Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Tiểu thuyết Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học

Thứ ba - 27/09/2022 11:19
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN       2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/12/1998
4. Nơi sinh: Quảng Ngãi
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tiểu thuyết Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 8229030.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành, khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Giữa cuối thế kỉ XX, sự hình thành chính thức của lí thuyết địa văn học đã khẳng định văn học như một nguồn tri thức địa lí có ý nghĩa và chú ý sâu rộng đến mối quan hệ giữa địa lí và văn học. Tính phức tạp và đa dạng của lí thuyết địa văn học vẫn tựu trung lại ở ba vấn đề chính là môi trường địa lí và nhà văn, môi trường địa lí và văn bản văn học, môi trường địa lí và độc giả. Ngày nay, các nghiên cứu địa văn học tiếp tục phát triển, tạo mối liên hệ với các thực hành phê bình và lĩnh vực nghiên cứu khác, ảnh hưởng đến cách thức mà nhà văn và người đọc tham gia vào văn bản và không gian địa lí của nó.
Tiểu thuyết Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên đã khắc họa một vùng địa lí Đà Lạt độc đáo và trọn vẹn với hai cấu trúc là vùng địa văn học huyền thoại và vùng địa văn học hoài niệm. Đằng sau đặc trưng huyền thoại và hoài niệm ấy, Đà Lạt đã lưu giữ trong lòng thành phố những lát cắt của tự nhiên, văn hóa và chính trị, đồng thời phơi bày hiện thực đầy biến động và phức tạp của cuộc sống, con người nơi đây. Khám phá nghệ thuật kiến tạo địa văn học Đà Lạt trong tiểu thuyết Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên, chúng tôi nhận thấy không gian liên văn bản và nghệ thuật trần thuật có vai trò quan trọng trong việc hiển lộ vùng địa lí Đà Lạt.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu địa văn học không chỉ góp phần quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát triển những giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc vùng địa lí mà còn là một nguồn thông tin giá trị giúp các nhà quản lý đô thị tham khảo để suy ngẫm, hoạch định các dự án phát triển đô thị vẫn lưu giữ được các giá trị vật chất, tinh thần của không gian địa lí.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu một cách hệ thống về lí thuyết địa văn học
- Nghiên cứu so sánh giữa vùng địa lí Đà Lạt trong tác phẩm của Nguyễn Vĩnh Nguyên và các nhà văn khác cùng viết về Đà Lạt
- Nghiên cứu đặc trưng của cấu trúc địa văn học của các địa danh khác trong văn học Việt Nam
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
[1] Trần Khánh Thành, Nguyễn Thị Thủy Tiên (2022), Lý thuyết địa văn học – những phác thảo ban đầu, Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, (số 05), tr. 41-51.

          
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: NGUYEN THI THUY TIEN                      2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/12/1998                                               4. Place of birth: Quang Ngai        
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV Dated: 24/12/2020 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.  
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Nguyen Vinh Nguyen’s Memory of memory approaches from literary geography theory
8. Major: Literary theory                                                    9. Code: 8229030.01          
10. Supervisors: Assoc. Prof. Ph.D. Tran Khanh Thanh, Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
In the mid-twentieth century, the formal formation of literary geography theory confirmed literature as a significant source of geographical knowledge and gave extensive attention to the relationship between geography and literature. The complexity and diversity of literary geography theory still focuses on three main issues: geographical environment and writers, geographical environment and literary texts, geographical environment and readers. Today, the study of literary geography continues to evolve, making connections with other critical practices and fields of study, influencing the ways in which writers and readers engage with texts and geographical spaces.
Nguyen Vinh Nguyen’s Memory of memory depicts a unique and complete geographical region of Da Lat with two structures: the legendary literary geography of region and the nostalgic literary geography of region. Behind that legendary and nostalgic feature, Da Lat has kept in the heart of the city slices of nature, culture and politics, exposed the volatile and complex reality of life and people here. Exploring the technique of constructing the literary geography of Da Lat in Nguyen Vinh Nguyen’s Memory of memory, we realized that the intertextual space and narrative technique play an important role in revealing the geographical region of Da Lat.
12. Practical applicability, if any:
Literary geography research not only makes an important contribution to the conservation and development of historical, cultural and geographical values, but also serves as a valuable source of information for urban managers refer to it to ponder and plan urban development projects that still retain the material and spiritual values of geographical space.
13. Further research directions, if any:
- Studying systematically on literary geography theory
- Comparative studying between the geographical region of Da Lat in the work of Nguyen Vinh Nguyen and other writers who wrote about Da Lat
- Studying the characteristics of the literary geography structure of other places in Vietnamese literature
14. Thesis-related publications:
[1] Tran Khanh Thanh, Nguyen Thi Thuy Tien (2022), Literary geography theory – early sketches, Theory and Criticism of Literature and Arts, (05), pp. 41-51.

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây