Thông tin luận văn "Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ hành động +di chuyển +mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)" của HVCH
Hoàng Hoa Hiến, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Hoàng Hoa Hiến (Huang Huaxian)
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: ngày 12 tháng 07 năm 1981
4. Nơi sinh: Quảng Tây, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số 2551/2007 ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ hành động +di chuyển +mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 60 22 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Vị từ di chuyển có mục tiêu trong hệ thống các động từ tiếng Hán hiện đại số lượng rất nhiều với tần suất sử dụng rất cao. Vai trò quan trọng nhất của vị từ là cùng với tham tố của nó cấu thành ngữ vị từ, làm vị ngữ của câu. Dễ thấy, ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt trong tiếng Hán.
Mối quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp giữa các thành tố trong ngữ chính là mối quan hệ chính phụ giữa vị từ trung tâm – vị từ di chuyển có mục tiêu với các thành tố phụ. Căn cứ vào 3 mối quan hệ chính này, chúng tôi chia luận văn thành các chương dưới đây:
Trong chương 1 luận văn: chúng tôi đã khái quát về tình hình nghiên cứu vị từ, ngữ vị từ, vị từ hành động (+di chuyển) (+mục tiêu) trong tiếng Hán và tiếng Việt. Tác giả trên cơ sở các nghiên cứu này, tiến hành tìm hiểu, phân tích, chọn lọc và tổng kết ra loại ngữ vị từ với vị từ di chuyển mục tiêu điển hình làm trung tâm trong tiếng Hán với mô hình khái quát như sau:
Phần phụ trước + Vtt + Bt + Phần phụ sau
Trong đó, Vtt là vị từ trung tâm, ở đây chỉ vị từ di chuyển mục tiêu ; Bt – bổ tố chỉ không gian, chỉ mục tiêu của sự di chuyển, thành phần bắt buộc trong khung ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm.
Trong chương 2 luận văn, trên cơ sở xác định khái niệm bổ tố và trạng tố - những tham tố bắt buộc và không bắt buộc trong cấu trúc ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán, luận văn đã phân loại, miêu tả các loại bổ tố và trạng tố của cấu trúc ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm về khả năng kết hợp, quan hệ ngữ nghĩa giữa thành tố phụ với trung tâm, có so sánh với tiếng Việt.
Trong chương 3 luận văn, tác giả đã tập trung chọn lọc và khảo sát 25 phụ từ thường xuyên xuất hiện nhất trong ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán; căn cứ vào ngữ nghĩa phân 25 phụ từ này thành các nhóm nhỏ, từ đó nêu ví dụ, phân tích điểm giống và khác nhau của chúng với các phụ từ tương ứng trong tiếng Việt. Chúng tôi cũng khảo sát khả năng kết hợp nội bộ của một vài nhóm phụ từ khác nhau với vị từ trung tâm tương thích trong ngữ tiến hành phân tích, lí giải, phân biệt các phụ từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Hán, với hi vọng học viên Việt Nam khi học tiếng Hán tránh được những sai sót không đáng có.
Qua luận văn này, chúng tôi mong rằng những người học tiếng Hán hoặc tiếng Việt tiếp cận với những khái niệm rõ ràng, toàn diện về vị từ, ngữ vị từ, vị từ di chuyển có mục tiêu, ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán và tiếng Việt; từ đó rút ra sự giống và khác nhau trong ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ, từ đó vận dụng vốn kiến thức này vào giao tiếp một cách thuần thục, nhuần nhuyễn, tránh những sai lầm không đáng có.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)
Là giáo viên dạy tiếng Việt, chúng tôi cũng đang cố gắng để tổng kết được những điểm giống nhau và khác nhau về nhiều mặt giữa tiếng Hán và tiếng Việt, cũng đang để ý về những điểm khác nhau giữa vị từ tiếng Hán và vị từ tiếng Việt, ngữ vị từ tiếng Hán và ngữ vị từ tiếng Việt, đặc biệt là ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ những sự khác biệt, so sánh được chỉ ra trong những nghiên cứu này, chỉ cần trong quá trình giao tiếp bằng ngoại ngữ (tiếng Việt đối với người Trung Quốc hoặc tiếng Hán đối với người Việt), người nói để ý một chút, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ giảm thiểu được tối đa những lỗi ngôn ngữ không đáng có do ảnh hướng từ tiếng mẹ đẻ. Việc này thực sự giúp ích cho sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt, cũng như các bạn đồng nghiệp Trung Quốc và Việt Nam khi giảng dạy và biên soạn các giáo tình thực hành giảng dạy tiếng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các ngữ vị từ chứa vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm trong quá trình dạy hoặc nghiên cứu trong tương lai.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Student name:Hoang Hoa Hien (Huang Huaxian)
2. Sex: male
3. Date of birth: 12/07/1981
4. Place of birth: Guangxi, China
5. The decided No. of students’ enrollment is 2551/2007 and is promulgated 02/11/2007 by headmaster of University of Social and Human Sciences.
