Thông tin luận văn "Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt" của HVCH Hoàng Thị Kim Duyên, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Kim Duyên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/01/1986
4. Nơi sinh: Thành phố Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ- XHNV- KH& SDH ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu chức năng ngữ pháp của hệ thống từ mô phỏng tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201
9. Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Chính, game đánh chắn online đổi thưởng
.
10. Tóm tắt kết quả của luận văn: Luận văn Khảo sát ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ mô phỏng tiếng Việt. Từ tượng thanh và từ tượng hình là một mảng từ vựng vô cùng bao la, rộng lớn và xuất hiện trong hầu hết các ngôn ngữ. Ngay cả trong tiếng mẹ đẻ của mình, chúng ta cũng khó có thể biết hết được tất cả những từ tượng thanh, tượng hình. Hãy thử tưởng tượng rằng, nếu như không có sự xuất hiện của từ tượng thanh, tượng hình trong đời sống ngôn ngữ của con người, thì việc giao tiếp của chúng ta hẳn sẽ mất đi nét cuốn hút cũng như bao dụng ý chứa đựng trong từng ngôn từ. Vai trò của từ tượng thanh và từ tượng hình là vô cùng quan trọng. Chúng tô điểm, trang trí, và mang lại cho mỗi lời nói, mỗi câu văn cái hồn, làm cho những thứ bình thường quanh chúng ta trở nên thú vị, phong phú và đa dạng hơn. Luận văn đã chỉ ra cách phân loại các từ mô phỏng trong tiếng Việt, ý nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa cũng như chức năng, vị trí của lớp từ này trong câu. Đồng thời chúng tôi cũng bước đầu khảo sát việc sử dụng từ mô phỏng trong các tít báo trên 3 báo điện tử lớn hiện nay để để đưa ra những nhận xét ban đầu về cách sử dụng cũng như sức hấp dẫn, lôi cuốn của việc dùng từ mô phỏng trong việc đặt các tít để thu hút sự chú ý của độc giả kích vào nội dung bài báo.
Càng có nhiều hiểu biết, nhiều kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình, chúng ta lại thấy yêu ngôn ngữ của mình hơn, thấy được rõ nét hơn những tinh hoa, những nghệ thuật trong cách sử dụng từ, cách cấu tạo từ, cũng như những nét thú vị đặc biệt trong lối tư duy, quan niệm của dân tộc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ giúp ích cho việc biên soạn từ điển từ mô phỏng trong tiếng Việt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Vấn đề từ tượng thanh trong tiếng Việt của tác giả Vũ Thế Thạch viết riêng về từ tượng thanh ở sự phân loại và các giá trị của từ tượng thanh trong tiếng Việt.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: HOANG THI KIM DUYEN 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/01/1986 4. Palace of birth: Nam Dinh
5.Admission decision number: 1355/2008/QĐ- XHNV- KH&SDH Dated 24/10/2008.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Studying the grammatical meanings and the semantic contents of Vietnamese simulation words.
8. Major: Linguistic 9. Code: 602201
10.Supervisors: Dr Nguyen Van Chinh - University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
This thesis studies the grammatical meanings and the semantic contents of Vietnamese simulation words.
Onomatopoeia and pictorial words are a big part of the vocabulary which exists in most languages. The number of such words is so large that no one can know all the onomatopoeia even within their native tongues.
Imagine what will happen to us if onomatopoeia and pictorial words do not exist in human languages. If so, our spoken language would lose a major part of its appeal, as well as the different nuances in its expressions.
Therefore, it is undeniable that onomatopoeia and pictorial words play a very important role in human’s communication. The words embellish speeches and bring the “soul” to the speeches. They make everything around us – including the ordinary and mundane ones – more interesting and diversified, thus enriching our lives.
The thesis points out the method of classifying simulation words in Vietnamese language, grammatical and semantic content, as well as the functions, positions of the word class in sentences.
We have also taken the first steps in conducting a study on the use of simulation words for the titles of articles on three prominent online newspapers, and give comments about their usage. The results demonstrate the attractiveness of using simulation words in articles’ titles as a method to grab readers’ attention.
The deeper knowledge and understanding we have about onomatopoeia, the more we love our native language. Onomatopoeia can also show the wonderful art of Vietnamese people in using and constructing words, as well as the interesting thought processes behind such construction.
12. Practical applicability:
The thesis’s results are useful for compiling a Vietnamese simulation dictionary next time.
13. Further research directions: None
14. Thesis- related publications: The problems of Vietnamese Onomatopoeia