1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Nguyệt 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/03/1983 4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13/7/2017 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Trong quá trình đào tạo, có một số điều chỉnh về tên đề tài và người hướng dẫn như sau:
TT |
Số Quyết định |
Nội dung quyết định |
1 |
1205/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11/6/2021 |
Về việc điều chỉnh đề tài và bổ sung cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh
|
2 |
1695/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11/8/2021 |
Về việc kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh từ 14/7/2021 đến 13/7/2022 |
7. Tên đề tài luận án: Vấn đề quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An (tên luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước).
8. Chuyên ngành: Nhân học 9. Mã số: 62 31 03 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, PGS.TS. Tessier Olivier
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị nguồn nước thủy lợi qua trường hợp khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An. Trên cơ sở vận dụng phương pháp liên ngành và điền dã dân tộc học, luận án phân tích các nhóm tác nhân liên quan đến việc triển khai mô hình quản trị tưới có sự tham gia tại khu tưới Đức Hòa. Từ việc tìm hiểu cách thức triển khai mô hình quản trị nước trên địa bàn khu tưới và phản hồi của các bên có liên quan đến quá trình thiết lập mô hình quản trị nước, luận án đã chỉ ra cách thức mà nguồn nước từ hệ thống kênh thủy lợi và mô hình quản lý của nó đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương. Dưới đây là một số phát hiện chính của nghiên cứu:
Thứ nhất, luận án đã cung cấp một cách chi tiết và hệ thống về các hình thức sử dụng nguồn nước tưới trên địa bàn nghiên cứu thuộc khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An, đặt trong bối cảnh nguồn nước mới, mô hình quản trị mới, trước những tác động sâu sắc của các tác động từ hiện tượng biến đổi khí hậu.
Thứ hai, phát hiện của luận án đã góp phần củng cố quan điểm cho rằng để phân tích một mô hình quản trị nước, chỉ xem xét các yếu tố kỹ thuật là chưa đủ mà phải đặt nó vào trong bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội cụ thể của địa phương nơi có dự án. Mỗi người dùng nước không phải là một cá thể riêng lẻ mà họ sống và chịu tác động của nền tảng văn hóa, truyền thống, tri thức chung của cộng đồng đó. Do đó, nghiên cứu phản hồi của người dùng nước không thể không xem xét phản hồi của họ trong bối cảnh văn hóa, chính trị và xã hội tại địa phương nơi họ sinh sống.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu quá trình vận dụng mô hình quản lý tưới có sự tham gia (Participatory Irrigation Management - PIM) tại khu tưới Đức Hòa, luận án đã chỉ ra sự khác biệt trong cách hiểu và thực hành mô hình PIM giữa các nhà cung cấp vốn quốc tế và nhà nước Việt Nam. Các nhà quản lý Việt Nam có xu hướng hiểu PIM đơn giản chỉ là việc nhà nước huy động sự tham gia góp ý của người dân vào dự án trong khi các tác nhân quốc tế lại xem PIM như một sản phẩm của mô hình quản trị dân sự từ cơ sở như vẫn được hiểu ở những thể chế xã hội dân chủ khác. Nhận xét này góp phần chỉ ra rằng thể chế chính trị có ảnh hưởng lớn đến mô hình quản trị tài nguyên, bao gồm tài nguyên nước.
Thứ tư, để tạo ra sự tham gia thực sự của người dân địa phương vào một mô hình quản trị nguồn nước mới thì phải có những cơ chế trao quyền thực sự cho sự tham gia, tức là dự án phải cho người dân cơ hội cải thiện dần năng lực của mình, đáp ứng được yêu cầu của quá trình quản lý nguồn nước thông qua các khóa tập huấn thực sự. Mô hình quản có sự tham gia là một chế độ quản trị mới, đòi hỏi cần phải có thời gian và lộ trình để cộng đồng địa phương thích nghi với những yếu tố mới chứ không thể chỉ là những mục tiêu cần đạt được trong một thời gian có giới hạn để hoàn thành dự án.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu mô hình quản trị nước của khu tưới Đức Hòa giúp hiểu rõ hơn quá trình thương thảo để đi đến một mô hình quản trị thích hợp, mặt khác, giúp nâng cao nhận thức của các bên tham gia và quá trình thích ứng với mô hình quản trị hiệu quả trên cơ sở sử dụng tri thức sẵn có và tri thức mới một cách hài hòa.
