new rural construction in Thien Loc Commune, Can Loc District, Ha Tinh Province in present.
8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 03 01
10. Supervisors: Associate Professor PhD. Tran Xuan Binh
Faculty of Sociology, College of Sciences, Hue University.
11. Summary of the findings of the thesis
The thesis “The role of family in the implementation of "culture - society - environment" criteria in new rural construction in Thien Loc Commune, Can Loc District, Ha Tinh Province in present” was conducted with the aim to clarify specific contributions of the family to the implementation of educational and cultural activities, and environment of the new rural. It is to identify advantages, disadvantages and factors affecting the process of implementing the role of the family; from which immediate, medium-term and long-term solutions, specific recommendations for governments and families themselves to promote the role of families are suggested.
The research shows that the family has had great contribution toward the implementation of education, health, culture and new rural environment in particular and life in the village community in general. Moreover, the family has gained a lot of fruit in the implementation of educational criteria. This is proper in accordance with the priority order of families’ activities in the criteria group "culture - society - environment ". In particular, Thien Loc commune is the only unit in Can Loc district to be having and have had movements, efficient models to promote the connection of families in general activities of the village. This is a "bright spot" that governments of all levels should be interested in and other localities to promote internal forces from the people, the strength of families in building a new rural.
The contributions of families to the new rural differences among investigated subjects have been remarked. In the elderly groups, groups of 3 or more generations and groups who assume important positions in the family tend to appreciate the role of the family than younger groups, groups of 2 or less generations and groups of members of the family.
Factors such as the concern from the government, local cultural attitudes to education levels, social status and prestige of chiefs, traditional history, and people’s awareness ... have a general impact on the performance of the role and empowerment of the family. In particular, the economic conditions of the households in the family are an important factor affecting the promotion of the role of families in the research area.
The suggestions that the research has proposed are both theoretical and practical for the promotion of the role of the family in building new rural areas in particular and life in the village community in general. Especially, factors suggesting a new approach, a new direction for specialized research topics of Rural Sociology.
12. Practical applicability: The study helps make contributions to the specific model, the new movement of the government and families of Thien Loc Commune which have been developed to promote the strength of the families. These are lessons that can be applied to other localities of the same economic-social conditions to efficiently implement criteria for new rural construction in our country.
13. Further research directions:
Based on the results from the subject, I expect new approaches for further researches such as:
Repeat studies in the same area to learn more about the growing trend of the family role in the economic social conditions change.
Comparative study of the different areas to consider similarities and differences in the role of families on new rural construction in particular and the village life in general under the influence of different cultural regions .
14. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn