Thông tin luận văn "Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông" của HVCH Nguyễn Thị Nga, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/12/1986
4. Nơi sinh: Phượng Hoàng - Thanh Hà - Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, Giảng viên Khoa Tâm lí học, game đánh chắn online đổi thưởng
- Đại học Quốc gia Hà nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Với đề tài luận văn là “tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông”, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 459 học sinh thuộc trường Tiểu học Tiền Tiến - Thanh Hà - Hải Dương, trường THCS Tiền Tiến - Thanh Hà - Hải Dương và trường THPT bán công Thanh Bình - Thanh Hà - Hải Dương. Kết quả của luận văn đã chỉ ra một số vấn đề khá thú vị như sau:
- Thứ nhất, hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông đang trở thành một vấn đề đáng báo động đối với ngành giáo dục với 56.21% học sinh bị bắt nạt ở các mức độ khác nhau, từ bị một hình thức bắt nạt cho đến bị cả năm hình thức bắt nạt: bị bắt nạt về thể chất, bị bắt nạt về quan hệ, bị bắt nạt về giá trị, bị bắt nạt về sở hữu và bị bắt nạt về truyền thông. Trong số 5 hình thức bị bắt nạt trên thì học sinh bị bắt nạt nhiều nhất về thể chất.
- Thứ hai, có sự khác nhau về mức độ, hình thức biểu hiện của hiện tượng bị bắt nạt theo cấp bậc, giới tính…của học sinh. Học sinh càng lớn càng ít bị bắt nạt hơn những học sinh nhỏ: học sinh tiểu học bị bắt nạt nhiều hơn học sinh THCS và nhiều hơn học sinh THPT. Học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ. Học sinh THPT bị bắt nạt về truyền thông nhiều hơn học sinh THCS và Tiểu học.
- Thứ ba, những học sinh bị bắt nạt có nhiều cách ứng xử khác nhau, trong đó có cả những cách thức ứng xử này mang ý nghĩa tiêu cực, gồm: lảng tránh, tìm sự trợ giúp và trả thù. Trong đó, học sinh có xu hướng tìm sự trợ giúp nhiều hơn. Tuy nhiên, học sinh Tiểu học có xu hướng tìm sự trợ giúp nhiều hơn, học sinh THPT lại có xu hướng trả thù nhiều hơn. Học sinh nam có xu hướng trả thù nhiều hơn học sinh nữ.
- Thứ tư, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bắt nạt, song 3 nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến thuộc về nguyên nhân khách quan như: do bạn a dua, do bạn rất hung dữ và do bạn không được bố mẹ giáo dục chu đáo. Một điều đáng quan tâm khi tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt là phần lớn học sinh nói rằng không biết lí do vì sao mình bị bắt nạt. Điều này dẫn đến một nguy cơ là học sinh bị bắt nạt rất khó khăn để ứng phó được với hiện tượng này.
- Thứ năm, địa điểm học sinh bị bắt nạt nhiều nhất ở lớp học và sân trường
- Thứ sáu là về đối tượng bắt nạt. Tìm hiểu về vấn đề này, kết quả thu được đã cho thấy những bạn đi bắt nạt thường là những bạn lớn tuổi hơn, cao lớn hơn và có kết quả học tập kém hơn.
- Cuối cùng, về cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt. Khi bị bắt nạt, bốn cảm xúc nổi bật lên nhiều nhất là: học sinh cảm thấy tức giận, cảm thấy buồn, cảm tháy lo lắng và cảm thấy sợ hãi. Điều đáng lưu ý là học sinh cảm thấy sợ hãi nhiều nhất khi em ở một mình và khi em ở ngoài đường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi đây là những tình huống mà các em ít có được cảm giác an toàn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: đề tài đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh như: mức độ bị bắt nạt, các hình thức bị bắt nạt, nguyên nhân, cảm xúc, đối tượng, địa điểm bị bắt nạt và cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt. Từ đó có thể đưa ra các chính sách, những giải pháp để giảm thiểu, xoá bỏ và ngăn ngừa hiện tượng này.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN Thi Nga 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/12/1986 4. Place of birth: Hai Duong
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: 24/10/2008
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Explore the thenomenon of bullying at school children
8. Major: psychology 9. Code: 60 31 80
10. Supervisors: Associate, Ph.D.NGUYEN Thi Minh Hang, Professor of psychology department, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
11. Summary of the findings of the thesis:
In the thesis “Studying the phenomenon of being bullied of school children”, we have conducted a research on 459 students of Tien Tien primary school in Thanh Ha - Hai Duong, Tien Tien Junior school in Thanh Ha - Hai Duong and Thanh Binh semi - public school in Thanh Ha - Hai Duong. The results of thesis has shown some interesting issues as follows:
- Firstly, the phenomenon of school children’s being bullied is becoming an alarming problem for the education sector with 56.21% students being bullied at different levels. They may be suffered one form or all five forms being bullied: they are: physical bullying, bullying relationships, value bullying, property bullying media bullying. Among the five forms of bullying, the most physical bullying.
- Seconde, there are differences on the extent and form of being bullied by rank, sex, etc among students. Bigger students are bullied less than small students: Elementary student are bullied more than students secondary and high school students. Boys are bullied more than girls. High school students are bullied via the media more than secondary and primary school students.
- Third, victims have different reactions, including negatives ones. The three main reactions are: avoidance, seeking for help and revenge. In particular, students tend to seek help more. However, primary school students tend to seek help more, high school students tend to take more revenge. Male students tend to take more revenge than female students.
- Fouth, there are many causes of bullying, but the first three reasons mentioned belong to objective reasons, such as: To take a leaf out of somebody's book, to be aggressive and not to be educated carefully. It is noticeable that many victims don’t know why they are bullied. As a result, victims have a lot of difficulty to deal with being bullied..
- Fifth, place the students are bullied are often the classroom and school yard
- Sixth, bullies are often older and taller and they have poorer academic results.
- Finally, victims often feel angry, sad, anxious and fearful. Futhermore, victims feel fear most when they are alone and are on the road. This is understandable because this is the situation that they feel less safe.
12. Practical applicability, if any: Thesis have shown the problems relating to the phenomenon of being bullied, such as: level of being bullied, forms of being bullied, reasons, emotions, objects, places and behaviors of victims. Since peolpe can give the policies and solution to reduce, eliminate and prevent this phenomenon.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None