1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Huyền Trang 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/03/1988 4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 3129/QĐ-XHNV về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 557/QĐ-XHNV về việc bổ sung người hướng dẫn luận án tiến sĩ, ngày 06 tháng 03 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 1444/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2017-X, ngày 17 tháng 08 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 1743/QĐ-XHNV về việc thay đổi cán bộ hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ, ngày 29 tháng 09 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 1184/QĐ-XHNV về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phạm Thị Huyền Trang, ngày 08 tháng 06 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quyết định số 1695/QĐ-XHNV-ĐT về việc kéo dài thời gian học tập của Nghiên cứu sinh khóa QH-2017-X, ngày 11 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội hiện nay (Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội).
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Bá Đạt
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án là một trong số ít những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội), kết quả nghiên cứu có những điểm mới sau:
- Với sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, luận án đã phân tích thực trạng đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên công tác xã hội tại thành phố Hà Nội ở 5 khía cạnh là (i) trách nhiệm chuyên môn; (ii) bảo mật thông tin; (iii) mối quan hệ với thân chủ; (iv) mối quan hệ với đồng nghiệp; và (v) mối quan hệ với tổ chức. Cụ thể, trong 5 khía cạnh nghiên cứu thì các khách thể có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao nhất ở khía cạnh mối quan hệ với thân chủ và thấp nhất ở khía cạnh trách nhiệm chuyên môn.
- Luận án chỉ ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội. Các đặc điểm nhân khẩu/xã hội của khách thể nghiên cứu (như giới tính, tuổi đời, trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc) có ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của các nhà thực hành công tác xã hội. Trong đó, các khách thể là nữ giới có điểm trung bình đạo đức nghề nghiệp cao hơn so với khách thể nam giới. Nhóm khách thể ở độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi, nhóm khách thể có trình độ đào tạo sau Đại học và nhóm khách thể có kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở lên có điểm số đạo đức nghề nghiệp phù hợp cao nhất ở các bình diện đạo đức. Kết quả luận án cũng cho thấy những tác động cả từ phía tổ chức và cá nhân đến đạo đức nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu. Cụ thể là, từ góc độ tổ chức, việc gia tăng những cơ hội “học hỏi về đạo đức nghề nghiệp” và “thu nhập” cao góp phần dự báo cho sự thay đổi theo hướng tích cực về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội. Về góc độ cá nhân, cảm nhận hạnh phúc trong công việc của nhân viên công tác xã hội có thể làm gia tăng điểm số của cả năm khía cạnh đạo đức nghề nghiệp mà nghiên cứu đề cập tới.
- Từ các phân tích về thực trạng nêu trên, luận án đưa một số khuyến nghị cho các nhân viên công tác xã hội, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các cơ sở đào tạo, Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội có thể được cân nhắc nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên công tác xã hội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Các nhân viên công tác xã hội; cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở đào tạo ngành công tác xã hội có thể tham khảo các kết quả nghiên cứu của luận án, từ đó làm cơ sở để xây dựng các chương trình, nội dung giảng dạy, chính sách một cách có hệ thống về đạo đức nghề nghiệp để nâng cao năng lực thực hành đạo đức cho người làm công tác xã hội.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội trong bối cảnh thực hành trợ giúp trực tuyến.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Phạm Thị Huyền Trang (2019), “Tổng thuật nghiên cứu về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội trong thực hành ở Việt Nam và từ kinh nghiệm quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Nghề công tác xã hội Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực hành, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 32-44.
- Phạm Thị Huyền Trang (2021), “Nhận thức, hành vi của nhân viên công tác xã hội về các tình huống bảo mật thông tin của thân chủ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (47), tr. 47-55.
- Pham Thi Huyen Trang (2021), “The relationship between well-being at work and the professional ethics of social workers”, International Journal of Advanced Research Vol. 9(4), pp. 971-975.
- Pham Thi Huyen Trang (2021), “The ethics of the social workers in professional responsibility aspect in context of practice in Vietnam”, American Research Journal of Humanities Social Science Vol. 4(6), pp. 32-39.
- Phạm Thị Huyền Trang (2021), “Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu – xã hội đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu con người (5), tr. 69-76.