Đối với khu tưới Đức Hòa, việc tìm hiểu, nhận diện và phân tích những tương tác giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng, vận hành và nâng cao giá trị của hệ thống thủy lợi cung cấp những nhận thức mới cho ban quản lý khu tưới và giúp các cấp chính quyền tại địa bàn tỉnh Long An tiếp nhận những phản hồi từ thực tế, tháo gỡ và giải quyết những thách thức của công tác quản trị thủy lợi, từ đó tạo điều kiện cho khu tưới vận hành theo như kì vọng mà dự án đã đặt ra, đồng thời rút tỉa những bài học vận dụng cho các dự án thủy lợi khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ kết quả nghiên cứu sâu mô hình quản trị ở khu tưới Đức Hòa, luận án cũng gợi ra một số vấn đề quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu. Đó là các vấn đề liên quan giữa hệ thống cung cấp nước tưới và thị trường nông sản, giá trị đất đai và đô thị hóa.
Trước hết, cần nghiên cứu sâu hơn về những nguy cơ đối với sự ổn định tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại dịch vụ thì các địa phương cũng cần có các chính sách chặt chẽ hơn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để bảo vệ diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp bởi Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu tác động của hệ thống thủy lợi đến quá trình phát triển bền vững và hài hòa giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhằm giải quyết nhu cầu lương thực của người dân mà còn góp phần vào cân bằng hệ sinh thái và môi trường tự nhiên.
Thứ ba, ổn định cung cấp nước cũng tác động đến giá trị của đất nông nghiệp, và sự hình thành các trung tâm công-nông nghiệp, dịch vụ và khu dân cư đô thị, dẫn đến tính di động của dân cư địa phương, trước hết là làm sóng xuất cư và nhập cư vào khu vực.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: (liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian)
- Nguyễn Minh Nguyệt (2020), “Quản trị nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long qua trường hợp khu tưới Đức Hòa, Long An: Tiếp cận lý thuyết”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập 6 (2b), tr. 262-274, ISSN 2354-1172.
- Nguyen Minh Nguyet (2020), "Water Governance Issues in Duc Hoa Perimeter of Phuoc Hoa Water Resources Project", Collaboration in Water Resources Management in Vietnam and South - East Asia, Nomos, Baden-Baden, pp. 155-184, ISBN 978-8487-6772-4.
- Nguyễn Minh Nguyệt (2022), " Hệ thống kênh đào ở Long An từ nhà Nguyễn đến cuối thế kỷ XX", Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 7 (3b), tr. 413-426, ISSN 2354-1172.
- Tessier Olivier & Nguyễn Minh Nguyệt (2022), "Sự sai lệch giữa khung lý thuyết về sự can thiệp của dự án và thực tế quan sát: Trường hợp dự án Phước Hòa", Tạp chí Dân tộc học, (1), tr. 48-59, ISSN 0866-7632.
- Nguyen Minh Nguyet (2022), “Long An in the context of climate change in the Mekong delta”, Bulletin of Science and Education, (126). P.1. 2022, pp. 106-112, DOI: 10.24411/2312-8089-2022-10615, ISSN 2312-8089.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Minh Nguyet 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/03/1983 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: Decision No. 1745/QĐ-XHNV, dated July 13th, 2017 of the Rector of the VNU University of Social Sciences and Humanities;
6. Changes in academic process:
No. |
Decision No. |
Content of decision |
1 |
1205/QD-XHNV dated June 11th, 2021 |
Regarding the adjustment of the PhD thesis topic and adding the scientific supervisor of the doctoral thesis |
3 |
1695/QĐ-XHNV-ĐT dated August 11, 2021 |
Regarding extension of the PhD study period from 14/7/2017 to 13/7/2022 |
7. Official thesis title: The Question of Water Governance in the Duc Hoa perimeter, Long An province.
8. Major: Anthropology 9. Code: 62 31 03 02
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Chinh, Assoc. Prof. Dr. Tessier Olivier
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis focuses on studying the problem of irrigation water governance through the case of Duc Hoa irrigation area, Long An province. By applying interdisciplinary methods and ethnographic fieldwork, the dissertation analyzes groups of actors involved in implementing the participatory irrigation management model in the perimeter of Duc Hoa. By analyzing how to deploy the water governance model in the area and the feedback of stakeholders involved in establishing that model, the dissertation has shown how the water from the irrigation system, the irrigation canal system and its governance mode affect local agricultural production. Here are some key findings:
Firstly, the dissertation has provided a detailed and systematic way of using water sources for irrigation in the case study of Duc Hoa perimeter, Long An province, in the context of new water sources, a new governance model, and under the profound effects of climate change.
