Thông tin luận văn "Bia đá thế kỉ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội)" của HVCH Nguyễn Thị Xuân, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Xuân
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/10/1983
4. Nơi sinh: Phù Lưu - Ứng Hoà - Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Bia đá thế kỉ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội)”
8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam. Mã số: 60 22 54
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Phương Thảo - Khoa Lịch sử- Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt các kết quả chính của luận văn:
Luận văn đề cập đến những đặc trưng bên ngoài của bia đá thế kỉ XVII về hình dáng bia, kĩ thuật chạm khắc, bố cục bia và các hình tượng chạm khắc. Từ đó đưa ra các tiêu chí để xác định niên đại tương đối cho các bia đã bi mất niên đại tuyệt đối, đồng thời có đối sánh với những chạm khắc trên kiến trúc gỗ cùng thời.
Luận văn còn tập trung phân tích những thông tin được phản ánh trong nội dung các bia đá thế kỉ XVII: những vấn đề liên quan đến các ngôi chùa từ vị trí, quy mô, cảnh quan, vật liệu xây dựng…đến những lịch sử hình thành và lực lượng hưng công…qua đó thấy được cách thức tạo dựng và trùng tu chùa của người xưa trong giai đoạn thế kỉ XVII. Đó là những thông tin rất quan trọng, không chỉ hữu ích đối với những người quan tâm về bia đá nói chung, bia đá thế kỉ XVII nói riêng, mà quan trọng hơn, góp phần cho công tác bảo tồn di tích hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu này với việc phân tích cách thức tạo dựng, trùng tu các ngôi chùa được phản ánh qua bia đá thế kỉ XVII, từ đó có thể hiểu được cách thức tạo dựng, hay phương pháp trùng tu của người xưa, qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn công tác trùng tu di tích hiện nay. Nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với cả nghiên cứu văn bản Hán Nôm và mĩ thuật truyền thống của người Việt.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Phát triển đề tài theo hướng tiếp cận bia đá ở một trình độ cao hơn, mở rộng nghiên cứu về cả thời gian và không gian.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Nguyễn Thị Xuân: Văn bia đình làng Thạch Lỗi - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008.
- Nguyễn Thị Xuân: Hình tượng con người trên bia đá thế kỉ XVII trong di tích của người Việt (vùng đồng bằng Bắc Bộ), tạp chí Thế giới Di sản, số 6, năm 2010.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Xuan 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/10/1983 4. Place of birth: Phu Luu Village, Ung Hoa District, Ha Noi.
5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Signed by Director of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi City.
6. Changes in academic process:
7. Thesis title: “Seventeenth Century stone steles in Rural Hanoi pagodas (Surveyed 10 districts in Western and southern of Hanoi)”
8. Majority: Viet Nam history. Code: 60 22 54
9. Supervisors: Associate Prof. Phan Phuong Thao
10. Summary of the findings of the thesis:
This thesis studied the outside characterizations, lapidary techniques, lay-outs and figurations of 17th century stone steles in order to find out criterions to determine comparatively the date of stele which was lose era indicators. In addition, The characterizations of steles also will be compared with lapidary of wooden architectures in the same era.
Also, the thesis concentrate on contents reflect in 17th century stoned steles including pagoda positions, scale, materials, pagoda views... and bibliography and reformation processes ... From these information we can find out the construction and reformation methods for pagodas of ancient people in 17th century. This information is useful not only for people who take into account about stone steles but also for 17th century stone steles. Especially this information will take the important role for the conservation of the relics today.
11. Practical explicabilities:
By using the analysing of construction and reformation of pagodas which reflects in 17 century stone steles, this method allow us to understand the way ancient people to construct and reform the pagodas. Finally, the research results can apply to reform relics. It also will take the science and reality role for study of Vietnamese's traditional fines art and Han Nom literature.
12. Further research directions:
Develop the thesis by further scientific approach and to extend the research in space and time periods.
13. Thesis-related publications:
- Nguyen Thi Xuan: Epitaph of Thach Loi Pagoda - new findings for archaeology in the year 2008.
- Nguyen Thi Xuan: Human being figuration on century XVII stone stele in Vietnamese's relic (Northern part plain), heritage world magazine, 6, 2010.