- Pham Thi Huyen Trang, Pham Thi Hang Nga (2021), “The ethics of the hospital social workers in professional responsibility aspect in Hanoi, Vietnam nowadays”, Conference Proceedings The 2nd International Conference on Innovations in the Social Sciences & Humanities 2021, pp. 445-454.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Thi Huyen Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: March, 29th, 1988 4. Place of birth: Thai Binh
5. Admission decision number 1745/2017/QĐ-XHNV Date July 13rd, 2017 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Decision No. 3129/QD-XHNV on changing the name of the PhD thesis topic of the PhD student, date October 30th, 2018 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 557/QĐ-XHNV on the addition of PhD thesis supervisor, date March 6th, 2019 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 1444/QĐ-XHNV on extending the training period for PhD students in the course QH-2017-X; dated August 17th, 2020 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 1743/QĐ-XHNV on changing the PhD thesis supervisor, date September 29th, 2020 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 1184/QĐ-XHNV on changing the name of the PhD thesis topic of the PhD student Pham Thi Huyen Trang, date June 8th, 2021 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
- Decision No. 1695/QD-XHNV-ĐT on extending the training period for PhD students in the course QH-2017-X; dated August 11st, 2021 by Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: Professional ethics of social workers nowadays (research in Hanoi, Vietnam).
8. Major: Social work 9. Code: 9760101.01
10. Supervisor 1: Assoc.Prof.Dr. Bui Thi Hong Thai
Supervisor 2: Dr. Nguyen Ba Dat
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis is one of the few researches on professional ethics of social workers in Vietnam (research in Hanoi, Vietnam), the research has the following new results:
- With the combination of quantitative and qualitative research methods, the thesis analyzed the current situation of professional ethics of social workers in Hanoi city in five aspects: (i) professional responsibility; (ii) privacy and confidentiality; (iii) the relationship with clients; (iv) the relationship with colleagues and (v) the relationship with the organization. Specifically, in the 5 research aspects, the subjects have professional ethics with the highest professional ethical standards in the aspect of relationship with the client and the lowest in the professional responsibility aspect.
- The thesis pointed out and analyzed the factors affecting professional ethics of social workers. Socio-demographic characteristics of research subjects (such as gender, age, training level, work experience) influenced the professional ethics of social workers. In which, female had higher mean scores of professional ethics than male. The group of subjects aged from 31 to 40 years old, the group of subjects with post-graduate training and the group of subjects with over 10 years working experience had the highest professional ethics scores in the ethical dimensions. The thesis results also show that the impacts of both organizations and individuals on the professional ethics of research subjects. Specifically, from an organizational perspective, the increase in opportunities for “learning about professional ethics” and “high income” which contributing to a positive change about professional ethics of social workers. From a personal perspective, well-being at work of social workers can increase scores in all five professional ethics aspects that the study covers.
- From the analysis of the above situation, the thesis proposes recommendations for social workers, social service agencies, education and training institutions, Association of Vocational Education and Social Work Profession may be considered to improve the professional ethics of social workers.
12. Practical applicability, if any:
- Social workers; social service agencies, social work education institutions can refer to the thesis results, thereby serving as a basis for building programs, teaching programmes and policies systematically on professional ethics to promote ethical practices of social workers.
13. Further research directions, if any:
- Professional ethics of social workers in online practice context
14. Thesis-related publications:
- Pham Thi Huyen Trang (2019), “Research on violations of professional ethics of social workers in practice in Vietnam and international experience”, Proceedings of the International Conference: The Vietnamese social work profession – theoretical and practical issues, ISBN: 978-604-73-6810-5, VNUHCM Publishing House, pp. 32-44.
- Pham Thi Huyen Trang (2021), “Perceptions and behavior of social workers about information security situations of client”, Scientific Journal of Hanoi Metropolitan University (47), pp. 47-55.
- Pham Thi Huyen Trang (2021), “The relationship between well-being at work and the professional ethics of social workers”, International Journal of Advanced Research Vol. 9(4), pp. 971-975.
- Pham Thi Huyen Trang (2021), “The ethics of the social workers in professional responsibility aspect in context of practice in Vietnam”, American Research Journal of Humanities Social Science Vol. 4(6), pp.32-39.
- Pham Thi Huyen Trang (2021), “The influence of socio-demographic characteristics on professional ethics of social workers”, Human Studies (5), pp. 69-76.
- Pham Thi Huyen Trang, Pham Thi Hang Nga (2021), “The ethics of the hospital social workers in professional responsibility aspect in Hanoi, Vietnam nowadays”, Conference Proceedings The 2nd International Conference on Innovations in the Social Sciences & Humanities 2021, pp. 445-454.