1. Họ và tên học viên: Huỳnh Văn Út
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 10/10/1980
4. Nơi sinh: Cần Thơ
5. Quyết định công nhận học viên số: 2279/2022/QĐ-XHNV ngày 22/8/2022 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghi lễ của Phật giáo Việt Nam trong thiền phái Lâm Tế Gia Phổ
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hồng Yến, TS. Phạm Thị Chuyền
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn đã phân tích và cho thấy:
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tồn tại và phát triển trên mảnh đất Việt Nam đã hơn hai ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay vẫn khẳng định được vị thế trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Đối với vùng đất mới (xứ Đàng Trong) của Việt Nam, Phật giáo trở nên đa dạng, phong phú và thể hiện rõ nét đặc thù của cư dân vùng Nam Bộ. Phật giáo đến với vùng đất này cùng với quá trình mở mang vùng đất mới, là điểm tựa tinh thần của người dân nơi đây trong công cuộc khai hoang, lập ấp đầy khó khăn, vất vả.
Có nhiều danh tăng Trung Hoa đến Đàng Trong, Việt Nam truyền giáo, trong đó có danh tăng Trung Hoa thuộc dòng Lâm Tế, Tào Động. Nhắc đến những bước đường phát triển của thiền phái Lâm Tế ở Đàng Trong Việt Nam vào thế kỷ XVII, không thể không nhắc đến thiền sư Nguyên Thiều - Siêu Bạch, người có công lớn đưa thiền phái Lâm Tế đến với vùng đất nơi đây, thiền sư cùng các đệ tử của mình đã tiếp nối truyền thừa tông phong của phái Lâm Tế, giúp cho Lâm Tế ở Đàng Trong rực sáng, hưng thịnh và còn lưu truyền đến ngày nay. Thiền phái Lâm Tế ở Đàng Trong Việt Nam trong quá trình phát triển phân chia thành các nhánh khác nhau, trong đó Lâm Tế Gia Phổ là nhánh truyền thừa theo bài kệ của thiền sư Đạo Mân - Mộc Trần (thế hệ 31 của thiền phái Lâm Tế Trung Hoa).
Nghi lễ là một phần quan trọng của tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của tín đồ. Nghi lễ Phật giáo được hình thành từ thời Đức Phật còn tại thế, trong quá trình phát triển với phương châm tùy duyên phương tiện, nghi lễ Phật giáo khi truyền đến các vùng đất khác nhau có sự biến đổi mang đậm dấu ấn của nơi truyền đến. Nghi lễ Phật giáo Việt Nam đa dạng, phong phú, bên cạnh sự thống nhất ở những nét chính thì thể hiện bản sắc vùng miền rất rõ nét.
Trên phương diện tổng thể, các nghi lễ của Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ vừa có điểm chung của Phật giáo Bắc tông nhưng cũng có nét riêng. Dựa trên nội hàm của các khái niệm nghi lễ nêu trên, Chương 2 luận văn tác giả đã trình bày, phân tích nghi lễ của Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ theo hai chiều cạnh: (1) Cấu trúc của nghi lễ, trình tự chung của nghi lễ, đặc trưng của nghi lễ Phật giáo trong Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ và (2) Thực hành một số ngày lễ lớn của Phật giáo ở các chùa thuộc thiền phái Lâm tế Gia Phổ.
Nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong thiền phái Lâm Tế Gia Phổ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của đệ tử thiền phái, là phương tiện hữu hiệu, góp phần giúp cho quá trình truyền bá giáo lý của đức Phật đi sâu vào cuộc sống một cách thiết thực. Hình thức của nghi lễ Phật giáo đáp ứng được những nhu cầu tâm linh của đại đa số quần chúng như cúng cầu phước, cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ… mang đến cho họ một niềm tin, một làn gió mát mẻ trong cuộc sống đầy biến động, lo âu và sợ hãi. Nghi lễ Phật giáo không những chỉ mang hình thức cúng bái, lễ nghi; mà nó còn mang đến những triết lý sống đầy ý nghĩa cho con người trong xã hội. Bài viết tập trung nghi lễ Phật giáo Viện Nam trong đời sống tâm linh của người Việt; nghi lễ thể hiện triết lý sống của Phật giáo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo đem lại thông qua việc thực hành các nghi lễ Phật giáo. Từ đó góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghi lễ tôn giáo
- Nhân học tôn giáo
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Huynh Van Ut
2. Sex: Male
3. Date of birth: 10/10/1980
4. Place of birth: Can Tho
5. Admission decision number: 2279/2021/QĐ-XHNV dated 22/8/2022 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi
6. Changes in academic progress: None
7. Official thesis title: Rituals of Vietnamese Buddhism in the Lam Te Gia Pho Zen sect
8. Major: Religion studies; Code: 8229009.01
9. Supervisor: Dr. Tran Thi Hong Yen and Dr. Pham Thi Chuyen
10 Summary of the findings of the thesis: The thesis analyzed and showed:
Buddhism was introduced to Vietnam very early, has existed and developed on the land of Vietnam for more than two thousand years, and has gone through many ups and downs of history until now, still affirming its position in cultural and spiritual life of Vietnamese people. In the new land (Dang Trong) of Vietnam, Buddhism became diverse, rich and clearly expressed the characteristics of residents of Southern region. Buddhism came to this land along with the process of expanding the new land, and was the spiritual fulcrum of the people here in the difficult and strenuous work of reclamation and hamlet establishment.
There were many famous Chinese monks who came to Dang Trong, Vietnam to preach, including famous Chinese monks of the Lam Te and Cao Dong lineages. Referring to the development steps of the Lam Te Zen sect in Dang Trong, Vietnam in the 17th century, it is impossible not to mention Zen master Nguyen Thieu - Sieu Bach, who had great contributions in bringing the Lam Te Zen sect to this land , the Zen master and his disciples continued the lineage of the Lam Te sect, helping Lam Te in Dang Trong shine, flourish, and continue to this day. During the process of development, the Lam Te Zen sect in Dang Trong Vietnam divided into different branches, of which Lam Te Gia Pho is the lineage branch according to the verse of Zen master Dao Man - Moc Tran (31st generation of the China Lam Te Zen sect).
Rituals are an important part of religion, meeting the needs of believers. Buddhist rituals were formed when the Buddha was still alive, during the development process with the motto depending on conditions and means, Buddhist rituals when transmitted to different lands had changes that bore the imprint of that place. Vietnamese Buddhist rituals are diverse and rich, besides the uniformity in main features, they express regional identities very clearly.
Overall, the rituals of Lam Te Gia Pho Zen sect have common features of Northern Buddhism but also have their own unique features. Based on connotation of the above-mentioned ritual concepts, in Chapter 2 of the thesis, author presented and analyzed the rituals of the Lam Te Gia Pho Zen sect in two aspects: (1) Structure of the ritual, general order of rituals, characteristics of Buddhist rituals in the Lam Te Gia Pho Zen sect and (2) Practicing some major Buddhist holidays at temples belonging to the Lam Te Gia Pho Zen sect.
Vietnamese Buddhist rituals in the Lam Te Gia Pho Zen sect play an important role in spiritual life of Zen disciples, and are an effective means, contributing to the process of spreading the Buddha's teachings deeper into life in a practical way. The form of Buddhist rituals meets the spiritual needs of the majority of people such as praying for blessings, worshiping ancestors, grandparents, parents... bringing a belief and a cool breeze in their turmoil, anxiety and fear lives. Buddhist rituals not only take the form of worship and rituals; but it also brings meaningful life philosophies to people in society. The article focuses on Vietnamese Buddhist rituals in spiritual life of Vietnamese people; Rituals express Buddhist philosophy of life.
11. Practical applicability:
The research results of the thesis contribute to preserving traditional Buddhist cultural values by practicing of Buddhist rituals. Thereby contributing to preserving and promoting traditional Vietnamese cultural values in general.
12. Further research directions:
Religious rituals,
Anthropology of religion
13. Thesis-related publications:
Huynh Van Ut (2024), "History of formation and lineage of the Lam Te Gia Pho Zen sect in Vietnam", Religious Work (10), pp. 48-51.