Thông tin luận văn "Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình (Qua phân tích số liệu Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006)" của HVCH Lê Thu Hiền, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Lê Thu Hiền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27 tháng 08 năm 1984
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2560/2007/QĐ-XHNV- KH&SĐH ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình (Qua phân tích số liệu Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006).
8. Ngành: Xã hội học Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 603130
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hữu Minh
Đơn vị công tác: Khoa Công tác xã hội - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình được phân tích với hai nội dung bao gồm: Thứ nhất, quan niệm của cha mẹ về giá trị của VTN trong cuộc sống thể hiện ở: sự hi sinh của cha mẹ với con cái và sự vâng lời của con cái đối với người lớn tuổi trong gia đình, ưu tiên của cha mẹ với VTN trên một số lĩnh vực, và lo lắng của các bậc cha mẹ đối với VTN; Thứ hai, quan điểm của cha mẹ và VTN về hôn nhân.
Nhìn chung, kết quả phân tích đối với những câu hỏi dành cho cả cha mẹ và VTN trên cùng một lĩnh vực như sự hi sinh của cha mẹ với con cái, sự vâng lời của con cái đối với người lớn tuổi trong gia đình hay người quyết định hôn nhân đều thể hiện rằng, quan hệ giữa cha mẹ và VTN hiện nay đã có xu hướng bình đẳng, dân chủ hơn.
Các yếu tố như trình độ học vấn của cha mẹ, mức sống hộ gia đình và nơi cư trú có ảnh hưởng nhất định tới quan điểm của cả cha mẹ và VTN về các vấn đề được phân tích. Nhìn chung, cha mẹ có trình độ học vấn cao, gia đình có mức sống cao và ở thành thị có xu hướng suy nghĩ thoáng, ít ràng buộc với con cái, tôn trọng, tin tưởng và can thiệp ít hơn vào các vấn đề của VTN hơn các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp, mức sống hộ gia đình thấp hơn và ở nông thôn.
Đối với VTN, yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng tới quan điểm của các em về mối quan hệ với cha mẹ. VTN nam nhìn chung có xu hướng bảo lưu cách nghĩ và quan niệm truyền thống hơn so với VTN nữ trên hầu hết các lĩnh vực.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh khác thể hiện sự bình đẳng, dân chủ trong quan hệ cha mẹ và vị thành niên trong gia đình hiện nay đặc biệt là quyền quyết định của VTN trong gia đình.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Le Thu Hien 2. Sex: Female
3. Date of birth: 27 August 1984 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2560/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 7 Nov 2007
6. Changes in academic process: none
7. Official thesis title: Relationship between parents and adolecents in the family (Analysis from data of Nation-wide Survey on the Family in Vietnam 2006).
8. Major: Sociology 9. Code: 603130
10. Supervisor: Nguyen Huu Minh, Associate Professor, Doctor
Office: The Institute of Family and Gender
11. Summary of the findings of the thesis:
Relationship between parents and adolecent in family is analysed with contents include: Firstly, parents’ opinion about values of adolecent in their life, which reflects in some fields such as: parents’ sacrifice for their children, priorities that parents pay for their children in some aspects, and worries about their children; Secondly, parents’ opinion and adolecent about marrigage.
In general, results from analysis with questions for both parents and adolecent in the same aspects such as: parents’ sacrifice for their children, children’s obedience to the elders in family or who make dicision on marriage showed that relationship between parents and adolecent is more tentatively equal.
Some factors like parents’ education, households’ living standards and accomodations have denifitely affected on parents’ and adolecent’s opinion on analysed issues. In general, parents with higher education, living standard and in urban areas are tentatively less ties with their children an easier in thoughts, more respects, trust and less intervention in adolecent’s problems than parents with lower education, living standard and in rural areas.
Adolecent’s sex also affects their opinions about their relationship with parents. Boys generally remains tradional opinion and thought in compared with that of girls in most issues.
12. Practical applicability, if any: none
13. Further research directions, if any: More analysis about other aspects reflect equal side of relationship between parents and adolecent in recent family especially about adolecent’s right of decision making.
14. Thesis-related publications: none