Thông tin luận văn "Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác Hồ Biểu Chánh" của HVCH Bùi Thị Nga, chuyên ngành Lí luận văn học.
1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Nga
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/11/1985
4. Nơi sinh: Bum Tở, Mường Tè, Lai Châu
5. Quyết định công nhận học viên số 2551/2007/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 2/11/2007 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác Hồ Biểu Chánh
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; 9. Mã số: 60 22 01 20
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng, khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Hồ Biểu Chánh chính là một trong số ít tiểu thuyết gia Nam bộ thể hiện được một cách đầy đủ và toàn diện tính chất giao thời của văn học giai đoạn 1900-1930. Từ khi có mặt trên văn đàn toàn quốc, tiểu thuyết của ông có những nét mới rất thích hợp với cảm thụ nghệ thuật của đồng bào miền Nam nói riêng và hầu hết giới bình dân toàn quốc. Với sự tiếp thu tích cực những tinh hoa văn học phương Đông, sự học hỏi có chọn lọc tinh hoa văn học phương Tây cùng với việc tự làm giàu khả năng của mình bằng sự thẩm thấu những kinh nghiệm từ truyền thống văn học nước nhà, Hồ Biểu Chánh đã góp phần cách tân tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, tình tiết, bố cục tác phẩm cho đến tính cách, tâm lí nhân vật và ngôn ngữ văn chương của tác phẩm. Những tiếp thu, kế thừa và thử nghiệm của Hồ Biểu Chánh trong việc xây dựng nhân vật đã góp phần không nhỏ cho nghệ thuật xây dựng và phát triển tâm lí nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và cho nền văn học Việt Nam hiện nay. Hồ Biểu Chánh cũng đã đem đến cho văn học giai đoạn giao thời những tiểu thuyết li kì, hấp dẫn, hồi hộp, thu hút đông đảo bạn đọc với sự kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm của tiểu thuyết truyền thống trong việc xây dựng cốt truyện, kết cấu và trật tự thời gian;. Bên cạnh các cốt truyện với nhiều tình tiết phiêu lưu, phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống là những kiểu cốt truyện mới mẻ, phóng tác theo Phương Tây nhưng lại mang màu sắc, khung cảnh và văn hoá Việt Nam, tạo cho người đọc những cảm giác tươi mới mà gần gũi. Hồ Biểu Chánh đã kế thừa có chọn lọc kiểu kết cấu chương hồi truyền thống và kiểu kết cấu truyện thơ Nôm cũng như tiếp thu sáng tạo kiểu kết cấu hiện đại của tiểu thuyết Phương Tây vào tác phẩm của mình. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ cũng chính là những đóng góp quan trọng và to lớn nhất của Hồ Biểu Chánh cho nền văn học nước nhà. Với sự tiếp thu kĩ thuật Phương Tây, dung hoà với kĩ thuật truyền thống cùng quan niệm đưa ngôn ngữ cuộc sống vào văn chương đã mở ra những trang viết sống động, gần gũi trong tiểu thuyết của ông. Hồ Biểu Chánh đã mạnh dạn đổi mới ngôn ngữ tiểu thuyết trên cả ba phương diện: từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp khiến cho những câu văn của ông vừa mang dáng dấp của đồng bằng Nam bộ, vừa mang hơi thở của cuộc sống, giàu hình ảnh, dễ hiểu, dễ cảm thông... phản ánh chân thực lối sống của con người Nam Bộ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name of student: Bui Thi Nga.
3. Date of birth: 01 November 1985
4. Place of birth: Bum To, Muong Te, Lai Chau.
5. Decision to accredit student number 2251…. Date 2/11/2007 from headmaster of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Change in training process: None.
7. Title of dissertation: Novel experience reception and inheritance in Ho Bieu Chanh’s writings.
8. Major: Theoretical of Literature.
9. Code: ….
10. Official instructor: AP, Dr. Pham Thanh Hung, Literature Faculty, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
11. Summary result of the thesis:
Ho Bieu Chanh is one of a few Sothern novelists who presents fully and completely the characteristic of interchange literature in the period 1900 – 1930. Since his appearance in national literature field, his novels have new features which are very suitable for art perception of Sothern people in particular and most of national popular people in common. With the positive reception of Oriental literature’s cream, learning with sift of the Western Literature’s cream and his self ability enrichment by absorbing the experience from national literature tradition, Ho Bieu Chanh has played his role in renewing novel in some aspects such as plot building, particulars, structure of the composition as well as personalities, psychology of character and literature language in compositions. Such those reception, inheritance and test of Ho Bieu Chanh in his character building have participated his considerable role in the art of building and development of Vietnam’s novel character in the period 1930 – 1945 and the present Vietnam Literature. For the Literature of interchange period, Ho Bieu Chanh also created some interesting, fascinating novels which attracted readers by inheriting and learning experience of traditional novel in plot building, structure and timeline. Besides some plots with adventure details which describe frankly actual life, there are some kinds of new plots which assemble as the Western style but with Vietnam’s color and prospect, that make new and close at hand feeling for readers. Ho Bieu Chanh inherit the style of chapter, episode and the style of Nom story-poem with sift as well as creative reception the style of modern structure in Western novel of his work. Language building art is also one of the best and the most important contribution of Ho Bieu Chanh into the national Literature. The Western technique reception, in the meeting with traditional technique and the conception of bringing the normal life language into Literature, open up lively and closed at hand writing pages in his novels. Ho Bieu Chanh enterprises to renew the novel language in all three aspects: vocabulary, phonetic and grammar which makes his writing sentences to be in the form of Sothern delta’s one but also have the breath of life, full of images, comprehensive, sympathetic … represent frankly the lifestyle of Sothern Vietnam people in the years of beginning XX century.