Thông tin luận văn "Khảo sát định ngữ tình thái trong câu tiếng Việt trên 3 bình diện Kết học, Nghĩa học, Dụng học" của HVCH Trần Hoàng Hương, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Trần Hoàng Hương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 06/11/1986
4. Nơi sinh: Thành phố Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ- XHNV- KH& SDH ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát định ngữ tình thái trong câu tiếng Việt trên 3 bình diện Kết học, Nghĩa học, Dụng học.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 602201
9. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt kết quả của luận văn:
- Về mặt lí luận: Luận văn này đi theo hướng ngữ pháp chức năng- một trong những trường phái ngữ pháp ưu tiên, quan tâm đến ngôn ngữ trong hoạt động hành chức của nó, hiện đang là một trong những trào lưu ngữ pháp trung tâm của ngôn ngữ học thế giới. Kết quả của luận văn sẽ góp phần củng cố tính đúng đắn và năng lực giải thích, miêu tả của trường phái ngữ pháp này. Bằng việc áp dụng lí thuyết ngữ pháp hiện đại để soi vào những ví dụ cụ thể trong hoạt động giao tiếp của ngôn ngữ, luận văn cũng sẽ góp phần củng cố lí thuyết ngữ pháp hoặc phát hiện ra những nét mới, khác biệt trong quy luật hoạt động của lời nói so với quy luật hoạt động của ngôn ngữ. Như vậy, đây là bước đi đầu tiên, khởi đầu cho việc nghiên cứu của ngữ pháp lời nói của chúng tôi sau này.
- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu Định ngữ tình thái không phải là một điểm mới mẻ trong Việt ngữ học. Các nhà ngôn ngữ học đã gọi thành tố này với các tên gọi khác nhau như: Quán ngữ tình thái, Đề tình thái, Phụ ngữ tình thái…Tuy nhiên, điểm mới của luận văn là sẽ tập trung làm rõ thành tố này ở đầy đủ 3 bình diện: kết cấu, ngữ nghĩa và dụng học. Cũng trong quá trình khảo sát và phân tích chúng tôi thấy một số trường hợp có chung một nội dung tình thái nhưng lại khác nhau về cấp độ. Việc làm rõ những nét khác biệt này cũng góp phần làm sáng rõ hơn nguyên tắc hoạt động của thành phần này trong câu và trong giao tiếp. Đồng thời giúp cho các nhà nghiên cứu có một cái nhìn toàn diện hơn về thành tố này với tư cách là một thành phần câu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ giúp ích cho việc biên soạn của giáo trình dạy ngữ pháp cho người Việt Nam và cho người nước ngoài theo quan điểm giao tiếp.
12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Khoá luận tốt nghiệp: Bước đầu khảo sát câu có “thì”, “là” đứng đầu trên 3 phương diện Kết học nghĩa học và Dụng học, đã được công bố vào tháng 7 năm 2008
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full nam: TRAN HOANG HUONG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 06/11/1986 4. Palace of birth: Nam Dinh
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ- XHNV- KH& SDH Dated 24/10/2008.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Researching stative predicate in Vietnamese sentences on three planes: Syntactics, Semantics and Pragmatics.
8. Major: Linguistic 9. Code: 602201
10. Supervisors: Prof. Dr Nguyen Van Hiep- Deputy head of linguistic department
11. Summary of the findings of the thesis:
- Theoritical achivements : This thesis embraces Fuctional Grammar – one of the grammar preferential schools concerning language in its functions - which is one of the central grammatically trends of the world’s modern linguistics. The thesis’s result is aimed at consolidating the rightness and the ability to explain and to describe of this trend. By applying modern grammar theories to go over specific cases in communication, the thesis contributes to consolidate grammar theory or find out new differences between fucntional rules of speech and language. This is our first steps of researching grammar of speech afterward.
- Practical Achivements : Stative predicate researching is not fresh news in Vietnamese linguistics. The experts call this object by various terms like: stative locution, or stative adverbial locution. However, this thesis is the first one to study the component in all three aspects : structure, semantic and function. During the process of investigation and analysis we have found out some situations with the same stative meaning at different levels. The explaination of this variety also contribute to further clarify functional rules of this component in phrase and communication. This also help the researchers to have a more comprehensive view of the stative predicate as component of a phrase.
12. Practical applicability:
The thesis’s results are useful for compiling Vietnamese grammar textbook for communication.
13. Thesis- related publications: Initial investigation of phrases starting with “ thi”, “la” in 3 aspects : syntactics, semantical and functional, “ released July 2008