Thông tin luận văn "Chương trình Vietnam Online với công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Chính phủ - Khảo sát Chương trình Vietnam Online từ tháng 5/2008 – tháng 5/2010" của HVCH Nguyễn Hồng Sơn, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hồng Sơn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 22/06/1984
4. Nơi sinh: Hà Nội.
5. Quyết định công nhận học viên số 2551/2007/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 2/11/2007 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Chương trình Vietnam Online với công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Chính phủ - Khảo sát Chương trình Vietnam Online từ tháng 5/2008 – tháng 5/2010”.
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn, Khoa báo chí Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Tại Chương 1, luận văn đã phân tích, hệ thống lại các khái niệm về báo chí truyền thông như: truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông đại chúng... Bên cạnh đó, dựa trên việc hệ thống các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về báo chí, tác giả luận văn đã phân tích về yêu cầu, nhiệm vụ của báo chí truyền thông trong việc thông tin tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và các chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề tuy đã được đề cập nhưng chưa được hệ thống trong các sách, tạp chí, công trình nghiên cứu về báo chí truyền thông thời gian qua.
Tại Chương 2, với phương pháp khảo sát trực tiếp đọc, theo dõi và phân tích các tác phẩm tin, bài phóng sự của Chương trình Vietnam Online (Ban biên tập Thời sự, Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC) từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010), luận văn đã nêu, phân tích thực trạng về nội dung và hình thức của Chương trình Vietnam Online. Tác giả luận văn đã nêu rõ, Chương trình Vietnam Online đã theo đúng tiêu chí đề ra ban đầu như: thông tin cập nhật, chính xác, đúng định hướng tuyên truyền về các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và các chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công ban đầu đáng khích lệ, nội dung của Chương trình Vietnam Online còn đơn giản, nặng về phần đưa thông tin “lễ tân, ngoại giao” về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Mặt khác, một số chương trình thiếu các tin, bài phóng sự mang tính điểm nhấn, nói lên những tiếng nói từ cơ sở, nêu bật các ý kiến góp ý, phản ánh của nhân dân... cùng với cách thể hiện theo lối mòn đã gây nhàm chán cho công chúng.
Tại Chương 3, luận văn đã nêu các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Chương trình Vietnam Online. Giải pháp kiến nghị có tính chất bao trùm, xuyên suốt là nâng cao nhận thức và sự phối hợp giữa lãnh đạo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, lãnh đạo Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC và lãnh đạo Ban biên tập Chương trình Vietnam Online. Những giải pháp đã nêu có cơ sở thực tiễn và có thể áp dụng vào thực tế nhằm tăng cường chất lượng nội dung và hình thức của Chương trình Vietnam Online.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn góp phần nhận thức đúng đắn hơn nữa về vị trí, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng – đặc biệt là Chương trình Vietnam Online đối với công tác thông tin tuyên truyền về các hoạt động của Chính phủ. Qua khảo sát, đánh giá về nội dung của Chương trình Vietnam Online trong 2 năm (từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010), luận văn giúp những người thực hiện chương trình đánh giá đúng đắn những thành công đạt được, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những đề xuất để thực hiện chương trình hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Do giới hạn về thời gian và giới hạn nghiên cứu của đề tài, luận văn mới chỉ giải quyết được một số khía cạnh của đề tài này. Nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu như: lí luận về thay đổi của tình hình khách quan dẫn tới thay đổi cách thức tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ; hay vấn đề xây dựng một chuẩn chung cho các cơ quan thông tấn báo chí trong việc thông tin về lĩnh vực quan trọng này...
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN HONG SON
2. Sex: Male
3. Date of birth: June 22nd 1984
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2551/2007. Dated: 2/11/2007
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: "Informations and communications of Vietnam Online program for Government’s activities – Survey in Vietnam Online program from 5th May 2008 to 5th May 2010".
8. Major: Journalism Studies
9. Code: 60 32 01
10. Supervisors: Associate Professor PhD Duong Xuan Son – Faculty of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any)
- In the first chapter, the thesis analyzed many concepts of media, such as: media, mass media, mass communication ... Besides that, based on viewpoints of the Party and State about media, thesis’author analyzed requirements and tasks of its in information and communication for Party and State’s policies as well as Government’s administrations in current period. Although being mentioned, this issue was not been systematic clearly in books, magazines or researchs about media during the pass.
- In the second chapter, by the method of survey directly as: reading, monitoring and analyzing news and reportages of Vietnam Online program (News Department, Vienam Digital Television) from 5th May 2008 to 5th May 2010, thesis has shown and analyzed the situation of content and form of Vietnam Online program. The author has clearly stated that this program was followed the main goals, such as: updating and accurating in informations; following truly the orientation of the Party and State as well as administration of Government in communications, etc.
However, the contents of the this program are simple, heavy on informations likely activities of “reception” or “diplomacy” of Party, State and Government. On the other hand, some programs were lack of interested informations and reportages or could not show the voices from the grassroot levels. Its poor expression also made boring to audiences.
- In the third chapter, the thesis outlined the proposals and solutions to improve the quality of Vietnam Online program, such as: increasing awareness and cooperation among leaders of Portal e-Government, Vietnam Digital Television and Vietnam Online program.
12. Practical applicability:
- The thesis contributes to aware correctly about position and roles of mass media, especially Vietnam Online program in informations and communications for Government’ activities. Through the survey, analyzed about Vietnam Online’s contents in two years, thesis helps authors of this program to review correctively achievements, cast experiences and offer suggestions to make the program more effectively in the future.
13. Further research directions:
Due to limited time and limited research, the thesis only reviews some aspects of this subject. Many issues should be studied further, such as: matters of a general standard for media agencies in information and communication about one important area as plocies of Party and State as well as the administration of Government, etc.
14. Thesis-related publications: None