Second, the results have helped to support the idea that, in addition to technical criteria, it is important to take into account the unique historical, cultural, and social facets of the region where the project is located when analyzing a water governance model. Each person who uses water is not only an individual but also a resident of the community, influenced by its shared cultural history, customs, and knowledge. Therefore, it is important to consider the cultural, political, and social context of the irrigation area in which water consumers live while analyzing their input.
Third, by studying the process of applying the Participatory Irrigation Management (PIM) model in Duc Hoa perimeter, the dissertation has shown the differences in understanding and adopting the model between international funders and the State of Vietnam. While the Vietnamese managers tend to understand PIM as simply the State's popular mobilization in the project, the international actors see it as a model implemented from the grassroots level as understood in other social-democratic institutions. This shows that political institutions have a great influence on the model for governing resources, including water resources.
Fourth, the project must provide people with the chance to gradually participate in it in order to improve their capacity and meet the requirements of the water resource governance process through real training courses. This will encourage real participation of the local people in a new water governance model. The participatory governance model is a novel approach that calls for more than simply short-term project completion goals; it also calls for time and a roadmap for local communities to adjust to changing elements.
12. Practical applicability, if any:
In practical terms, studying the water governance model of Duc Hoa perimeter helps to better understand the negotiation process behind an appropriate governance model; in addition, it helps to raise the awareness of the stakeholders of adapting to an effective governance model by using both existing and new knowledge in a harmonious manner.
For Duc Hoa perimeter, the understanding, identification and analysis of the interactions between stakeholders in building, operating and enhancing the value of the irrigation system provide new insights for the governance of the irrigation area and help authorities at all levels in Long An province to receive actual feedback and solve the challenges in the process, thereby creating favorable conditions for the irrigation area to operate according to the project's expectations, and at the same time draw lessons that can be applied to other irrigation projects in the Mekong Delta and Vietnam as a whole.
13. Further research directions, if any:
The thesis also raises a number of significant issues that demand additional research based on the results of a thorough inquiry into the governance model in the Duc Hoa irrigation area. These are problems with agricultural markets, irrigation systems, land value, and urbanization.
First of all, it is necessary to further study the threats to the stability of land resources used for agricultural production. In addition to the development of industrial parks and commercial and service centers, localities need stricter policies regarding the conversion of land use purposes in order to protect the agricultural land in Vietnam.
Secondly, further study is needed on the impact of the irrigation system on sustainable development and the harmony between the agricultural, industrial and service sectors, to not only solve the food demand among the people but also contribute to the balance of ecological system and natural environment.
Third, it must be seen that stabilizing water supplies also affects the significance of agricultural land and the formation of agro-industrial centers and urban services and settlements, leading to the mobility of local populations, first of all in the waves of emigration from and migration into the area.
14. Thesis-related publications: (List them in chronological order)
- Nguyen Minh Nguyet (2020), “Water governance in the Mekong Delta through a case study of Duc Hoa perimeter, Long An province: A theoretical approach”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities, Vol. 6 (2b), pp. 262-274, ISSN 2354-1172.
- Nguyen Minh Nguyet (2020), "Water Governance Issues in Duc Hoa Perimeter of Phuoc Hoa Water Resources Project", Collaboration in Water Resources Management in Vietnam and South - East Asia, Nomos, Baden-Baden, pp. 155-184, ISBN 978-8487-6772-4.
- Nguyen Minh Nguyet (2022), " The canal system in Long An province from the Nguyen Dynasty to the end of the 20th century”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities, Vol. 7 (3b), pp. 413-426, ISSN 2354-1172.
- Tessier Olivier & Nguyen Minh Nguyet (2022), "Divergence between the theoretical framework of the project’s intervention and the observed reality: The case of Phuoc Hoa project”, Anthropology Review, (1), pp. 48-59, ISSN 0866-7632.
- Nguyen Minh Nguyet (2022), “Long An province in the context of climate change in the Mekong delta”, Bulletin of Science and Education, (126). P.1. 2022, pp. 106-112, DOI: 10.24411/2312-8089-2022-10615, ISSN 2312-8089.