6. The change during the studying process
No
7. The topic of the thesis: Comparsion of the predicating phrase with predictors of acting (+moving) (+objectives) - center predicators- in Chinese and in Vietnamese.
8. Speciality: Linguistics 9. Speciality Code: 60 22 01
10. The guiding teacher
A.Prof. Dr. Nguyen Van Hieu
11. Summary of the thesis
In modern Han verbal system, there are many predictors of acting (+moving) (+objectives) which are used very often. The most important role of predicator is, together with its complement, to build predicating phrase and becomes predicate of the sentence. It’s easy to see that predicating phrase, with center predictors of acting (+moving) (+objectives), has got a special important role in Chinese.
The relationship between meaning – grammar among factors of the phrase is the main – supplement relationship among centre predicators - predictors of acting (+moving) (+objectives) and supplements. Based on these three main relationship, we divide the essay into the following chapters:
In the first chapter of this essay: we give an overview about the situation of studying predicators, predicating phrase, predictors of acting (+moving) (+objectives) in Han language and Vietnamese language. The author, based on those studies, carried out to research, analyse, select and summarize the kinds of typical center predictors of acting (+moving) (+objectives) in Chinese in the general model as below:
Phần phụ trước + Vtt + Bt + Phần phụ sau
front supplement + center predicator + complement + behind supplement
In which, center predicator here is predictors of acting (+moving) (+objectives), and complement is to define the place, the target of moving, this is the obligatory factor in predicting phrase with the center is variable predictor.
In the second chapter of this essay, based on definition of “bổ tố” (complement) and “trạng tố” - the obligatory and non-obligatory complements in the structure of predicating phrase with predictors of acting (+moving) (+objectives) - center predicators- in Chinese, the essay classified, described the kinds of supplement and “trạng tố” in the structure of predicating phrase with predictors of acting (+moving) (+objectives) - center predicators, based on combining capacity, relationship between supplement and main factors, in the comparison with Vietnamese language.
In the third chapter, the author focus on selecting and studying 26 supplements that are the most often appeared in predicating phrase with predictors of acting (+moving) (+objectives) - center predicators- in Chinese; based on meaning to divide these 26 supplements into smaller groups, then give examples, analyse the similarity and difference between them and correlative supplements in Vietnamese language. We also did research the possibility of internal combination among some different supplement groups with the correlative center predictors in the phrase, to analyse, explain, differentiate the supplements that may be easily misunderstood in Chinese, with the hope that Vietnames students will avoid this kind of mistake while studying Chinese.
With this essay, we hope that Han and Vietnamese language students may have opportunity to approach a clear and wholly definition about predictor, predicating phrase, predictor of acting (+moving) (objectives), predicating phrase with predictors of acting (+moving) (+objectives) - center predicators- in Chinese, and Vietnamese language; from which to sum up the similarity and difference in meaning and grammar between two languages, then to apply this knowledge and communicate fluently, to avoid worthless mistakes.
12. The applicable possibility in reality
Being Vietnamese language teachers, we are now trying our best to summarize the similarity and difference in many sides between Chinese and Vietnamese language, also focusing on the difference between predictors in Chinese and Vietnamese language, predicating phrase in Chinese and Vietnames language, especially predicating phrase with predictors of acting (+moving) (+objectives) - center predicators- in Chinese and Vietnamese language. From the difference, we compare and define in this study that, while communicate in foreign language (Vietnamese for Chinese people and Chinese for Vietnamese people), if the communicators just take a care, we believe that we can minimize the worthless language mistake infuenced by mother tongue. This is really useful for Chinese students in studying Vietnamese language, as well as Chinese and Vietnamese colleagues while teaching and writing textbook for pratical teaching Vietnamese language.
13. The following direction to research
We will continue to study about predicating phrase with center variable predicator in the process of teaching or studying in the future.